Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh đái tháo đường là đảm bảo cung cấp cho cơ thể lượng đường ổn định, quan trọng nhất là phải điều độ, ổn định về giờ giấc và hợp lý về số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu ngay thôi nào!

Cung cấp đủ năng lượng để duy trì cân nặng khỏe mạnh

Thiếu cân hoặc thừa cân đều gây tác động tiêu cực đến bệnh đái tháo đường. Chính vì vậy bệnh nhân đái tháo đường cần ăn đủ, không thiếu cũng không thừa năng lượng để duy trì cân nặng trong ngưỡng khỏe mạnh.

Đủ năng lượng để có cân nặng khỏe mạnh (Nguồn: Internet)
Đủ năng lượng để có cân nặng khỏe mạnh (Nguồn: Internet)

Cân đối các chất dinh dưỡng

Cân đối giữa 3 dưỡng chất sinh năng lượng là chất bột đường, chất đạm và chất béo. Đối với bệnh nhân đái tháo đường đơn thuần, chất bột đường nên chiếm khoảng 50-60%, chất đạm khoảng 10-20% và chất béo khoảng 20-25% năng lượng khẩu phần.

Đa dạng các loại thực phẩm

Đa dạng các loại thực phẩm không những giúp bệnh nhân đái tháo đường tránh sự đơn điệu trong ăn uống mà còn giúp cơ thể nhận đủ các chất dinh dưỡng có trong tự nhiên. Trung bình mỗi ngày bệnh nhân cần ăn 20-30 loại thực phẩm khác nhau.

Chế độ ăn giúp ổn định đường huyết

Bệnh nhân đái tháo đường thường dễ tăng đường huyết sau ăn. Nếu không kiểm soát tốt tình trạng này sẽ gây ra nhiều biến chứng mạn tính như bệnh lý thận, mắt, thần kinh,… Ngoài ra bệnh nhân đái tháo đường lại có nguy cơ hạ đường huyết ở xa bữa ăn. Đây là tình trạng cấp cứu thường gặp, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời bệnh nhân có thể rơi vào hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng. Do đó chế độ ăn cho bệnh đái tháo đường cần giúp ổn định đường huyết. Vậy cụ thể chế độ ăn giúp ổn định đường huyết là gì?

Cân đối các nhóm thực phẩm để ổn định đường huyết (Nguồn: Internet)
Cân đối các nhóm thực phẩm để ổn định đường huyết (Nguồn: Internet)

Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) là thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (bánh mì trắng hoặc đường glucose).

Những thực phẩm có GI cao là những thực phẩm có khả năng làm tăng nhanh và tăng nhiều đường huyết sau ăn. Ngược lại, những thực phẩm có GI thấp là những thực phẩm làm tăng chậm và tăng thấp đường huyết sau ăn. Bởi vậy, những thực phẩm có GI thấp giúp đường huyết ổn định trong thời gian dài.

  • Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI dưới mức 55) phổ biến là các loại rau, các loại đậu (đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng, đậu bơ), những loại trái cây tươi như cam, táo, lê, đào, kiwi, chuối. Bên cạnh đó các loại sữa không đường và thực phẩm được chế biến từ sữa không thêm đường, yến mạch, bánh mì nguyên cám cũng làm tăng đường huyết chậm.
    • Các bạn có thể tham khảo sữa Glucerna để uống thêm vào bữa phụ. Sữa Glucerna là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành riêng cho người đái tháo đường, giúp kiểm soát đường huyết tốt và có chỉ số đường huyết thấp (GI dưới mức 55).
Chỉ số đường huyết trong thực phẩm rất đa dạng (Nguồn: Internet)
Chỉ số đường huyết trong thực phẩm rất đa dạng (Nguồn: Internet)
  • Thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (GI từ 56-69) bao gồm các loại thực phẩm như khoai lang, khoai sọ, dứa, gạo lứt, bí đỏ. Nhóm thực phẩm này được chuyển hóa thành đường với tốc độ vừa phải.
  • Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI trên 70) gồm các loại thực phẩm giàu tinh bột như mật ong, nước mía, cơm nếp, gạo, mạch nha, dưa hấu. Nhóm thực phẩm này có khả năng chuyển hóa và làm tăng đường huyết rất nhanh, không tốt cho sức khỏe của người bệnh đái tháo đường.

Ổn định hàm lượng chất bột đường ở thời gian cố định trong ngày

Nếu bạn ăn bữa tối lớn vào ngày hôm nay và ăn bữa tối nhẹ vào ngày hôm sau thì sẽ làm đường huyết dao động quá nhiều. Nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh đường huyết và hậu quả là không kiểm soát đường huyết tốt. Do đó, chế độ ăn cho bệnh đái tháo đường cần duy trì hàm lượng chất bột đường ổn định ở thời gian cố định trong ngày.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2016) – Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.
  2. Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm Đại học Y khoa Hà Nội (2016) – Dinh dưỡng học – Nhà xuất bản Y học.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

7 thực phẩm mà người bệnh xương khớp nên dùng

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh xương khớp giảm nhiều các cơn đau nhức khó chịu. Ngoài việc xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp mỗi ngày, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm mà người bệnh xương khớp nên dùng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận