Bạn đã bao giờ nghe về một cuốn sách nói về kiến trúc của ga tàu điện ngầm chưa? Nếu chưa bạn cần tìm xem ngay cuốn sách của Christopher Herwig mang tên SoViet Metro Station. Cuốn sách là tổng hợp các ga tàu Liên Xô được xây dựng từ năm 1930 – 1980. Với các gam màu đơn điệu đậm chất Liên Xô cũ nhưng lại “vô tình” hài hòa như tranh sơn dầu của Picasso. Các ga tàu qua ống kính của Christopher Herwig trở nên lung linh đến lạ thường.

Đặc trưng nghệ thuật của Liên Xô cũ

Hình thành từ năm 1922 và chính thức sụp đổ vào năm 1991, tuy nhiên các nét văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của Liên Xô vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Màu sắc của nghệ thuật Liên Xô hầu hết là những gam màu đơn điệu, trầm lắng.

Biển đêm huyền ảo dưới ánh trăng của Aivazovsky (Nguồn: Internet)
Biển đêm huyền ảo dưới ánh trăng của Aivazovsky (Nguồn: Internet)

Các họa sĩ cũng như người làm nghệ thuật Liên Xô xưa luôn tạo ra những sản phẩm có rất nhiều chiều sâu. Điều đó được thể hiện rất rõ qua những sản phẩm nghệ thuật như tranh vẽ, âm nhạc và kiến trúc. Ngoài ra, có một số sản phẩm của Liên Xô được dùng để tuyên truyền, thúc đẩy các tư tưởng chính trị của cộng sản. Chắc có lẽ vì vậy mà các tác phẩm Liên Xô cũ luôn mang nét trầm lắng bên ngoài nhưng lại thể hiện sự khuấy động mạnh mẽ bên trong.

Ga tàu điện ngầm của Liên Xô

Các đặc trưng nghệ thuật của Liên Xô cũng được áp dụng vào kiến trúc xây dựng. Chúng ta có thể thấy rõ nhất là qua các ga tàu điện ngầm. Nhận thấy nét đẹp đặc biệt của những ga tàu Liên Xô cũ, Christopher Herwig đã dành 12 năm của mình và chụp 15.000 bức ảnh ở 7 quốc gia khác nhau. Anh đã biên soạn một cuốn sách giới thiệu về kiến trúc tàu điện ngầm đa dạng của Liên Xô mang tên SoViet Metro Station.

Cuốn sách về kiến trúc ga tàu điện ngầm của Christopher Herwig (Nguồn: Internet)
Cuốn sách về kiến trúc ga tàu điện ngầm của Christopher Herwig (Nguồn: Internet)

“Tôi chỉ ngủ được vài tiếng, nhưng tôi kéo mình ra khỏi giường. Giống như một thây ma với một mục tiêu duy nhất, tôi đã vẽ về phía chữ “M” được chiếu sáng, nơi tôi xuống thang cuốn vào sâu trong lòng đất. Một số trạm rất xa, chuyến đi kéo dài năm phút. Tôi đến sân ga, tỉnh táo và hào hứng chụp ảnh không gian ngoạn mục này: một thế giới dưới lòng đất, với một chân trời xa xôi và một bầu trời cụ thể”. – Christopher chia sẻ.

Nhà ga Elektrozavodskaya (nguồn: Internet)
Nhà ga Elektrozavodskaya (nguồn: Internet)

Nhà ga Elektrozavodskaya ở Moscow được xây dựng từ thế chiến thứ 2. Nhà ga được mở cửa vào tháng 5 năm 1944. Đây được coi là nhà ga tàu điện ngầm độc đáo nhất vẫn còn giữ được nét nghệ thuật của Liên Xô từ thế chiến 2 đến nay. Các tác phẩm trên tường được điêu khắc tỉ mỉ cùng với sáu hàng đèn sợi đốt tròn trên trần nhà ga. Không chỉ Chris mà các nhà nghệ thuật điêu khắc cũng phải trầm trồ tán thưởng về kiến trúc ở nhà ga này.

Ngoài Elektrozavodskaya ra, BlogAnChoi sẽ đưa bạn đến những nhà ga khác trong cuốn sách của Christopher. Hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của kiến trúc Liên Xô nhé.

Nhà ga Avtovo (Nguồn: Internet)
Nhà ga Avtovo (Nguồn: Internet)
Nhà ga Narvskaya (Nguồn: Internet)
Nhà ga Narvskaya (Nguồn: Internet)

“Các trạm tàu ​​điện ngầm là một sự pha trộn thú vị của tuyên truyền, nghệ thuật và thiết kế. Mắt tôi bị bắt bởi những dấu hiệu Cyrillic kỳ quặc, đồ khảm tinh xảo và đồ đạc ánh sáng vũ trụ. Sau đó, sự bình tĩnh thanh thản bị phá vỡ bởi sự nghiền nát của hàng triệu người đi lại. Tôi lên trời và ngủ” – Christopher Herwig.

Nhà ga Tashkent (Nguồn: Internet)
Nhà ga Tashkent (Nguồn: Internet)
Nhà ga Yeritasardakan (Nguồn: Internet)
Nhà ga Yeritasardakan (Nguồn: Internet)

Vừa rồi là những bức ảnh trong cuốn SoViet Metro Station của nhiếp ảnh gia Christopher Herwig. Ngoài ra còn rất nhiều các ga tàu khác mà BlogAnChoi vẫn chưa thể cho các bạn chiêm ngưỡng hết được. Ngoài ga tàu điện ngầm ra, Chris còn rất nhiều cuốn sách về kiến trúc Liên Xô rất độc đáo. Bạn cảm thấy như thế nào về kiến trúc Liên Xô, hãy cho BlogAnChoi biết nhé.

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Xem thêm

Cách tạo mã pin Messenger Facebook: Bật tắt tính năng mã hóa đầu cuối

Facebook chính thức triển khai mã hóa đầu cuối trên Messenger, yêu cầu bắt buộc tạo mã pin Messenger để xem được tin nhắn. Cùng tìm hiểu cách tạo mã pin và cách bật tắt tính năng mã hóa đầu cuối Messenger Facebook dưới đây nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận