Sự thật về nước cống ở Nhật mà không ai nói cho bạn biết: Có thật sự sạch đến mức nuôi được cá Koi dưới cống rãnh? Một tài khoản YouTuber Việt Nam định cư tại Nhật là Snooppi đã chia sẻ sự thật về nước cống ở Nhật.

Sponsor

Nước cống ở Nhật sạch đến mức nuôi cá koi?

Nếu như ở các nước khác phải chi hàng chục thậm chí hàng trăm triệu để nuôi cá Koi – loài cá ưa nước sạch thì người Nhật lại khác, họ nuôi cá Koi dưới cống để chứng minh được rằng cống rãnh và mọi thứ tại xứ sở mình sống đều tuyệt vời.

Vào buổi chạy xe đạp xung quanh Shirakawa – ngôi làng cổ tích phương Đông của Nhật Bản, chàng trai người Nhật đã quay một đoạn video ngắn về chiếc cống chạy xuyên suốt ngôi làng này. Bất ngờ thay, khác với những chiếc cống đen ngòm ở các nước, nước cống ở đây không chỉ trong vắt nhìn thấy tận đáy mà còn là không gian sống của rất nhiều loài cá trong đó có cá Koi.

Nước cống ở Nhật sạch đến mức nuôi cá koi? (Ảnh: Internet)
Nước cống ở Nhật sạch đến mức nuôi cá koi? (Ảnh: Internet)

Ngoài Shirakawa thì Shimabara từng được biết đến là thành phố có nguồn nước cống sạch nhất trên toàn Nhật Bản.

“Dòng nước trong thế là nhờ các mạch nước mát lành dẫn nguồn từ núi lửa chảy quanh thành phố, một phần là thiên nhiên ưu đãi phần khác là do con người có ý thức bảo vệ môi trường. Vì nuôi cá Koi nên đa phần các cống rãnh ở Shimabara chẳng hạn, luôn được để lộ thiên nhằm lấy ánh sáng cho cá Koi phát triển”, bạn Nguyễn Trọng Nhân (sinh năm 1997 một du học sinh Việt tại Nhật Bản) chia sẻ.

Sự thật về nước cống ở Nhật

Snoop.pi là một trong những Tiktoker nằm trong danh sách bảng xếp hạng tổng hợp được nhiều bạn trẻ yêu mến. Anh chàng nổi tiếng với những video “bốc phốt” người Nhật thật 100%.

Trọng Nghĩa (sinh năm 1994) sinh ra và lớn lên ở Lạng Sơn. Anh hiện đang sinh sống và làm việc tại Saitama, thành phố giáp ranh với thủ đô Tokyo. Anh có thời gian dài sinh sống và học tập tại xứ sở hoa Anh Đào nên Trọng Nghĩa khá am hiểu cuộc sống, mối quan hệ của người với người ở đây. Nổi tiếng nhờ những video chia sẻ trên Tiktok, giờ đây Trọng Nghĩa (Snoop.pi) đã có cho mình lượng fan theo dõi lớn lên đến hơn 2 triệu follower và hơn 82 triệu lượt thích trên kênh Tiktok.

Snoop.pi là một trong những Tiktoke nổi tiếng với những video “bốc phốt” người Nhật thật 100%. (Ảnh: Internet)
Snoop.pi là một trong những Tiktoke nổi tiếng với những video “bốc phốt” người Nhật thật 100%. (Ảnh: Internet)

Mới đây Snoop.pi cũng đã chia sẻ một video “sự thật về nước cống ở Nhật mà chưa ai nói cho bạn biết”. Anh chàng khẳng định rằng Nhật Bản rất sạch sẽ, ý thức của người dân cực kỳ tốt, đường phố không có rác thải. Nhưng bảo rằng cống rãnh ở Nhật sạch tới mức nuôi được cá Koi thì không phải sự thật.

Anh chàng chia sẻ: “Cái mà các bạn xem ở trong video, nó là rãnh chứa nước mưa. Hoặc là ở Nhật có tuyết, tuyết tan thì nó sẽ chảy vào các đường cống rãnh đó, nên mới trong đến mức nuôi được cá. Mấy ông cứ đến mấy khu du lịch người ta chăm chút từng tí một xong rồi về mấy cái vùng nông thôn quay video rồi nói rằng cống rãnh ở Nhật rất sạch, có cá bơi là không chính xác. Từ hồi tôi ở Nhật cho tới bây giờ, đúng một lần tôi nhìn thấy cá bơi ở trong rãnh nước mưa, là tôi về du lịch làng cổ.”

Cá bơi trong rãnh nước mưa ở các làng cổ, khu du lịch được chăm sóc cẩn thận chứ không phải cống nào cũng có. (ảnh: Internet)
Cá bơi trong rãnh nước mưa ở các làng cổ, khu du lịch được chăm sóc cẩn thận chứ không phải cống nào cũng có. (ảnh: Internet)
Sponsor

Bình luận của khán giả phía dưới cũng đồng tình với quan điểm của Snoop.pi:

  • Cứ xem truyện Doraemon đoạn Nobita thường xuyên bị ngã xuống cống thì tự hiểu, mọi người đâu cần nghe mấy video tào lao kia trên mạng làm gì :))
  • Nước ở cống, mương quê mình có cá, tép. Thỉnh thoảng rảnh hay vác cần đi câu. Cơ mà đó là cống và mương tháo nước vào ruộng thôi, chứ cống xả thải thì…
  • Nhiều nước có 2 loại đường cống khác nhau: đường nước mưa và đường nước thải
  • Ngày xưa đọc báo để có kiến thức, bây giờ có kiến thức mới dám đọc báo =]]

Một số thông tin thú vị khác có thể bạn quan tâm:

Sponsor
Xem thêm

Cách tạo mã pin Messenger Facebook: Bật tắt tính năng mã hóa đầu cuối

Facebook chính thức triển khai mã hóa đầu cuối trên Messenger, yêu cầu bắt buộc tạo mã pin Messenger để xem được tin nhắn. Cùng tìm hiểu cách tạo mã pin và cách bật tắt tính năng mã hóa đầu cuối Messenger Facebook dưới đây nhé.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này thế nào?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(