Sỏi thận là một trong số những bệnh thường gặp của hệ thống tiết niệu. Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận tiết niệu chung trên toàn thế giới vào khoảng 3% dân số và có sự khác nhau nhất định giữa các quốc gia. Vậy sỏi thận là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Mời các bạn cùng Bloganchoi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Sponsor

1. Sỏi thận là gì?

Thận là một cơ quan  quan trọng của cơ thể, giữ vai trò lọc và bài tiết nước tiểu. Sỏi thận hình thành dựa trên sự tập trung nồng độ cao của các tinh thể, là hệ quả của sự kết tinh chất khoáng trong nước tiểu và lắng đọng tại thận, lâu ngày kết tụ tạo thành sỏi.

Với những sỏi nhỏ, cơ thể nhiều khi không thấy biểu hiện rõ rệt và có thể được đào thải ra bên ngoài. Còn các sỏi lớn hơn, do không thể tự đào thải, bị tắc nghẽn, gây chèn ép và tạo ra những cơn đau quặn thận cho người bệnh.

 sỏi kích thước lớn
Một số viên sỏi kích thước lớn gây chèn ép trong thận (Nguồn: Internet).

Theo một số thống kê cho thấy, bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, và nhóm tuổi thường gặp là từ 30 – 55 tuổi, ở trẻ em thì chỉ thường xuất hiện sỏi tiết niệu dưới (sỏi bàng quang).

2. Nguyên nhân gây sỏi thận

Vậy sỏi thận do đâu gây ra? Vì sỏi thận do tích tụ lâu ngày các chất khoáng, kết tinh thành tinh thể, nên tất cả các yếu tố khiến lượng nước tiểu ít hơn bình thường, làm nồng độ chất khoáng tăng cao trong nước tiểu và lắng đọng, đều là những nguyên nhân sỏi thận đáng lưu ý. Cụ thể:

  • Uống không đủ nước mỗi ngày, khiến nước tiểu quá cô đặc, các tinh thể trở nên bão hòa trong nước tiểu.
  • Bất thường cấu trúc tiết niệu: một số người do bẩm sinh hay mắc một số bệnh tiết niệu nhất định, khiến nước tiểu không, hay khó thoát ra ngoài, lâu dần lắng đọng chất khoáng, tạo thành sỏi.
  • Chế độ ăn uống: chế độ ăn nhiều oxalate, canxi,…
  • Dùng thuốc: dùng lâu ngày một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C…
  • Sau chấn thương nặng, hạn chế vận động và đi lại, chỉ nằm một chỗ.
  • Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang.
nước uống
Uống ít nước có thể là nguyên nhân gây sỏi thận (Nguồn: Internet).

Ngoài ra, với mỗi loại sỏi thận khác nhau, nguyên nhân gây sỏi cũng khác nhau:

  • Sỏi calcium: Nguyên nhân gây tăng nồng độ calci trong nước tiểu, thường gặp ở đối tượng như cường tuyến giáp cận giáp, gãy xương lớn và bất động lâu ngày, dùng nhiều Vitamin D và Corticoid, di căn của ung thư qua xương, gây phá hủy xương.
  • Sỏi oxalat: oxalat thường kết hợp với calci để tạo thành sỏi oxalat calci.
  • Sỏi phosphat: kích thước lớn, hình san hô, cản quang, hình thành do nhiễm khuẩn, đặc biệt là do vi khuẩn proteus.
  • Sỏi acid uric: dễ xuất hiện khi chuyển hóa chất purine tăng trong cơ thể. Một số nguyên nhân làm tăng chuyển hoá purine đó là ăn thức ăn chứa nhiều chất purine như lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, nấm, bệnh Gút, phân hủy các khối ung thư khi dùng thuốc hóa trị liệu.
  • Sỏi Cystin: hình thành do sai sót của việc tái hấp thu ở ống thận với Cystin, nhưng ở nước ta ít gặp loại sỏi này.

3. Dấu hiệu sỏi thận

Vậy sỏi thận biểu hiện như thế nào, sỏi thận đau ở đâu và làm sao để phân biệt với sỏi ở các vị trí khác trong hệ tiết niệu?

Với sỏi tiết niệu trên, bao gồm sỏi ở thận, bể thận, niệu quản, các dấu hiệu điển hình như:

  • Cơn đau quặn thận: xuất hiện đột ngột, sau khi gắng sức, khởi phát ở vùng hố thắt lưng một bên, lan ra phía trước, xuống dưới, cường độ đau thường mạnh, không có tư thế giảm đau.
  • Có thể có buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng do liệt ruột. Khi nhiễm trùng có thể có sốt, rét run.
  • Khám thấy điểm sườn lưng đau. Các điểm niệu quản ấn đau, có thể thấy thận lớn.
  • Lưu ý: không có mối liên quan giữa kích thước hay số lượng sỏi với việc xuất hiện cũng như cường độ đau của cơn đau quặn thận.
cơn đau quặn thận
Người bệnh xuất hiện các cơn đau quặn thận (Nguồn: Internet).

Với sỏi đường tiết niệu dưới, gồm sỏi ở bàng quang, sỏi niệu đạo:

  • Sỏi bàng quang sẽ kích thích niêm mạc bàng quang gây tiểu buốt, rát.
  • Tiểu tắc giữa dòng, tiểu không hết.
  • Khám ấn điểm bàng quang đau.
  • Sỏi niệu đạo sẽ gây bí tiểu, khám lâm sàng thường phát hiện được cầu bàng quang, sờ nắn dọc theo niệu đạo có thể thấy sỏi.

4. Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Sỏi thận, tiết niệu nếu không điều trị và để kéo dài có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có một số biến chứng thường gặp sau đây:

  • Tắc nghẽn: Là một biến chứng cấp tính nặng. Nếu tắc nghẽn hoàn toàn niệu quản, bể thận giãn to và sau 6 tuần nhu mô thận có thể không hồi phục.
  • Suy thận cấp: có thể do tình trạng tắc nghẽn nặng (hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn) cả hai bên niệu quản. Biến chứng này cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân chỉ có sỏi niệu quản một bên nhưng gây phản xạ co mạch cả hai bên gây vô niệu.
  •  Suy thận mạn: Do viêm thận bể thận mạn là hậu quả nặng nề nhất của sỏi thận, tiết niệu vì không còn khả năng phục hồi do thận xơ hoá dần.

5. Cách điều trị sỏi thận hiệu quả

Sỏi thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Vì vậy, người bệnh khi thấy bản thân có những biểu hiện bất thường, nên đi khám để có các biện pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, điều trị sỏi thận có một số phương pháp như sau:

Điều trị sỏi thận nội khoa:

  • Khi đang có cơn đau quặn thận, giảm lượng nước uống vào
  • Giảm đau: thường dùng thuốc kháng viêm không Steroid, có thể dùng Diclofenac (Voltarene ống 75mg) tiêm tĩnh mạch. Trong trường hợp không có hiệu quả, cân nhắc việc sử dụng Morphin.
  • Giãn cơ trơn: tiêm tĩnh mạch các thuốc Buscopan, Drotaverin,…
  • Kháng sinh (nếu có dấu hiệu nhiễm trùng), chọn những loại kháng sinh có tác dụng trên vi khuẩn gram âm (như Cephalosporin thế hệ 3, Quinolone và Aminoside thường được sử dụng nhiều), cần thay đổi liều lượng theo mức độ suy thận (nếu có) và tránh dùng Aminoside khi suy thận.
  • Giải quyết nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản (sỏi, dị dạng đường niệu gây ứ nước).

Lưu ý tùy từng loại sỏi:

  • Sỏi nhỏ và trơn láng: Nhờ sự nhu động của niệu quản mà sỏi sẽ dần được đi chuyển và tống ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên việc tăng dòng nước tiểu (thuốc lợi tiểu,uống nhiều nước) thuốc chống viêm không steoride làm cho niêm mạc niệu quản không bị phù nề làm cản trở sự di chuyển của sỏi, có thể có tác dụng tốt cho viên sỏi chuyển động dễ dàng.
  • Sỏi acid uric: Chế độ ăn cần thiết giảm đạm, kiêng rượu, bia, thuốc lá, uống nhiều nước trên 2 lít nước mỗi ngày, làm kiềm hóa nước tiểu bằng các thuốc Bicarbonate Sodium 5 -10g/ ngày , Allopurinol.

Điều trị ngoại khoa:

  • Mổ lấy sỏi
  • Lấy sỏi bằng phẫu thuật nội soi
  • Tán sỏi niệu quản qua da
  • Tán sỏi ngoài cơ thể và tán sỏi nội soi
Phương pháp tán sỏi
Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser (Nguồn: Internet).

Một vài bài viết hữu ích liên quan bạn có thể tham khảo:

Với bài viết trên đây, BlogAnChoi hi vọng đã đưa tới những thông tin hữu ích để bạn đọc có thể phần nào hiểu hơn về bệnh sỏi thận cũng như nguyên nhân, cách điều trị sỏi thận hiệu quả. Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mới bạn nhé!

Sponsor
Xem thêm

Làm cách nào để bảo vệ thính giác khi sử dụng tai nghe?

Theo báo cáo mới nhất của WHO, khoảng 1,1 triệu người trẻ tuổi có nguy cơ bị mất thính giác do sử dụng tai nghe không đúng cách. Vậy làm sao để không bị điếc vì tai nghe và bảo vệ an toàn cho thính giác? Nào, cùng tìm hiểu ngay!
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này được chứ?
Có 2 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(