Hàng thập kỷ qua, các nhà khoa học đã phát hiện ra các di tích, di vật khảo cổ học mà sự tồn tại của chúng đã là một bí ẩn dấy lên biết bao câu hỏi. Và dù cho có cố gắng đến đâu, các nhà khảo cổ học cũng như khoa học vẫn chưa đưa ra được những đáp án chính xác cho những sự kỳ bí vây quanh chúng. Dưới đây là 10 phát hiện khảo cổ học đã làm điên đầu những bộ óc uyên bác nhất trên trái đất suốt một thời gian dài.

10. Kinh Thánh của Quỷ

Quyển Codex Gigas, hay “Kinh Thánh của Quỷ”, là một di vật khảo cổ bị vây quanh bởi truyền thuyết và bí ẩn. Lời đồn cho rằng quyển sách này được một thầy tu của thế kỷ 13 viết ra theo yêu cầu của quỷ. Theo đó cuốn sách được hoàn thành chỉ trong một đêm và được chính quỷ Satan ký tên lên bằng một bức họa của bản thân.

di chỉ khảo cổ 1
Ảnh: internet

Cuốn sách này vô cùng đồ sộ khi nó được viết trên 600 trang giấy dày làm từ da động vật và phải cần đến hai người mới khiêng nổi cuốn sách. Điều gây kinh ngạc là các nhà phân tích phát hiện rằng những chữ viết trên sách rất đều và không hề thay đổi, cho thấy rằng quyển sách chỉ được viết bởi một người chỉ trong một thời gian rất ngắn. Trên thực tế không ai có thể viết chữ mà không hề lệch đi một centimét nào ở hai chữ cùng một nét.

9. Bản đồ Nam Cực Piri Reis

di chỉ khảo cổ 2
Ảnh: internet

Được phát hiện vào năm 1929, bản đồ này được vẽ ra bởi Piri Reis – một đô đốc của Hải quân Thổ Nhĩ Kì – vào năm 1513. Bản đồ thể hiện châu Âu, Bắc Phi, bờ biển Brasil và thậm chí… Nam Cực. Các nhà khoa học cảm thấy kinh ngạc với bản đồ này bởi vì Nam Cực được cho rằng chưa được phát hiện ra lúc này cho đến 300 năm sau. Bí ẩn hơn nữa, châu lục băng giá này được khắc họa cực kì chi tiết trên bản đồ, bao gồm cả những khu vực bị chôn sâu dưới lớp băng dày trong 6000 năm. Các nhà khoa học cảm thấy vô cùng tò mò về cách mà Piri Reis đã sử dụng để vẽ lại Nam Cực chính xác đến như thế.

8. Cỗ máy Anitkythera

Cơ chế Antikythera, hay còn gọi là “chiếc máy tính đầu tiên”, là một cỗ máy có hình dáng như một chiếc đồng hồ được tìm thấy gần hòn đảo Antikythera của Hy Lạp vào năm 1902. Công cụ 2000 năm tuổi này được tin là đã được sử dụng bởi các nhà khoa học cổ của Hy Lạp để quan sát vị trí các thiên thể.

di chỉ khảo cổ 3
Ảnh: internet

Thiết kế của chúng phức tạp đến nỗi khiến giới khoa học phải xem xét và đánh giá lại khả năng phát minh các công cụ kỹ thuật cổ đại. Kỳ lạ hơn, các nhà khảo cổ học vẫn chưa tìm thấy được tài liệu nào đề cập đến cỗ máy, và cũng không ai biết thứ công nghệ vận hành cỗ máy này như thế nào bởi vì các công nghệ tương tự chỉ xuất hiện ở thế kỷ 14.

7. Bản viết tay Rongorongo

di chỉ khảo cổ 4
Ảnh: internet

Văn tự Rongorongo bao gồm một loạt các bản khắc gỗ chứa các ký tự kỳ lạ được phát hiện vào năm 1864 trên đảo Phục Sinh. Mặc dù rất nhiều chuyên gia đã nỗ lực nghiên cứu nhưng vẫn chưa ai có thể giải mã được ý nghĩa của những ký tự và biểu tượng khắc trên những tấm gỗ. Nếu thực sự những biểu tượng này là một loại chữ viết và biết được nội dung của nó, người ta có thể nhìn ra được nguyên nhân sụp đổ của nền văn minh cổ đại của đảo Phục Sinh.

6. Pin Baghdad

Cục Pin Baghdad là một hũ gốm cổ được tìm thấy gần thành phố Baghdad ở Iraq. Người ta cho rằng hũ gốm có thể có công dụng là dùng để mạ một vật dụng bằng bạc nào đó với một lớp phủ vàng thông qua một quá trình gọi là “mạ điện”. Những thí nghiệm hiện đại trên các mẫu vật khác tương tự như hũ gốm này cho thấy giả thuyết này hoàn toàn có thể là đúng.

di chỉ khảo cổ 5
Ảnh: internet

Do thời điểm xuất hiện của cổ vật này là vào khoảng 250 trước Công Nguyên và 224 sau Công Nguyên, đây có thể là bằng chứng cho thấy con người đã có những hiểu biết về điện sớm hơn chúng ta vẫn tưởng. Giả thuyết khác cho rằng hũ gốm có thể dùng làm công cụ bảo quản các cuộn giấy linh thiêng, nhưng vẫn chưa có những bằng chứng thuyết phục ủng hộ cả hai giả thuyết trên.

5. Khối Mười Hai Mặt La Mã

Được nhắc đến lần đầu vào thế kỷ 18, 116 cổ vật khối Mười Hai Mặt La Mã lần lượt được tìm thấy ở các di chỉ khảo cổ khác nhau, kéo dài từ xứ Wales đến tận Hungary. Các khối Mười Hai Mặt có hình dáng bí ẩn này đều được làm bằng đồng hoặc đá, có nhiều kích thước khác nhau từ 4cm đến 11cm. Cho đến giờ, vẫn chưa ai giải đáp được công dụng thật sự của món cổ vật này.

di chỉ khảo cổ 6
Ảnh: internet

Bởi vì hầu hết chúng được tìm thấy ở các ngôi đền cổ, người ta cho rằng chúng có ý nghĩa quan trọng về mặt tôn giáo. Có nhiều suy đoán cho rằng chúng có thể là đồ chơi trẻ em, vũ khí, đế nến hay thậm chí công cụ may. Tuy nhiên, do không có bất cứ ghi chép nào về chúng trong văn tự La Mã, các nhà khoa học vẫn chưa hề biết được công dụng thật sự của nó.

4. Hang động Longyou

Hang động Longyou là một hệ thống các hang nhân tạo ở Trung Quốc, được thực hiện ở thời điểm năm 212 trước Công Nguyên. Trải rộng trên một diện tích ấn tượng 30,000 mét vuông, bao gồm một hệ thống các phòng ốc, cầu và hồ, phát hiện của năm 1992 này là một trong những địa điểm khai quật có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

di chỉ khảo cổ 7
Ảnh: internet

Các nhà khảo cổ học, kỹ sư, sử học, địa chất học đã cùng điều tra hang động này nhưng vẫn không có câu trả lời cho câu hỏi về cách mà nó được xây dựng nên. Người ta ước tính rằng phải cần tới 1000 người làm việc ngày đêm trong sáu năm mới có thể hoàn thành được công trình này. Vậy nhưng người ta không hề tìm được bất cứ công cụ nào gần khu vực đó hoặc không tìm thấy được bất cứ tài liệu nào nhắc đến công trình này vào thời kì đó.

3. Đài tưởng niệm Yonaguni

Đài tưởng niệm Yonaguni là một kiến trúc khảo cổ có hình dạng của một kim tự tháp được tìm thấy ngoài khơi Nhật Bản vào năm 1986. Điều gây tranh cãi giữa các nhà khoa học là người ta vẫn chưa xác định được đây là một kiến trúc nhân tạo hay được tạo tác bởi tự nhiên.

di chỉ khảo cổ 7
Ảnh: internet

Giáo sư Masaaki Kimura đến từ Đại học Ryukyus chỉ ra rằng các cột và bậc thang là bằng chứng cho thấy đây là một công trình được con người xây nên khi khu vực này lộ trên mặt đất khoảng 10,000 năm trước. Thế nhưng tiến sĩ Robert Schoch từ Boston tranh luận rằng sự xói mòn do dòng chảy và động đất hoàn toàn có thể tạo ra những hình dạng như vậy. Tuy nhiên, không ai có đủ bằng chứng để ủng hộ một trong hai giả thuyết.

2. Những tảng đá hình cầu ở Costa Rica

Có kích thước dao động từ vài centimét đến một mét, những tảng đá hình khối cầu gần như hoàn hảo này là một trong những phát hiện khảo cổ kỳ bí nhất của Trái Đất. Được phát hiện lần đầu trong những năm 40 của thế kỷ trước và từ đó hơn 300 vật thể như vậy đã được tìm thấy, rải rác khắp nơi trong khu rừng của Costa Rica.

di chỉ khảo cổ 9
Ảnh: internet

Có niên đại vào khoảng năm 1500 đến 500 trước Công Nguyên, những tảng đá này cho đến giờ vẫn không ai biết chúng được sử dụng vào việc gì. Có giả thuyết cho rằng chúng được làm ra bởi những người quan sát thiên văn do các tảng đá được bố trí một cách cẩn thận. Vậy nhưng, rất nhiều tảng đã bị dời đi khỏi vị trí ban đầu nên rất khó có bằng chứng thuyết phục để ủng hộ ý tưởng này.

1. Ống cống Em bé

Năm 1988, các nhà khảo cổ học khai quật được một hệ thống cống ngầm của La Mã cổ đại bên dưới một nhà tắm cổ ở Ashkelon, Israel. Bên trong hệ thống cống ngầm này, người ta phát hiện ra những di vật rùng rợn đó là những bộ xương của hơn 100 trẻ sơ sinh. Qua khám nghiệm cho thấy không hề có dấu vết của bệnh tật hay dị tật ở những trẻ sơ sinh này, có nghĩa rằng chúng không hề chết bởi nguyên nhân tự nhiên.

di chỉ khảo cổ 10
Ảnh: internet

Ban đầu các nhà khoa học nghi ngờ rằng đây là ngôi mộ tập thể của những bé gái không hề được mong muốn (do định kiến trọng nam khinh nữ). Tuy nhiên, khi phát hiện ra được những thi thể này đều là của những bé trai, các nhà khoa học rơi vào bế tắc. Cho đến nay, vẫn chưa ai biết được vì sao lại có nhiều thi thể của trẻ sơ sinh ở một địa điểm cụ thể như thế này.

Xem thêm

Điều thú vị về búp bê ma AnnaBelle không dành cho người yếu tim

Bạn đã đến rạp để "thử tim" với AnnaBelle: Creation chưa? BlogAnChoi sẽ chia sẻ vài sự thật thú vị về búp bê ma AnnaBelle đang là cơn sốt của khán giả, nhưng cũng làm lạnh sống lưng của các rạp phim trong bài này, các bạn cùng đọc nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận