Vậy nguyên nhân nào dẫn tới viêm loét miệng ở trẻ em? Hãy xem kỹ các thông tin mà BlogAnChoi cung cấp dưới đây nhé!
Đây chính là nguyên nhân trực tiếp và phổ biến nhất gây ra hiện tượng khó chịu này cho trẻ nhỏ. Tự cắn nhầm vào lưỡi, mặt trong của má hay môi là những tác động cơ học khiến vùng miệng bị tổn thương.
Ngoài ra, chính thức ăn đôi khi cũng là tác nhân làm trẻ bị loét miệng. Cha mẹ hãy quan tâm đến khẩu phần ăn của con và cũng nên chủ động xử lý các thức ăn cứng để tránh trẻ bị tổn thương khi nhai. Xương, bánh mỳ cứng, mía,… là những thực phẩm có thể làm trầy xước vùng miệng của bé.
Không những vậy, việc vệ sinh răng miệng cũng cần được chú ý hơn. Trước hết, phụ huynh nên chuẩn bị cho bé bàn chải trẻ em với lông mềm mại. Sau đó, hãy chỉ cho con cách đánh răng đúng cách, để tránh trường hợp trẻ chải quá mạnh, làm tổn thương răng và nướu.
Ngoài thức ăn cứng và xơ, đồ ăn và thức uống quá nóng cũng khiến tình trạng viêm loét miệng ở trẻ em xuất hiện. Nhiệt độ thức ăn quá cao sẽ làm bỏng niêm mạc miệng của bé, gây ra nhiệt miệng.
Vì thế, một lần nữa, cha mẹ cần chú trọng vào đồ ăn chuẩn bị cho con. Hãy kiểm tra chắc chắn nhiệt độ trước khi cho trẻ ăn.
Vitamin C, vitamin B12, sắt cũng như acid folic là những vitamin và khoáng chất vô cùng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là cho trẻ em đang tuổi ăn, tuổi lớn. Việc mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu các chất trên sẽ gây ra nhiều tác hại xấu lên sức khỏe, trong đó có hiện tượng viêm loét miệng ở trẻ em.
Cha mẹ nên bổ sung đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng này cho con thông qua thực đơn hợp lý. BlogAnChoi sẽ gợi ý qua các thực phẩm sau đây:
Viêm loét miệng ở trẻ em cũng có thể do rối loạn hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch bị suy giảm là thời cơ để các bệnh truyền nhiễm xâm nhập. Trong đó, thủy đậu hay herpes là “kẻ thù” chính gây ra loét miệng.
Các bậc cha mẹ hãy chú ý tăng cường sức đề kháng cho con để chống lại viêm loét miệng và nhiều bệnh khác. Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và duy trì các thói quen tốt cho sức khỏe như ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh cá nhân, tập thể dục đều đặn,… là vô cùng cần thiết.
Trẻ em là tuổi ăn, tuổi lớn, thường vô tư, không suy nghĩ. Thế nhưng đôi khi, việc tiếp xúc với một thế giới còn nhiều mới mẻ đôi khi cũng khiến con bạn bị căng thẳng. Bất hòa với bạn bè, bị điểm kém,… là những điều tuy nhỏ nhặt nhưng lại khiến bé bị stress.
Tâm lý không ổn định hoàn toàn không tốt cho bé, trong đó bất ngờ có cả việc gây ra viêm loét miệng. Vì vậy, trẻ nhỏ cần được quan tâm và chia sẻ nhiều hơn.
Một số loại thuốc sẽ làm giảm lượng nước bọt được tiết ra, dẫn đến tình trạng khô miệng. Từ đó, những vét loét xuất hiện và làm đau trẻ. Lúc này, gia đình cần chú ý bổ sung nước cho bé.
Viêm loét miệng ở trẻ em có thể là dấu hiệu của bệnh tay, chân, miệng – kẻ thù nguy hiểm đến tính mạng của con bạn. Để phân biệt với loét do 6 nguyên nhân kể trên, BlogAnChoi sẽ chỉ ra cách nhận biết như sau:
Nếu nhân thấy con bạn có nguy cơ mắc tay chân miệng, hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra, theo dõi và nhanh chóng tìm cách điều trị kịp thời.
Viêm loét miệng ở trẻ em không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm, thường sẽ tự khỏi trong vòng nửa tháng. Vì vậy, phụ huynh chủ yếu tìm phương pháp giảm đau cho con và giúp vết loét chóng khỏi.
Bạn có thể tìm mua các loại bàn chải đánh răng trẻ em tại đây.
Bạn có thể tham khác các bài viết về sức khỏe trẻ em như sau:
Vậy là BlogAnChoi đã liệt kê 7 nguyên nhân gây ra viêm loét miệng ở trẻ em. Các bậc phụ huynh hãy chú ý để tránh tình trạng đau đớn và bất tiện này xảy ra với con mình. Đừng quên ghé qua các bài viết khác trong chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!