Những loài vật này không phải là sản phẩm của Photoshop đâu, chúng quả thật có tồn tại trên Trái Đất của chúng ta đấy nhé, chỉ có điều chúng khá là hiếm gặp mà thôi!

Bọ gai

Umbonia Spinosa
Ảnh: Internet

Loài bọ này chính là họ hàng thân thích với loài ve sầu. Con trưởng thành thường có màu vàng hoặc xanh lá với những đường họa tiết đỏ và nâu. Chúng có thể đạt đến độ dài xấp xỉ 10mm. Chiếc gai trên người không chỉ giúp chúng cắt quả để ăn mà còn có thể bảo vệ chúng khỏi các loài ăn thịt khác.

Tôm Mantis (Tôm bọ ngựa)

Tôm Mantis
Ảnh: Internet

Đây có thể xem là loài tôm săn mồi hung dữ nhất ở những vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tôm Mantis thuộc lớp giáp xác biển, khi trưởng thành chúng có thể dài đến 30cm, có khi còn lên đến 38cm. Mai của loài tôm này chỉ gồm phần sau đầu và 4 đoạn đầu tiên của ngực.

Thằn lằn gai

Thằn lằn gai
Ảnh: Internet

Đây là loài thằn lằn sống tại các sa mạc châu Úc. Do thời tiết khô cằn và khắc nghiệt quanh năm nên da của chúng đã tiến hóa thành lớp vảy cứng, giúp hạn chế mất nước và bảo vệ chúng khỏi kẻ thù. Lớp vảy này còn có khả năng thay đổi màu sắc từ nhợt nhạt khi trời ấm áp sang tối hơn khi thời tiết lạnh.

Nhím sọc

Tenrec sọc
Ảnh: Internet

Nhím sọc là loài vật ăn côn trùng thường thấy ở phía Bắc và Đông Madagascar. Chúng có các chi nhỏ, mõm dài và bộ lông màu đen với các sọc vàng. Những chiếc gai độc quanh cổ là vũ khí tấn công của loài vật này mỗi khi bị đe dọa.

Sên biển xanh

Sên biển
Ảnh: Internet

Loài vật này còn có nhiều tên gọi khác như: thiên thần xanh, yến biển hay glaucus xanh. Đây là một loài sên biển nhỏ, thường sống ở những vùng nước ấm và có thể nổi trên mặt nước nhờ vào túi khí trong dạ dày.

Rắn vảy gai

Rắn vảy gai
Ảnh: Internet

Rắn vảy gai thường sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Trung Phi. Loài rắn này chỉ dài khoảng 75 cm với đôi mắt lớn và những chiếc gai xếp đè lên nhau trông như lợp ngói. Nọc độc của chúng rất độc, có thể làm máu không đông nhưng hiện đã có thuốc giải độc. Tuy nhiên, nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong vẫn rất cao.

Linh dương Saiga

Linh dương Saiga
Ảnh: Internet

Linh dương Saiga từng phân bố trên khắp các thảo nguyên ở lục địa Á-Âu, nhưng do nạn săn bắt trái phép và một dịch bệnh bí ẩn gần đây, loài vật này đang có nguy cơ tuyệt chủng. Chiếc vòi của chúng có hệ thống xương rất phức tạp và có cả tuyến nhầy. Mũi của chúng có thể lọc bụi và làm ấm không khí trước khi vào phổi trong mùa đông.

Kì lân biển

Kì lân biển
Ảnh: Internet

Kì lân biển, còn được gọi là Narwhal. Chúng thuộc phân bộ cá voi cá răng và thường có kích cỡ trung bình. Loài vật này sống ở vùng biển Bắc cực quanh khu vực Greenland, Nga và Canada. Những con đực luôn có chiếc ngà thẳng, dài và có dạng xoắn ốc ở hàm trái phía trên.

Kiến gấu trúc

Kiến gấu trúc
Ảnh: Internet

Dù được gọi là kiến, nhưng thật ra đây lại là loài ong bắp cày không cánh sinh sống chủ yếu ở miền Trung Chile, những con cái khá lớn và trông rất giống kiến. Dù bề ngoài có vẻ khá đáng yêu, nhưng nọc độc của chúng có thể gây sưng tấy và đau nhức mấy ngày liền đấy!

Hươu đùi vằn

Hươu đùi vằn
Ảnh: Internet

Okapi, còn được gọi là hươu đùi vằn, hươu cao cổ rừng hoặc ngựa vằn lai hươu cao cổ. Đây là loài động vật có vú đến từ khu rừng nhiệt đới Ituri, phía Đông Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Congo. Dù trông có vẻ giống ngựa hơn, nhưng thật chất loài vật này có liên hệ chặt chẽ nhất với hươu cao cổ.

Cua Yeti

Cua
Ảnh: Internet

Loài cua này chỉ vừa được phát hiện năm 2005 tại khu vực rãnh Thái Bình Dương-Nam cực. Chiếc càng đầy lông của chúng có rất nhiều vi khuẩn dạng sợi, giúp chúng khử những độc tố được phun ra từ miệng thủy nhiệt dưới đáy đại dương.

Cò mỏ giày

Cò mỏ giày
Ảnh: Internet

Tên gọi “Cò mỏ giày” bắt nguồn từ chính chiếc mỏ rất rộng và kì dị của chúng. Những con trưởng thành có thể cao từ 115-150cm, trong khi đó mỏ của chúng có chiều dài khoảng 30cm. Loài này đã được đưa vào danh sách các loài chim cần được bảo vệ của Hiệp hội chim Quốc tế.

Cá vẹt xanh

Cá vẹt xanh
Ảnh: Internet

Cá vẹt xanh là loài cá sống ở khu vực Đại Tây Dương. Như các loài cá vẹt khác, chúng có chiếc miệng nhọn và khoằm xuống như mỏ vẹt. Loài cá này dùng đến 80% thời gian của mình để tìm kiếm thức ăn. Khi phân tích các hạt cát trên nhiều hòn đảo ven Đại Tây Dương, các nhà khoa học đều vô cùng ngạc nhiên khi thành phần chính trong đó chính là… phân của cá vẹt.

Cá dơi môi đỏ

Cá dơi môi đỏ
Ảnh: Internet

Cá dơi môi đỏ thường được tìm thấy ở những vùng nước sâu hơn 30m quanh quần đảo Galapagos. Chúng có hình dạng khá giống dơi và không thể bơi, thay vào đó chúng “đi bộ” nhờ các vây ức. Màu đỏ trên môi chúng do chất illicium tạo thành nhằm giúp chúng thu hút con mồi.

Bướm ruồi đuôi xù

Bướm ruồi đuôi xù
Ảnh: Internet

Đây là loài bướm đêm có thể hoạt động trong này, đặc biệt là sáng sớm, đôi khi còn có thể gặp chúng lúc hoàng hôn và cả trong mưa. Sở dĩ chúng có tên gọi này là do chúng có khả năng “đứng” một chỗ trong không gian để hút mật hoa.

Bướm chó xù

Bướm chó xù
Ảnh: Internet

Loài côn trùng thuộc họ ngài này chỉ vừa được phát hiện tại Venezuela vào năm 2009. Bộ lông dài và mượt của chúng đã khiến giới khoa học vô cùng ngạc nhiên vì vốn dĩ, lông của các loài côn trùng có cánh có chức năng cảm biến nên thường chỉ là lớp lông tơ rất mỏng.

Xem thêm

Muốn "đu" CBIZ trơn tru, hãy thuộc nằm lòng cẩm nang 100 thuật ngữ dưới đây

Những thuật ngữ Cbiz như tiểu thịt tươi, bạo hồng, khống bình, sao tác... có thể sẽ khá lạ tai đối với một số bạn. Tuy nhiên nếu là một người thích đọc tin bát quái và "hít" drama thì bạn rất nên "bỏ túi" cẩm nang 100 thuật ngữ Cbiz thường gặp dưới đây để tránh bỡ ngỡ ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận