Căn bệnh này có thể gặp quanh năm, nhưng thường bùng nổ thành dịch vào mùa Đông – Xuân. Những nơi công cộng như trường học, nhà trẻ đã tạo môi trường lây nhiễm bệnh. Trên lâm sàng, quai bị có thể điển hình và thể ẩn. Mức độ bệnh nhẹ, vừa, nặng tùy đối tượng.
Theo thống kê, 70% các trường hợp quai bị là thể viêm tuyến mang tai. Thời gian ủ bệnh không quá dài từ 18 – 21 ngày.
Thời kì đầu, người bệnh có thể sốt từ 38 – 39 độ C. Toàn thân mệt mỏi, tinh thần suy giảm, chán ăn, đau nhức cơ bắp. Sau khi sốt khoảng 24 – 48h, cảm giác đau một bên má bắt đầu xuất hiện, sau 2 ngày sẽ tiến triển đau cả 2 bên. Đa số các trường hợp sẽ sưng đau cả 2 bên không đối xứng (một bên sưng to, một bên sưng nhỏ), ít khi chỉ đau ở 1 bên má.
Khi đến viện, các y bác sĩ để khẳng định có phải triệu chứng đau do quai bị hay không sẽ tiến hành thăm khám các điểm đau đặc biệt theo chuyên môn. Tuy nhiên, với chúng ta, để phát hiện nhanh triệu chứng quai bị, bạn hãy chú ý sờ ở dưới hàm, vùng trước mang tai hoặc dưới tai. Nếu ở các vị trí đó có điểm sưng đau thì ta có cơ sở nghi ngờ là bệnh quai bị.
Các triệu chứng kèm theo cũng cần chú ý như đau hàm khi nhai nuốt, nói, đau lan đến vùng mang tai, họng viêm đỏ, sưng đau nhẹ vùng hàm mặt.
Xét nghiệm máu thấy chỉ số bạch cầu giảm (chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính), amylaza máu tăng, amylaza nước tiểu tăng tương ứng. Sau 3 – 4 ngày, người bệnh hết sốt, giảm cảm giác mệt mỏi. Sau khoảng 10 ngày, giai đoạn lui bệnh bắt đầu và khỏi hắn nếu không có biến chứng gì nghiêm trọng.
Với người lớn, nếu có mắc bệnh cũng chỉ dùng các thuốc kháng sinh, giảm đau thông thường. Với trẻ em, cần chú ý chăm sóc trẻ trong vấn đề dinh dưỡng, nghỉ ngơi. Trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng bằng các món ăn mềm, dễ tiêu như cháo loãng, cháo dinh dưỡng, súp,…
Bạn có thể tham khảo thêm “7 món ăn bồi bổ cơ thể suy nhược mau khỏe hơn” tại đây.
Quai bị thể điển hình không quá khó để nhận biết. Thế nhưng nếu gặp phải quai bị thể ẩn, bạn nhất định phải nắm được một vài triệu chứng sau để có thể phát hiện bệnh sớm nhất.
Khi viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi, dưới hàm. Người bệnh không thể thấy được sự sưng đau điển hình. Nhưng khi ăn cơm, uống nước thấy đau, nuốt khó, cằm xệ xuống. Xét nghiệm thấy chỉ số amylaza nước tiểu và máu đều tăng.
Biến chứng của quai nghiêm trọng nhất bị là làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh sau này. Bệnh teo tinh hoàn ở nam và viêm buồng trứng ở nữ.
Teo tinh hoàn ở nam giới không hiếm gặp. Tỉ lệ biến chứng lên tới 35% ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Khi quai bị kéo dài quá lâu chưa giảm (lớn hơn 10 ngày), tinh hoàn bắt đầu có cảm giác sưng, đau, mào tinh hoàn căng phù thì bạn cần đi khám ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Biến chứng viêm buồng trứng ở nữ không thường gặp như teo tinh hoàn ở nam. Và đặc biệt là chỉ gây đau đớn mà không làm mất chức năng của buồng trứng nên có phần dễ điều trị hơn.
Một số bài viết liên quan về các bệnh hay gặp bạn nên tham khảo:
Với bài viết trên đây, BlogAnChoi đã gửi tới quý đọc giả những thông tin về triệu chứng quai bị và biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Sức Khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Vì nghe nói quai bị gây vô sinh nên rất sợ mắc phải quai bị