Bạn thường nghe nói rằng khi bị stress sẽ có cảm giác thèm ăn mặc dù không đói, thậm chí nhiều bức ảnh chế còn cảnh báo sẽ bị béo phì nếu “ăn do stress”. Vậy nguyên nhân nào khiến chúng ta thèm ăn khi gặp căng thẳng? Ăn do stress có gây hại sức khỏe hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ăn do stress là hiện tượng phổ biến

Stress là chuyện bình thường trong cuộc sống ngày nay, dường như không có việc gì thoát khỏi nó. Tác hại của stress đối với thể chất và tinh thần của con người đã được khẳng định từ lâu như đau đầu, mất ngủ, tâm trạng khó chịu, đau cơ, v.v. Stress ảnh hưởng đến mọi bộ phận trong cơ thể chúng ta, từ hệ thần kinh đến tim mạch và dạ dày.

Tại sao khi stress lại thèm ăn? (Ảnh: Internet).
Tại sao khi stress lại thèm ăn? (Ảnh: Internet).

Một số người khi bị stress cảm thấy chán ăn, không đói, món gì cũng không ngon miệng. Nhưng ngược lại, nhiều người có thể tiện tay bốc lấy bất cứ thứ gì ăn được để xoa dịu cơn stress, mặc dù bản thân cũng không hiểu vì sao lại thế.

Ăn do stress là hiện tượng phổ biến và không có gì đáng trách. Thay đổi thói quen ăn uống là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp căng thẳng, khiến chúng ta thèm ăn mọi thứ hoặc chán ăn tất cả. Tuy nhiên một số trường hợp thay đổi ăn uống có thể tiềm ẩn nguy cơ cần phải cẩn trọng hơn.

Stress ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn như thế nào?

Theo các chuyên gia, căng thẳng ảnh hưởng đến khẩu vị của chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Việc bạn thèm ăn hay chán ăn phụ thuộc một phần vào loại căng thẳng.

Những tình huống stress xảy ra đột ngột có thể làm giảm hoặc mất hoàn toàn sự thèm ăn. Lý do là vùng dưới đồi của não tiết ra hormone kích thích vỏ thượng thận (CRH) gây ức chế cảm giác thèm ăn. Ngoài ra một hormone khác cũng gây chán ăn là epinephrine hay còn gọi là adrenaline được giải phóng khi cơ thể đối mặt với nguy hiểm, áp lực.

Stress cũng có thể gây chán ăn (Ảnh: Internet).
Stress cũng có thể gây chán ăn (Ảnh: Internet).

Nhưng khi căng thẳng kéo dài, tuyến thượng thận sẽ tiết ra một loại hormone là cortisol có tác dụng làm tăng thèm ăn, dẫn đến hiện tượng “ăn do stress”. Không chỉ vậy, cortisol còn ảnh hưởng đến loại thực phẩm mà chúng ta muốn ăn, cụ thể là thức ăn có nhiều chất béo, muối và đường, theo Harvard Health. Đây đều là những thực phẩm không tốt nhưng đem lại cảm giác dễ chịu và “dường như có tác dụng phản hồi làm giảm các phản ứng và cảm xúc liên quan đến căng thẳng”.

Các hormone khác liên quan đến thèm ăn là ghrelin, insulin và leptin cũng bị ảnh hưởng bởi stress. Ví dụ ghrelin còn gọi là “hormone đói” được giải phóng khi cơ thể đối mặt với cả căng thẳng ngắn hạn và dài hạn. Một nghiên cứu năm 2018 của trung tâm y tế Johns Hopkins (Mỹ) cho thấy căng thẳng có thể ảnh hưởng đến ghrelin vào buổi tối nhiều hơn ban ngày, có lẽ là lý do khiến chúng ta thèm ăn khuya.

Ăn khuya do stress (Ảnh: Internet).
Ăn khuya do stress (Ảnh: Internet).

Stress cũng ảnh hưởng đến thói quen ăn uống theo cách gián tiếp, ví dụ như khiến chúng ta không ngủ ngon, và thiếu ngủ đã được phát hiện là có liên quan với tăng cảm giác thèm ăn bất thường, nhất là các loại thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe.

Đôi khi ăn do stress xuất phát từ cảm xúc nhiều hơn là cảm giác ngon miệng, vì ăn làm cho tinh thần thư giãn và quên đi nỗi lo trước mắt.

Ăn do stress có hại cho sức khỏe không?

Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không hề đáng trách. Việc thay đổi chế độ ăn uống vẫn luôn diễn ra trong cuộc sống lúc này hay lúc khác vì nhiều lý do. Theo cách nghĩ thông thường, có thể cho rằng stress làm cơ thể và tâm trí của chúng ta tiêu tốn nhiều năng lượng để giải quyết, vì vậy cần nạp thêm thức ăn để vượt qua giai đoạn khó khăn và như vậy cũng không có hại gì.

Ăn do stress trong thời gian ngắn sẽ không có hại (Ảnh: Internet).
Ăn do stress trong thời gian ngắn sẽ không có hại (Ảnh: Internet).

Theo các chuyên gia, việc ăn nhiều hơn trong một vài bữa khi đối mặt với stress ngắn hạn là chuyện có thể xảy ra với tất cả mọi người và hoàn toàn bình thường. Kể cả ăn do stress kéo dài nhiều ngày liên tiếp cũng không có gì đáng lo ngại.

Tuy nhiên stress có thể khiến bạn ăn nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe, và ăn nhiều hoặc chán ăn do stress cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng nếu diễn ra thường xuyên và kéo dài. Theo các chuyên gia, dưới đây là một số dấu hiệu cần lưu ý:

  • Tăng hoặc giảm cân đáng kể
  • Cảm thấy bản thân mất kiểm soát hoặc không thể ngừng ăn
  • Lúc nào cũng nghĩ về đồ ăn
  • Ăn không thấy ngon
  • Cảm thấy quá mệt mỏi, không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày
  • Cảm giác rằng ăn là cách duy nhất để đối phó với căng thẳng

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trên đây, hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được thăm khám và tư vấn, tìm cách kiểm soát căng thẳng, ăn uống điều độ và tận hưởng cuộc sống như bình thường.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Detox có thực sự cần thiết cho cơ thể? Đâu mới là cách “thải độc” tốt nhất?

Detox là xu hướng ngày càng hot ở khắp mọi nơi, ở đâu cũng có thể bắt gặp những “công thức detox” hay “chế độ ăn detox” được quảng cáo rầm rộ. Nhưng thật sự cơ thể chúng ta có cần detox đến như vậy? Detox trong thời gian ngắn liệu có đem lại tác dụng lâu dài hay ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận