Nhu cầu chất bột đường và chất đạm cho bà bầu trong thai kỳ như thế nào để giúp thai nhi phát triển toàn diện? Chế độ ăn có gì khác biệt không? Các mẹ hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây để chuẩn bị và thiết kế thực đơn cho riêng mình để có một thai kỳ như ý nhé!

Nhu cầu chất bột đường

Với những trường hợp mẹ tăng cân quá nhanh trong khi tăng trưởng của thai lại không đủ thì khẩu phần chất bột đường cũng phải giảm xuống thấp hơn mức bình thường. Giữa 2 loại chất bột đường đơn giản và phức tạp thì các mẹ nên ưu tiên sử dụng nhóm bột đường phức tạp.

Đường đơn giản

Loại đường đơn giản hiện diện trong các thực phẩm tạo vị ngọt ngay khi tiếp xúc ở miệng, như: Bánh kẹo, chè, nước giải khát,… loại đường này dễ làm tăng đường huyết do được hấp thu nhanh sau ăn nhưng giá trị dinh dưỡng lại thấp. Nó còn có tên gọi là đường rỗng vì không kèm theo các vitamin và chất khoáng cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng.

Chất bột đường (Nguồn: Internet)
Chất bột đường (Nguồn: Internet)

Ăn nhiều đường đơn giản có thể làm hao hụt kho dự trữ vi chất trong cơ thể, làm tăng sự tổng hợp mỡ trong cơ thể trong khi đường huyết cũng tăng. Điều này khiến cho mẹ tăng cân nhiều nhưng thai lại tăng cân ít, dễ dẫn đến nguy cơ thừa cân – béo phì sau sinh ở mẹ nhưng lại không giúp thai nhi tăng trưởng tốt trong thai kỳ.

Theo khuyến cáo mới nhất của Viện Dinh dưỡng quốc gia thì tổng năng lượng cung cấp từ đường đơn giản không nên vượt quá 10% tổng năng lượng từ đường, tức là không quá 6% tổng năng lượng khẩu phần.

Đường phức tạp

Thực phẩm chứa đường phức tạp (Nguồn: Internet)
Thực phẩm chứa đường phức tạp (Nguồn: Internet)

Loại đường phức tạp có trong các thực phẩm ngũ cốc như gạo, bánh mì, khoai củ, đậu đỗ. Đường phức tạp thường được tiêu hóa chậm và hấp thu chậm do chúng phải được phân hủy thành đường đơn giản trước khi được hấp thụ vào trong máu. Chính vì vậy, loại đường này giúp cung cấp chất bột đường cho mẹ và thai đều đặn hơn, kéo dài hơn sau bữa ăn, ít làm tăng tích trữ mỡ và làm giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ.

Các thức ăn cung cấp chất bột đường phức tạp đồng thời cũng là nguồn cung cấp vitamin tan trong nước nhóm B, một số chất khoáng giá trị và chất xơ giúp đề phòng táo bón. Để tránh làm căng dạ dày, gây chèn ép lên cơ hoành làm thai phụ khó thở, nhất là khi tử cung đã to, các mẹ nên chia đều khẩu phần chất bột đường ra cho cả 5-6 bữa ăn trong ngày, không nên chỉ tập trung vào 3 bữa chính và nên thay đổi nhiều thực phẩm giàu chất bột đường khác nhau như cơm, mì, nui, bún,…

Nhu cầu chất đạm trong thai kỳ

Phụ nữ mang thai cần ăn thêm khoảng 80g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày so với giai đoạn trước mang thai (tổng cộng khoảng 180-200g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày. Với các trường hợp nhiễm độc thai nghén, tăng urê máu, protein niệu (+),… lượng đạm trong khẩu phần cần giảm thấp hơn bình thường nhưng không nên giảm dưới 12% năng lượng khẩu phần.

Chất đạm được hình thành từ các acid amin. Có khoảng 20 loại acid amin, trong đó 9 loại là acid amin thiết yếu. Thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc thực vật như đậu đỗ, đậu hũ, mè, rong biển,… thường dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và ít gây dị ứng hơn nhưng lại hay thiếu các acid amin thiết yếu. Do đó, khẩu phần ăn của thai phụ nên chú trọng đến các loại thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc động vật như thịt gia súc, gia cầm, cá, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa.

Chất đạm (Nguồn: Internet)
Chất đạm (Nguồn: Internet)

Đối với những thai phụ ăn chay trường thì nguồn acid amin thiết yếu cho thai nhi cần được cung cấp từ trứng và sữa. Bên cạnh đó, không phải loại thức ăn nào chứa nhiều protein thì cũng có giá trị dinh dưỡng giống nhau. Một số chứa chất béo nhiều, một số khác lại có nhiều vitamin và chất khoáng bổ sung. Do vậy, khi lựa chọn các thực phẩm giàu đạm khác nhau, các mẹ cũng cần chú ý đến các chất dinh dưỡng khác kèm theo để có một chế độ ăn cân đối các chất dinh dưỡng khác nhau.

Các thực phẩm giàu đạm có chứa kèm nhiều acid béo không no và các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Ví dụ: Các loại hạt có dầu, các loại cá biển, cá béo,… tốt hơn cho thai kỳ so với các loại thực phẩm giàu đạm nhiều chất béo no và cholesterol như thịt đỏ (heo, bò,…), nội tạng động vật,…

Các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác về dinh dưỡng:

Bài viết sau, BlogAnChoi sẽ giúp các mẹ tìm hiểu sâu hơn về chất béo và nhiều chất dinh dưỡng khác. Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnChoi để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha!

Xem thêm

Những lưu ý về nhu cầu vitamin A và vitamin D trong thai kỳ cho mẹ và bé khỏe mạnh

Vitamin và khoáng chất là những chất cần thiết, không thể thiếu đối với cơ thể. Vitamin A và vitamin D đều là 2 loại vitamin tan trong và có vai trò vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Ở bài viết này, BlogAnChoi sẽ chỉ ra những lưu ý về 2 loại vitamin này. Các mẹ cùng tìm ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
User 9eaec281

Kiến thức quá bổ ích…