Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 22 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh béo phì và con số này vẫn đang không ngừng gia tăng. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu để biết nguyên nhân và cách phòng tránh béo phì ở trẻ em khoa học, hiệu quả nhé!

Béo phì ở trẻ em được định nghĩa là gì?

Dù với đối tượng là người lớn hay trẻ em thì tiêu chí để chẩn đoán béo phì đều dựa trên chỉ số BMI (BMI là viết tắt của Body Mass Index hay chỉ số khối cơ thể được nhà nghiên cứu Lambert Adolphe Jacques Quetelet đưa ra vào năm 1832).

BMI được tính bằng cách lấy số cân nặng (tính theo Kg) chia cho bình phương chiều cao (tính theo mét). Chỉ số BMI ở trẻ em thay đổi theo từng độ tuổi và khác nhau ở bé trai, bé gái. Nhìn chung, khi chỉ số BMI của bé bằng hoặc cao hơn 95% số trẻ cùng lứa tuổi thì được chẩn đoán là béo phì.

cân nặng chiều cao cho trẻ
Bảng cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn cho trẻ em (Nguồn: Internet).

Nguyên nhân dẫn đến béo phì ở trẻ em

1. Chế độ ăn quá nhiều chất dinh dưỡng

Theo sự phát triển của xã hội, ngày nay nhiều gia đình có điều kiện về kinh tế và bố mẹ sẽ luôn mong muốn làm được những điều tốt nhất cho con. Tuy nhiên, do chưa được hướng dẫn chính xác về dinh dưỡng cho trẻ, bố mẹ có thể cho con ăn uống thừa chất hoặc tiêu thụ những đồ ăn có hàm lượng chất béo, cholesterol cao.

Những món khoái khẩu với trẻ như gà rán, xúc xích, khoai tây chiên, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, nước ngọt,… nói chung đều không tốt nếu sử dụng thường xuyên.

ăn quá nhiều
Chế độ ăn quá thừa chất dinh dưỡng có thể gây nên sự thừa cân béo phì ở trẻ (Nguồn: Internet).

2. Hoạt động ít, lười luyện tập thể dục thể thao

Đây là tình trạng đáng cảnh báo không chỉ ở trẻ em mà cả lứa tuổi thanh niên, thiếu niên Việt Nam. Các thiết bị công nghệ ngày càng nhiều, những trò chơi, phim ảnh trên Internet khiến trẻ hứng thú nhiều hơn so với việc đi chạy bộ hay thể dục.

3. Yếu tố gia đình

Bố mẹ bận rộn không có thời gian quan tâm con, không có thời gian cùng con tham gia các hoạt động thể dục thể thao cũng là nguyên nhân khiến trẻ lười hoạt động. Thậm chí trong gia đình bố mẹ hoàn toàn không có thói quen ăn uống điều độ và luyện tập thể lực nên rất khó để trẻ học theo.

nghiện điện thoại
Bố mẹ chính là người đầu tiên cần thay đổi thói quen sinh hoạt để làm gương cho con (Nguồn: Internet).

Hậu quả của thừa cân béo phì ở trẻ em

Bệnh tiểu đường

Trẻ em béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Căn bệnh này gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, tăng huyết áp, mờ mắt, viêm cầu thận, suy thận, xơ vữa động mạch,… Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, người mắc bệnh có thể cải thiện tình trạng mà chỉ cần dựa vào thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Vì thế việc rèn luyện cho bé thói quen sống khoa học từ nhỏ rất quan trọng.

Tham khảo thêm bài viết “7 biến chứng tiểu đường gây nguy hiểm đến tính mạng” tại đây.

bệnh tiểu đường
Trẻ thừa cân béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường trong tương lai (Nguồn: Internet).

Bệnh tim

Như đã nói ở trên, đường huyết tăng có thể gây ra nhiều biến chứng về tim mạch. Sự tích tụ Cholesterol với hàm lượng cao trong cơ thể là nguyên nhân của bệnh xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa hình thành bám vào thành mạch máu làm cản trở dòng chảy, từ đó xuất hiện tình trạng thiếu máu cơ tim. Nguy hiểm hơn, mảng xơ vữa có thể bong ra chẹn dòng chảy của máu lên não gây đột quỵ.

Đau mỏi xương khớp

Chế độ ăn quá dư thừa dinh dưỡng khiến cân nặng của bé tăng không kiểm soát. Hệ thống xương khớp sẽ phải chịu sức đè ép không hề nhỏ, đặc biệt khi vận động nhiều. Chính điều đó khiến trẻ đau nhức xương, mệt mỏi, nặng nề, không muốn luyện tập thể dục thể thao. Khi giảm cân, tình trạng này sẽ được cải thiện.

trẻ lười vận động
Trẻ béo phì gặp nhiều khó khăn trong việc luyện tập thể thao (Nguồn: Internet).

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh lý viêm mạn tính của đường hô hấp. Về mặt cơ chế chính xác mối liên quan của 2 căn bệnh này thì chưa được giải đáp. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Asthma Research and Practice thì có tới 38% người bị hen suyễn cũng đồng thời bị béo phì.

Béo phì ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của trẻ

Không chỉ là yêu tố gây ra nhiều bệnh lý như đã nói ở trên. Béo phì ở trẻ em còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Khi đi học, khi đi chơi, có thể vì thừa cân mà bé bị trêu đùa, chê bai, ngại ngùng khi giao tiếp, không dám tham gia các hoạt động tập thể.

thừa cân béo phì ở trẻ em
Trẻ béo phì có thể bị chê bai, trêu chọc (Nguồn: Internet).

Làm thế nào để phòng tránh tình trạng béo phì ở trẻ em khoa học, hiệu quả

1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì

Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý là vô cùng quan trọng để phòng tránh béo phì. Vì trẻ sẽ ăn những gì mẹ mua về nên sự thay đổi đầu tiên chính là ở phụ huynh. Hãy chọn cho con những thực phẩm lành mạnh:

  • Hạn chế đồ ngọt và nước ngọt. Thay vào đó, hãy cho trẻ uống nhiều nước hoặc sữa ít đường, không đường.
  • Những đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp không nên mua về nhà.
  • Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau củ tươi.
  • Sử dụng các thực phẩm chứa protein nhưng ít chất béo (gà, cá).
  • Sử dụng các hạt ngũ cốc, gạo nứt có thể thay cơm trong một vài bữa ăn.
  • Ăn uống đúng giờ, không ăn sau 20h.

Bạn có thể tìm mua bột ngũ cốc giảm cân tại đây.

trẻ thừa cân
Bố mẹ hãy lựa chọn thực phẩm ít chất béo cho con (Nguồn: Internet).

2. Tăng hoạt động thể chất giúp trẻ giảm béo phì

Khi trẻ nạp vào năng lượng mà không hoạt động để tiêu hao năng lượng đó, nó sẽ tích tụ lại trong cơ thể và chuyển hóa thành chất béo. Đăng kí lớp học thể thao cho con, có thể là bất cứ bộ môn gì trẻ yêu thích: cầu lông, bóng bàn, bóng rổ, bơi lội,… Và cùng con chạy bộ mỗi sáng là một ý tưởng tuyệt vời. Điều này vừa giúp trẻ có lối sống lành mạnh lại vừa tăng tình cảm gia đình.

3. Hạn chế dùng các thiết bị công nghệ

Theo sự phát triển của xã hội hiện đại, quá nhiều tin tức, quá nhiều thông tin và quá nhiều trò giải trí hay ho có thể tìm thấy trên Internet. Thay vì ra ngoài chơi hoặc đọc sách, trẻ em ngày nay dành nhiều thời gian bên ti vi, máy tính, điện thoại. Và đây cũng là nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em.

Điều này được lý giải bởi 2 khía cạnh. Thứ nhất, thời gian để vận động bé thay bằng xem phim. Và thứ hai, khi xem phim bé ăn nhiều hơn, biết nhiều đồ ăn khoái khẩu hơn qua quảng cáo. Bố mẹ nên hạn chế thời gian ngồi trước màn hình của con nhỏ hơn 2 tiếng mỗi ngày.

thể dục cùng con
Sự đồng hành của bố mẹ trong việc xây dựng lối sống khoa học cho con là vô cùng quan trọng (Nguồn: Internet).

Dù thực hiện biện pháp nào thì sự tham gia cùng của bố mẹ trong việc thay đổi lối sống của con là vô cùng quan trọng. Bố mẹ hãy dành thời gian quan tâm con và làm gương cho con trong chế độ sinh hoạt hàng ngày nhé.

Một số bài viết liên quan các bậc phụ huynh có thể tham khảo:

Ngày nay, do tác động từ nhiều phía, chứng thừa cân béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng. Qua bài viết “Nguyên nhân và cách phòng tránh béo phì ở trẻ em khoa học, hiệu quả”, BlogAnChoi hi vọng đã mang lại thông tin thực sự cần thiết tới tất cả các bậc phụ huynh để chăm sóc con tốt hơn.8 điều cần biết về chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ nhỏ - BlogAnChoi

Các bạn đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm những thông tin hữu ích mới nhé!

Xem thêm

Bệnh do ký sinh trùng: Dấu hiệu nhận biết và cách diệt trừ bằng phương pháp thiên nhiên

Ký sinh trùng có thể đang lẩn trốn đâu đó trong cơ thể mà chúng ta chưa phát hiện ra. Khi chúng lộ rõ dần thì lúc đó cơ thể đã ở trong tình trạng báo động. Nhiều trường hợp bị lở loét da thịt như đang bước ra từ một bộ phim kinh dị. Vậy, làm cách nào ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mộc Chi

Trẻ em béo phì rất nguy hiểm