Nguyên nhân căng thẳng cũng đến từ nhiều nhân tố khác nhau. Đó có thể là sang chấn tâm lý nặng nề trong quá khư, áp lực công việc, học tập, thay đổi môi trường sống một cách đột ngột,… Bạn chỉ cần cố gắng thay đổi thói quen sống, ăn uống, ngủ nghỉ đều độ, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, thư giãn đầu óc,… Trong trường hợp nặng, hãy tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia để tránh những hệ quả khôn lường về sau nhé!
Hai nhân tố này cũng quyết định tần suất của ngày đèn đỏ. Nếu bạn đang bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống không đều độ, cân nặng thất thường thì khả năng bị trễ kinh là rất cao. Do đó, bạn cần phải điều chỉnh thành phần dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể sao cho hợp lý, bổ sung chất đạm và vitamin đầy đủ.
Việc giữ cho tỷ lệ giữa chiều cao và cân nặng hợp lý là vô cùng quan trọng. Cả nhẹ và thừa cân đều làm rối loạn nội tiết tố và ảnh hưởng tới chu kỳ rụng trứng. Đặc biệt, béo phì chính là một trong những nguyên nhân chậm kinh hàng đầu. Hãy kiêng ăn đồ dầu mỡ, nhiều chất béo có hại và tập thể dục đều đặn để giảm cân. Song, cũng đừng kiêng khem đột ngột, thiếu khoa học và tập luyện quá sức để tránh gây hại cho sức khỏe.
Tìm đọc bài viết “5 thực phẩm giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều” tại đây.
Cường độ hoạt động của tuyến giáp trở nên bất thường cũng sẽ ngăn chặn không cho kinh nguyệt “ghé thăm”. Việc tuyến giáp hoạt động mạnh lên hay yếu đi đều ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của cơ thể. Song, hiện tượng này cũng không quá nghiêm trọng, bạn có thể tiến hành điều trị bằng thuốc dễ dàng dưới sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên môn.
Tham khảo thêm bài viết “5 dấu hiệu ung thư tuyến giáp nhiều người không ngờ tới” tại đây.
Đây là hội chứng thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, xuất phát từ hiện tượng rối loạn nội tiết tố do hàm lượng hormone bị thay đổi. Lúc này, u nang sẽ dần hình thành trên buồng trứng, ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng. Do đó, kinh nguyệt sẽ đến không đều, gây ra chậm kinh hoặc thậm chí mất kinh.
Tìm hiểu thêm về sức khỏe buồng trứng tại đây:
Kiểm soát sinh sản bằng thuốc tránh thai cũng là một trong những nguyên nhân chậm kinh. Lượng hormone estrogen và progestin có trong thuốc có khả năng ngăn rụng trứng. Chu kỳ kinh nguyệt người phụ nữ đôi khi cần đến 6 tháng mới hoàn toàn thoát khỏi tác dụng của thuốc. Các phương pháp khác như que cấy, miếng dán, vòng tránh thai,… cũng dẫn tới hiện tượng này.
Độ tuổi mãn kinh phổ biến nhất là trong khoảng 45 – 55 tuổi. Lúc này, phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt tối thiểu là một năm. Chậm kinh khi 40 tuổi chính là một trong những triệu chứng mãn kinh sớm.
Tìm hiểu thêm về chu kỳ kinh nguyệt của bản thân tại đây:
Trên đây là 6 nguyên nhân chậm kinh phổ biến nhất mà nhiều chị em phụ nữ đang gặp phải. Nếu không điều chỉnh lại lối sống cho khoa học hoặc tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên môn thì sức khỏe sinh sản của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. BlogAnChoi hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được bạn. Ngoài ra, hãy ghé qua chuyên mục Sức khỏe mỗi ngày để hiểu hơn về những phản ứng và dấu hiệu của cơ thể nhé!