Việt Nam khí hậu nóng ẩm, điều kiện vệ sinh còn kém nên tỉ lệ nhiễm giun rất cao. Trẻ con hay đùa nghịch đất cát, ăn đồ ăn sống chưa chế biến nên rất dễ nhiễm. Giun kí sinh trong nhiều cơ quan nhưng chủ yếu ở ruột gây nên những bất lợi trong sự phát triển của trẻ, làm trẻ biếng ăn, chậm lớn. Nên tại sao phải tẩy giun cho trẻ nhỏ định kì?
Giun thường có ở trẻ khi nào?
Giun là loài ký sinh trùng có thể sống trong đường ruột của con người, thường ở những trẻ có hệ tiêu hóa yếu, hay mút tay, chơi đùa khu vực không hợp vệ sinh rất dễ nhiễm phải các loại giun.
Biểu hiện trẻ bị nhiễm giun
- Trẻ tiêu hóa kém, không tăng cân kể cả khi ăn tốt. Đau bụng quanh rốn hoặc chỗ hố chậu phải. Giun đũa hay đau bụng lúc đói, trẻ hay nôn trớ nhất là buổi sang. Trẻ gầy nhưng bụng lại to.
- Trẻ đi ngoài, đau bụng âm ỉ do giun thường kích thích niêm mạc ruột.
- Ngứa hậu môn vào ban đêm. Trẻ nữ thường viêm nhiễm âm đạo khi nhiễm giun kim
- Trẻ xanh xao mệt mỏi có biểu hiện của việc thiếu máu.
- Có hiện tượng dị ứng, mẩn đỏ ở da, dùng thuốc không khỏi cứ tái đi tái lại nhiều lần
- Trẻ kém ngủ và hay nằm sấp khi ngủ.
Hậu quả việc cơ thể trẻ có quá nhiều giun
- Trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, mệt mỏi, da xanh xao.
- Không điều trị giun thì giun có thể chui lên phổi gây ho, tắc ống mật và gây viêm tụy.
Các biện pháp hạn chế giun ở trẻ nhỏ
- Cho trẻ ăn chín uống sôi hạn chế ăn các loại rau củ quả tươi sống hay thực phẩm thịt chưa chín kĩ, vệ sinh thân thể trẻ.
- Rửa tay trước khi ăn, sau khi vệ sinh và chơi đùa để hạn chế việc giun xâm nhập cơ thể.
- Cắt móng tay, móng chân cho trẻ, hạn chế vi khuẩn trú ngụ khi trẻ chơi đùa đất cát có thể đọng lại kẽ móng tay chân của trẻ.
- Vệ sinh đồ chơi, nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên tẩy giun cho trẻ 6 tháng/lần.
Các loại giun trẻ dễ mắc phải
- Giun kim: Hay gặp những trẻ từ 3 đến 7 tuổi, biểu hiện điển hình là ngứa hậu môn vào ban đêm khiến trẻ khó chịu khó ngủ.
- Giun móc: Ấu trùng giun móc đi qua da xâm nhập vào cơ thể, khi trẻ nghịch vui chơi đất cát ở những nơi giun tóc hoạt động.
- Giun đũa: Giun đũa nguy hiểm hơn các giun khác, biểu hiện ho, sốt, tiêu chảy.
- Giun tóc: Không nguy hiểm như 3 loại giun trên nhưng gây thiếu máu và thường kí sinh ở ruột già.
Thuốc tẩy giun cho bé
- Với bé dưới 1 tuổi không nên dùng thuốc.
- Bé trên một tuổi dùng và dùng đúng thuốc. Dùng Albendazole 200 mg (zentel) liều 1 viên duy nhất.
- Trẻ trên 2 tuổi và người lớn dùng menbedazole 500 mg liều một viên duy nhất. Uống lúc nào cũng được nhưng tốt nhất sáng trước ăn 30 phút hoặc sau ăn tối 1 viên hoặc Albendazole 400 mg dùng 1 viên sau ăn tối, có thể nhắc lại sau 3 tuần liều lặp lại.
Bố mẹ cần theo dõi trẻ để tẩy giun định kì cho bé 6 tháng/lần để tránh việc giun làm ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ, luôn giữ vệ sinh sạch sẽ để trẻ hạn chế tiếp xúc các nguồn gây bệnh để trẻ có thể phát triển toàn diện.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác trên BlogAnChoi như:
- Khi nào nên bắt đầu tẩy giun cho trẻ? Dấu hiệu trẻ nhiễm giun mà cha mẹ cần biết
- 4 món ăn tiềm ẩn nguy cơ đưa giun sán vào cơ thể: Bạn đã biết chưa?
- Bệnh giun đũa và nguy cơ lây nhiễm tiềm tàng
- Nguy cơ đau bụng giun tiềm tàng ai cũng có thể mắc phải
Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để có thêm nhiều thông tin và kiến thức hữu ích bạn nhé!
Mình mong muốn nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các bạn về bài viết này, hãy để lại bình luận để mình cảm ơn nhé.