Tính đến nay, ngành công nghiệp Kpop đã trải qua 4 thế hệ khác nhau nhưng không ít người vẫn chưa thấy được sự nổi bật ở một số nhóm nhạc của của thế hệ thứ 4. Tại sao gen 4 lại như thế trong khi các nhóm nhạc đang hoạt động ở trong thời kì mà mạng xã hội đang tân tiến hơn và phủ sóng rộng hơn?
1. “Cái bóng” các tiền bối quá lớn
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng các nhóm nhạc gen 4 hiện nay chưa có nhóm nhạc nào thực sự ấn tượng trong thị trường Kpop. Một số nhóm “đầu tàu” như là aespa, IVE, NewJeans, ITZY, TXT,….khi so với các nhóm Gen3 như TWICE, BLACKPINK, EXO, BTS,…vẫn là chưa có độ nhận diện cao. Các nhóm gen 4 vẫn chưa có nhóm nào có “cú nổ” thật sự để vươn lên cả nên khi đứng cạnh các tiền bối thì vẫn có phần yếu thế hơn, thậm chí còn có dấu hiệu giảm nhiệt. Tuy rằng họ có tài năng, có sự đầu tư về cả âm nhạc, MV và cũng có cho mình những giải thưởng trong và ngoài nước nhưng người hâm mộ lại thấy họ không quá nổi trội so với các anh chị tiền bối.
2. Fan Kpop ngày càng khắt khe hơn trước
Trong ngành công nghiệp Kpop, nếu bạn muốn được nổi tiếng, bạn phải trải qua một thời kì tập luyện khắt khe, gian khổ với vai trò là một thực tập sinh. Điều này có thể kéo dài đến cả chục năm. Thế nhưng, khi được ra mắt, họ lại phải đối diện với cư dân mạng. Đây chính là thử thách lớn nhất trong nghề nghiệp của họ. Người hâm mộ đã càng ngày càng khắt khe trong việc idol nên làm như thế nào, thân hình của họ ra sao, họ sinh ra và sống ở đâu, họ sống như thế nào,…khiến cho không ít người nghệ sĩ khó khăn trong việc ở lại trong ngành giải trí. Tất nhiên, có rất nhiều người đã vượt qua được điều này nhưng vẫn tồn tại không ít trường hợp phải bỏ nghề hay thậm chí là tiêu cực hơn.
3. Độ tuổi ra mắt còn quá nhỏ
Hiện nay, việc các idol ra mắt ở số tuổi vị thành niên từ 15-17 tuổi rất nhiều. Chính vì độ tuổi còn quá nhỏ như thế đã khiến việc tạo dựng bố cục và concept hay trang phục cho nhóm là điều không hề dễ dàng khi phải lựa chọn đúng, tránh hớ hênh, phù hợp với lứa tuổi và liệu nếu có sai sót thì cả công ty và cả idol sẽ phải chịu những làn sóng ác ý từ dân mạng xã hội.
4. Vướng nhiều tranh cãi về tính cách
Ở gen 4 hiện nay có nhiều idol bị vướng các tranh cãi về nhân cách trong đó có thể kể đến như là: Garam (cựu thành viên LE Sserafim), Soojin (cựu thành viên (G) -IDLE), Lia (Itzy),…. Một trong số đó thì Garam và Sojin là 2 người bị chịu những ảnh hưởng nhiều nhất khi buộc phải dừng hoạt động vì scandal.
5. Chuyển mình sang mảnh thời trang khá nhiều
Hiện nay, các nhóm nhạc gen 4 không chỉ hoạt động ở lĩnh vực âm nhạc mà còn lấn sân sang các mảng thời trang. Thật không khó để có thể thấy rằng mỗi nhóm nhạc hiện tại đều có cho mình những hợp đồng thời trang.
Ví dụ như aespa, ngay từ khi mới ra mắt đã được làm đại sứ thương hiệu của Givenchy nhưng không có gì quá nổi bật khi tham gia sự kiện.
Điển hình phải kể đến NewJeans trong khi phía Hype tuyên bố cả 5 thành viên trở thành mỗi đại sứ của mỗi nhãn hàng nổi tiếng khác nhau lần lượt là: Louis Vuitton, Gucci, Dior, Burberry, Chanel khiến cho công chúng cảm thấy khó tin về việc này. Làn sóng dư luận lại được đẩy lên cao hơn nữa khi mà người hâm mộ nhận thấy Hype chỉ đang tự nhận cái danh xưng đại sứ toàn cầu còn các nhãn hàng thì không hề có động thái gì. Đến hiện nay, NewJeans mới chỉ được công nhận hai đại sứ toàn cầu là Danielle cho Burberry và Hanni cho Gucci.
6. Âm nhạc của gen 4
Ngành giải trí Kpop ngày đang càng phát triển nhưng đa số người lại cho rằng hiện nay âm nhạc của gen 4 không quá bắt tai để gây “bùng nổ”. Đặc biệt phải kể đến NMIXX khi ca khúc debut của nhóm bị chê là rời rạc và cực kì khó nghe. Nhiều người sẽ đồng ý với ý kiến trên rằng các bài hát của thời nay không hay như trước nữa nhưng một số người lại cho rằng mỗi thời sẽ có mỗi một gu âm nhạc khác nhau, sẽ có các bản hit khác nhau. Mỗi thế hệ thì sẽ có bài hát hay và bài hát dở bởi vì hiện nay gen 4 cũng đang mang lại cho Kpop rất nhiều những kỉ lục khác nhau ở trong và ngoài nước.
Bạn có thể quan tâm:
Hãy để lại bình luận của bạn để mình biết thêm về suy nghĩ của các bạn về nội dung bài viết này.