Trong thời kỳ mang thai, các bà mẹ phải thật cẩn thận vì đây là thời điểm khó khăn và quan trọng để em bé sau này có một sức khỏe tốt. Việc chăm sóc cho mẹ bầu khi mang thai đòi hỏi phải có kỷ luật, chuẩn bị kỹ càng về thực phẩm ăn uống vì đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Dưới đây là những điều mà các mẹ phải đặc biệt chú ý khi mang thai.

1. Nên ăn gì khi đang mang thai?

Cảm giác thèm ăn là không thể tránh khỏi trong thời kỳ mang thai, nhưng không phải chúng ta có thể ăn bất cứ món gì mình thích, vì trong quá trình mang thai cần kiêng những món nhiều dầu mỡ và cay nóng. Để đảm bảo mẹ và bé có đủ chất dinh dưỡng, bạn cần bổ sung chế độ ăn uống thích hợp bao gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, sắt, folate.

Trong thời kỳ mang thai phải thật cẩn thận trong quá trình ăn uống (Ảnh: Internet).
Trong thời kỳ mang thai phải thật cẩn thận trong quá trình ăn uống (Ảnh: Internet).

Vậy ăn gì là thích hợp nhất?

  • Bổ sung canxi: ăn nhiều rau xanh và các sản phẩm làm từ sữa.
  • Bổ sung sắt: thịt đỏ, cá hồi, đậu và trứng.
  • Bổ sung folate: là một dưỡng chất quan trọng giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của trẻ, có nhiều trong các thực phẩm như ngũ cốc, rau xanh, đậu và các thực phẩm tăng cường folate.

2. Thư giãn đầu óc để có giấc ngủ ngon

Trong thời kỳ mang thai, mất ngủ là một vấn đề mà hầu hết các mẹ đều gặp phải. Có vô số vấn đề mà phụ nữ mang thai hay suy nghĩ: lo lắng về chồng của mình sẽ là một người cha tốt, lo lắng về chuyện ăn uống để có dinh dưỡng cho con,…

Tập thiền để có giấc ngủ ngon hơn khi mang thai (Ảnh: Internet).
Tập thiền để có giấc ngủ ngon hơn khi mang thai (Ảnh: Internet).

Để cải thiện chứng mất ngủ trong thời kỳ này, các mẹ có thể thử các kỹ thuật như:

  • Ngồi thiền từ 10 đến 15 phút để tĩnh tâm
  • Chia sẻ các vấn đề về thai kỳ với người thân
  • Lập danh sách các công việc mà bạn cần làm trong ngày mai để không bị lo lắng làm ảnh hưởng giấc ngủ

Thư giãn đầu óc trước khi đi ngủ giúp các mẹ giảm bớt áp lực, căng thẳng, có nhiều năng lượng và tinh thần thoải mái.

3. Vận động tay chân mỗi ngày

Ngoài việc tập thể dục thường xuyên cho cơ thể khỏe mạnh, các mẹ có thể di chuyển đi lại một vài lần trong ngày, nhưng chú ý đừng di chuyển quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ có thể đi bộ xung quanh nhà hít thở không khí vào buổi sáng, đi tiếp vào buổi chiều mát để tránh ánh nắng. Đảm bảo các mẹ sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và ngủ ngon hơn.

Phụ nữ mang thai muốn khỏe mạnh cần ít nhất 2 tiếng mỗi ngày cho hoạt động với cuờng độ vừa phải. Các hoạt động thể dục khiến mẹ thở nhanh hơn, sâu hơn và làm cho tim mạch khỏe mạnh hơn. Tập với cường độ vừa phải có nghĩa là bạn hoạt động vừa đủ để có mồ hôi và tăng nhịp tim.

Vận động tay chân thường xuyên giúp mẹ và bé khỏe mạnh (Ảnh: Internet).
Vận động tay chân thường xuyên giúp mẹ và bé khỏe mạnh (Ảnh: Internet).

Đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, vận động tay chân mỗi ngày có tác dụng:

  • Giữ cho tâm trí và cơ thể khỏe mạnh, hoạt động tay chân giúp mẹ thoải mái và cung cấp thêm năng lượng cho cả mẹ và thai nhi. Đồng thời còn làm cho tim, phổi và mạch máu khỏe mạnh.
  • Giúp mẹ kiểm soát cân nặng phù hợp, tránh tăng cân quá nhiều.
  • Giảm bớt một số khó chịu thường gặp khi mang thai: táo bón, đau lưng, sưng phù ở chân.
  • Làm giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ: tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật.
  • Chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở, các hoạt động như yoga trước khi sinh có thể giúp thở đều, thiền giúp kiểm soát cơn đau chuyển dạ.
  • Tập thể dục hay vận động tay chân mỗi ngày giúp mẹ có đủ năng lượng và sức mạnh để vượt qua cơn đau đẻ.

4. Tránh tình trạng mất nước trong thời kỳ mang thai

Bổ sung nước là điều cần thiết, nhất là trong thời kỳ mang thai. Nước có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, giúp hình thành nhau thai và túi ối. Bạn không chỉ cần nhiều nước hơn bình thường mà em bé cũng rất cần nước, vậy nên là phải bổ sung đủ nước cho cơ thể.

Thiếu nước là do cơ thể bị mất nước nhiều hơn lượng nước nạp vào, khiến các cơ quan không thể hoạt động một cách bình thường. Trong quá trình mang thai, đây là vấn đề đáng lo ngại ở tất cả các bà mẹ. Nước giúp lưu thông máu và vận chuyển chất dinh dưỡng cho thai nhi, thiếu nước khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng:

  • Các khuyết tật ống thần kinh
  • Nước ối ít
  • Sinh non
  • Giảm sản xuất sữa mẹ
  • Dị tật bẩm sinh
Không được để cơ thể thiếu nước khi mang thai (Ảnh: Internet).
Không được để cơ thể thiếu nước khi mang thai (Ảnh: Internet).

Nếu bạn đang đối mặt với tình trạng ốm nghén khiến bạn mệt mỏi, thì nguy cơ thiếu nước càng nghiêm trọng hơn. Nôn mửa có thể dẫn đến mất nước và chất điện giải trong cơ thể, cộng với mất axit trong dạ dày.

Dấu hiện dễ nhận biết thiếu nước trong thời kỳ mang thai là:

  • Miệng quá khô, dính lại với nhau
  • Hay cảm thấy buồn ngủ
  • Cảm thấy khát
  • Nước tiểu ít hoặc không có nước tiểu
  • Hay đau đầu, nôn mửa, chóng mặt, khó chịu trong người
  • Xuất hiện tình trạng táo bón
  • Nước tiểu rất sẫm màu
  • Nhịp tim nhanh và thở mạnh
  • Huyết áp thấp

Bất kỳ ai cũng có thể rơi vào tình trạng thiếu nước, nhưng khi mang thai vấn đề này vô cùng nghiêm trọng và đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe thai nhi. Hãy luôn mang bên mình một chai nước, cố gắng theo dõi lượng nước nạp vào cơ thể và đảm bảo cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày, cả mẹ và bé sẽ phát triển khỏe mạnh.

Một số bài viết liên quan bạn có thể tham khảo:

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Hãy ghé BlogAnChoi để tham khảo những tips hay để chăm sóc sức khỏe thật tốt. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe!

Xem thêm

15 tác dụng kỳ diệu của âm nhạc cho sức khỏe đã được khoa học chứng minh

Nhà bác học Charles Darwin từng nói rằng nếu được sống một lần nữa, ông sẽ duy trì thói quen đọc thơ và nghe nhạc ít nhất một lần mỗi tuần. Nhà vật lý Albert Einstein cũng nói, nếu không phải là nhà vật lý thì có lẽ ông sẽ là một nhạc sĩ. Còn nhạc công nổi tiếng ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận