Phụ nữ sau sinh rất dễ trầm cảm do trải qua quá trình mang thai và sinh con dẫn đến thay đổi nội tiết tố. Ngoài ra, còn chịu sự chi phối từ cuộc sống và gia đình dẫn đến tâm trạng thay đổi gây ra trầm cảm sau sinh. Vậy phải làm sao để nhận biết bản thân trầm cảm và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

Khái niệm trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là tình trạng rối loạn tâm trạng dẫn đến những suy nghĩ và cảm xúc không thể kiểm soát được. Quá trình và mức độ của trầm cảm không giống nhau tuỳ theo mức độ từ nhẹ đến nặng.

Thế nào là trầm cảm sau sinh( Nguồn: Internet)
Thế nào là trầm cảm sau sinh( Nguồn: Internet)

Những người mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ, buồn bã, bất an trong lòng, gây ra những hành vi không kiểm soát làm hại đến chính bản thân, con và những người trong gia đình.

Biểu hiện của bệnh trầm cảm sau sinh

  • Buồn bã, ủ rũ.
  • Thích ở một mình, xa lánh mọi người xung quanh.
  • Khóc.
  • Khó ngủ, mệt mỏi.
  • Bất an, lo sợ.
  • Ăn nhiều hoặc cũng có thể là không muốn ăn.
  • Cáu gắt, khó chịu.
  • Không có hứng thú với mọi thứ xung quanh.
  • Suy nghĩ tiêu cực.
  • Thường xuyên có ý định tự tử.

Vấn đề trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng mà không ai lường trước được.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh

Thay đổi nội tiết

Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu nhất mà phụ nữ nào sau khi sinh cũng gặp phải và dẫn đến trầm cảm.

Thay đổi nội tiết gây ra tình trạng trầm cảm sau sinh( Nguồn: Internet)
Thay đổi nội tiết gây ra tình trạng trầm cảm sau sinh( Nguồn: Internet)

Nồng độ estrogen và nồng độ progesterone tăng nhanh trong quá trình mang thai. Cho đến khi sinh em bé thì nồng độ hormone trong cơ thể đột ngột tụt xuống mức độ của người bình thường. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thay đổi cảm xúc dẫn đến trầm cảm.

Sức khoẻ kém

Những cơn đau sau sinh do mổ hoặc đẻ thường nếu không có sức khoẻ tốt sẽ rất dễ ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ sau sinh dẫn đến ám ảnh và gây ra trầm cảm. Việc gia tăng cảm giác đau kéo dài khi sắp sinh có thể khiến các bà mẹ cảm thấy khó chịu, cáu gắt,….

Tiền sử

Phụ nữ có tiền sử từ các lần sinh trước đều trầm cảm thì rất có thể những lần kế tiếp mắc nguy cơ trầm cảm là rất cao.

Thiếu sự quan tâm

Sau khi sinh, sự quan tâm của gia đình, của chồng là điều rất cần thiết để phụ nữ lấy lại được tinh thần và không gây ra những suy nghĩ tiêu cực trong đầu họ. Nếu thiếu đi sự quan tâm chăm sóc từ chồng và người thân, phụ nữ sau sinh sẽ cảm thấy cuộc sống hàng ngày bị áp lực. Từ đó ra tăng những suy nghĩ tiêu cực, gây ra những hành vi ngoài ý muốn.

Thiếu sự quan tâm từ gia đình cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh( Nguồn: Internet)
Thiếu sự quan tâm từ gia đình cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh( Nguồn: Internet)

Ngoài ra, việc không có kinh nghiệm trong việc nuôi con cũng là nguyên nhân tạo ra áp lực dẫn đến cáu gắt, chán nản, trầm cảm của chị em phụ nữ. Cùng với việc con quấy khóc mà không có sự giúp đỡ từ gia đình sẽ khiến cho tình trạng trầm cảm thêm nghiêm trọng, dẫn đến suy nghĩ muốn tự tử của phụ nữ sau sinh càng nhiều hơn.

Chính vì vậy, việc được gia đình và chồng hỗ trợ trong quá tình chăm con, chia sẻ những mệt mỏi và áp lực khi nuôi con là điều rất cần thiết để phụ nữ không có cảm giác cô đơn, buồn bã.

Hậu quả của việc trầm cảm sau sinh

Hậu quả của việc trầm cảm kéo dài sau sinh mà không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ tái lại trong tương lai khi sinh thêm. Ngoài ra còn gây ra những hành vi ngoài ý muốn như: Tự tử, không thể chăm tốt cho em bé, cáu gắt, mệt mỏi kéo dài, không muốn nói chuyện với mọi người.

Hậu quả của trầm cảm sau sinh( Nguồn: Internet)
Hậu quả của trầm cảm sau sinh( Nguồn: Internet)

Đối với những đứa trẻ khi có mẹ mắc trầm cảm sẽ gây ra những hệ luỵ như: Chậm phát triển, ngôn ngữ phát triển kém, chậm phát triển chiều cao, gây ra một số bệnh, có nguy cơ tăng động và có những hành vi kích động ảnh hưởng đến người khác.

Cách điều trị chứng trầm cảm sau sinh

Thuốc: Việc sử dụng thuốc có thể giúp điều chỉnh tâm trạng và hỗ trợ cải thiện trầm cảm. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ và cũng chỉ nên dùng cho những người mới xuất hiện biểu hiện trầm cảm sau sinh nhẹ. Chính vì vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.

Gia đình: Việc thường xuyên hỗ trợ chăm sóc em bé, quan tâm, chia sẻ với người mẹ từ bữa ăn, giấc ngủ, sinh hoạt hàng ngày, tạo cho phụ nữ sau có một cảm giác thoải mái nhất khi ở nhà. Điều đó, sẽ khiến cho tình trạng trầm cảm của phụ nữ sau sinh được cải thiện.

Bác sĩ: Nếu gặp tình trạng trầm cảm sau sinh mà không biết cách giải quyết. Thì phương pháp tối ưu nhất là đến gặp bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra những liệu pháp điều trị cho cả người bị mắc trầm cảm và gia đình.

Cách phòng ngừa trầm cảm

  • Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời.
  • Ngủ đủ giấc, lành mạnh.
  • Chia sẻ mọi khó khăn với gia đình để tâm trạng không cảm thấy khó chịu.
  • Bổ sung kiến thực chăm sóc bản thân và con thật tốt.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây:

Mong rằng bài viết sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bạn. Theo dõi BlogAnChoi để có thêm nhiều kiến thức hơn nhé.

Xem thêm

Những thói quen lành mạnh giúp bạn có được sức khoẻ tốt

Việc xây dựng những thói quen lành mạnh giúp cho cơ thể luôn khoẻ mạnh, làn da trẻ hơn so với tuổi là điều ai cũng mong muốn. Nhưng những thói quen như thế nào mới có thể giúp bạn đạt được những mong muốn đó một cách dễ dàng. Cùng tìm hiểu nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận