Hầu hết chúng ta thường không nghĩ đến việc bữa ăn của mình có thể khiến người khác khó chịu như thế nào. Vậy nên thực sự có một số món ăn đặc sản ở một số vùng văn hóa bị coi là xấu xa trong mắt những người khác. Cùng BlogAnChoi điểm danh 10 món ăn như vậy nhé.

10. Gan ngỗng

Món đặc sản gây tranh cãi vì tính nhân đạo (Ảnh: Internet)
Món đặc sản gây tranh cãi vì tính nhân đạo (Ảnh: Internet)

Thuật ngữ gan ngỗng có nghĩa là “gan nhiễm mỡ” trong tiếng Pháp và nó là một món ăn phổ biến trong thực đơn ở nhiều quốc gia châu Âu. Vịt đực sẽ ăn 2 lần mỗi ngày (ngỗng là 3 lần) qua một ống mềm chọc thẳng vào họng, bơm tới 1 kg ngũ cốc và mỡ vào dạ dày của chúng.

Quá trình này khiến gan ngỗng sưng lên gấp 10 lần kích thước bình thường. Chúng ăn nhiều đến mức không thể tự đứng trên hai chân nên quy trình được sử dụng để tạo ra bữa ăn này bị coi là vô nhân đạo và dã man.

Bất chấp những hành vi này, gan ngỗng vẫn được coi là món ngon đắt đỏ ở nhiều nước châu Âu. Việc bán gan ngỗng đã bị cấm ở California và khoảng chục quốc gia khác.

9. Mắt cá

Món đặc sản gây tranh cãi vì tính nhân đạo (Ảnh: Internet)
Món đặc sản gây tranh cãi vì tính nhân đạo (Ảnh: Internet)

Mắt cá là nguồn cung cấp axit béo omega-3 tuyệt vời và rất ngon. Mắt cá được coi là món ngon ở nhiều nước – ngoài phương Tây. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho tim, mắt và não.

Việc thúc đẩy tiêu thụ mắt cá sẽ giúp tạo ra các hoạt động đánh bắt bền vững hơn. Mặc dù có vẻ khó chịu đối với một số người nhưng món ăn này thực sự là một ý tưởng hay.

8. Smalahove

Món đặc sản gây tranh cãi vì tính nhân đạo (Ảnh: Internet)
Món đặc sản gây tranh cãi vì tính nhân đạo (Ảnh: Internet)

Smalahove là một món ăn truyền thống được làm từ đầu cừu ở Na Uy và thường được ăn ngay trước lễ Giáng sinh. Một phần ănđiển hình bao gồm nửa cái đầu, tai và mắt được ăn đầu tiên vì chúng là những phần ngon nhất và nên ăn khi còn ấm. Phần đầu được luộc hoặc hấp trong khoảng ba giờ và dùng kèm với củ cải nghiền và khoai tây. Một số người thích nấu não luôn bên trong hộp sọ, nhưng những người khác lại thích chiên nó và dùng nó như một món ăn kèm.

Smalahove đã được ăn ở Na Uy trong nhiều thế kỷ và ban đầu được người nghèo ưa chuộng vì người giàu không muốn – hoặc không cần – ăn đầu. Lúc đó họ không biết nó ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng như thế nào nên tầng lớp thấp hơn có thể dễ dàng tiếp cận với loại nguyên liệu này.

7. Não bê

Món đặc sản gây tranh cãi vì tính nhân đạo (Ảnh: Internet)
Món đặc sản gây tranh cãi vì tính nhân đạo (Ảnh: Internet)

Món ăn này được gọi là cervelle de veau và là một món ngon ở một số vùng của châu Âu và Morroco. Nó được làm từ óc bê, thường được dùng kèm với lưỡi, xào với bơ beurre noir và nụ bạch hoa.

Bữa ăn này được cho là ngon hơn đáng kể so với óc bò, vốn cũng rất phổ biến ở những vùng đó vì óc bò được cho là mềm hơn và nhạt vị hơn.

6. Sashimi ếch

10 món ăn đặc sản bị coi là độc ác và man rợ: Bạn đã thử món nào chưa? ẩm thực ấn tượng BlogAnChoi đặc sản khám phá món ăn đặc sản thế giới thú vị Top 10 văn hóa
Món đặc sản gây tranh cãi vì tính nhân đạo (Ảnh: Internet)

Một trong những tập tục kỳ lạ và đáng lo ngại nhất trên thế giới là truyền thống ăn ếch sống của người Nhật. Món sashimi này tên là “ikizukuri”, bao gồm một con ếch được thái lát, một ít nước tương và một lát chanh bên cạnh.

Có những video cho thấy con ếch vẫn còn sống khi bị ăn thịt và trở thành yếu tố then chốt trong cuộc tranh luận cho rằng món ăn này là vô nhân đạo. Cho đến nay, món này vẫn chưa bị cấm nhưng nó chỉ được cung cấp ở một số ít cơ sở ở Nhật Bản.

5. Rượu rắn

Món đặc sản gây tranh cãi vì tính nhân đạo (Ảnh: Internet)
Món đặc sản gây tranh cãi vì tính nhân đạo (Ảnh: Internet)

Rượu rắn đã được sử dụng ở Trung Quốc từ thời Tây Chu (khoảng 1040–770 trước Công nguyên). Ở nhiều nước Đông Á, rượu gạo (hoặc rượu ngũ cốc) và rắn độc là nguyên liệu chính của loại đồ uống này. .

Thường thì con rắn trong rượu vẫn còn sống khi chai được đổ đầy và đóng nút, điều này khiến đây trở thành một trong những đồ uống đáng lo ngại nhất khi được phục vụ.

4. Casu marzu

Món đặc sản gây tranh cãi vì tính nhân đạo (Ảnh: Internet)
Món đặc sản gây tranh cãi vì tính nhân đạo (Ảnh: Internet)

Loại phô mai Sardinia nổi tiếng vì… lúc nhúc giòi! Những con giòi sẽ phá vỡ chất béo của phô mai, làm cho nó mềm và béo hơn.

Trong khi một số người loại bỏ tất cả giòi trước khi ăn casu marzu thì những người khác lại để nguyên vì tin rằng chúng sẽ giúp hương vị đậm đà hơn. Phô mai là món khai vị thông thường trong các bữa tiệc tối, nhưng phô mai có giòi có thể gây khó chịu cho một số thực khách.

3. Súp máu

Món đặc sản gây tranh cãi vì tính nhân đạo (Ảnh: Internet)
Món đặc sản gây tranh cãi vì tính nhân đạo (Ảnh: Internet)

Bất kỳ món súp nào có thành phần chính là tiết động vật đều được coi là súp máu – hoặc tiết canh. Có rất nhiều biến thể của món khai vị này, trong đó tiết vịt và tiết lợn là phổ biến nhất, nhưng bò và cừ cũng được dùng để chế biến món ăn này.

Ở cả Hàn Quốc và Ba Lan, tiết canh là món ăn phổ biến nhưng nhiều quốc gia lại không hài lòng với món này. Tại Ba Lan, món Czernina – hay còn gọi là tiết canh vịt – gồm có hai nguyên liệu chính là nước luộc gà và tiết vịt, món này thường được ăn chung với giấm.

2. Não khỉ

Món đặc sản gây tranh cãi vì tính nhân đạo (Ảnh: Internet)
Món đặc sản gây tranh cãi vì tính nhân đạo (Ảnh: Internet)

Não khỉ được ăn ở nhiều nơi tại Trung Quốc và Đông Nam Á vì mọi người tin rằng chúng giúp người ăn thông minh hơn. Cũng có bằng chứng rõ ràng rằng con người đã ăn não của các loài vật khác trong nhiều thế kỷ trước, nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi về việc hiện tại món ăn não khỉ này có còn tồn tại hay không.

Trong văn hóa đại chúng phương Tây, việc ăn não khỉ bị coi là tàn nhẫn và quái dị.

1. Chuột lang

Món đặc sản gây tranh cãi vì tính nhân đạo (Ảnh: Internet)
Món đặc sản gây tranh cãi vì tính nhân đạo (Ảnh: Internet)

Hầu hết mọi người sẽ không bao giờ nghĩ đến việc ăn những con vật nuôi lông xù và đáng yêu này. Nhưng ở Peru, đây lại là một món ngon – được gọi là “cuy” và ngày càng trở nên phổ biến trong thập kỷ qua. Trên thực tế, sự gia tăng đáng kể trong việc nuôi chuột lang lấy thịt đã giúp nhiều người nông dân thoát khỏi đói nghèo.

Chăn nuôi chuột lang đã trở thành một trong những ngành kinh doanh sinh lợi nhất ở quốc gia Nam Mỹ này. Thịt chuột lang được đánh giá cao và có vị giống như sự kết hợp giữa vịt và thỏ. Khi được chế biến đúng cách, thịt chuột lang rất đậm đà, béo và có hương vị thơm ngon.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

10 sự thật không hề ngọt ngào của ngành công nghiệp sản xuất đường

Chúng ta đều biết rằng đường rất ngon nhưng không phải là thứ tốt nhất cho sức khỏe. Dưới đây là 10 sự thực không mấy ngọt ngào mà ngành công nghiệp sản xuất đường không muốn công chúng biết, cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận