Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc chứng loạn thị. Tật loạn thị này có thể là do di truyền hoặc xuất hiện sau chấn thương và các bệnh lý có liên quan đến mắt. Vậy cách để phát hiện loạn thị như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Khái niệm loạn thị
Loạn thị là tình trạng kích thước của nhãn cầu không được tròn đều. Tật này xảy ra ở mỗi người theo cách không giống nhau. Tình trạng này sẽ khiến cho mắt bị mờ do hình ảnh không thể hội tụ trên võng mạc như bình thường.
Loạn thị nằm trong nhóm được gọi chung là các tật khúc xạ, thường xảy ra cùng với tình trạng viễn thị hoặc cận thị.
Triệu chứng của loạn thị
Một số triệu chứng phổ biến xảy ra ở những người mắc loạn thị, đó là:
- Đau đầu.
- Mắt có dấu hiệu mỏi thường xuyên.
- Hạn chế tầm nhìn vào ban đêm.
- Mắt có dấu hiệu mờ giống như bị cận, nhưng điểm khác biệt để nhận diện đó là khi nhìn vào vật thể sẽ cảm giác méo mó.
- Đau vai gáy, cổ, lưng,…
- Chảy nước mắt thường xuyên.
Nguyên nhân gây ra loạn thị là gì?
- Tuổi tác: Loạn thị xảy ra khá phổ biến ở những người cao tuổi, do giác mạc không còn được rõ như những người trẻ.
- Cận thị hoặc viễn thị: Nếu mắt bị cận thị hoặc viễn thị quá nặng thì rất có khả năng gặp phải tình trạng loạn thị.
- Phẫu thuật: Nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng loạn thị là do phẫu thuật hoặc có sự can thiệp vào giác mạc của mắt như thay thuỷ tinh thể, phẫu thuật đục thuỷ tinh thể,…
- Tiền sử: Gia đình có tiền sử loạn thị, nhất là bố mẹ, hoặc một số vấn đề ảnh hưởng đến chức năng của mắt cũng dẫn đến nguy cơ loạn thị cao.
Lưu ý: Trường hợp ngồi ở những nơi không có đủ ánh sáng để xem phim, đọc sách, nghịch điện thoại không có khả năng gây ra loạn thị, nhưng thói quen đó có thể dẫn đến một số hệ luỵ khác, điển hình là cận thị.
Loạn thị có nguy hiểm không?
Tuỳ vào mức độ loạn thị của mỗi người mà kết luận tính nghiêm trọng của loạn thị. Những người bị loạn thị nhẹ có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên hoặc dùng thuốc theo bác sĩ kê đơn giúp làm giảm độ loạn thị.
Còn những người bị loạn thị nặng cần phải đi khám sớm nhất có thể và thực hiện một số biện pháp can thiệp như: Điều trị bằng cách sử dụng kính áp tròng cứng, phẫu thuật, kính thuốc theo tư vấn của bác sĩ nhãn khoa, kính điều chỉnh khúc xạ, phẫu thuật khúc xạ,…
Những phương pháp này sẽ giúp điều chỉnh lại hình dạng của giác mạc để lấy lại đôi mắt khoẻ mạnh.
Cách phòng ngừa loạn thị như thế nào?
- Hạn chế làm việc quá sức, nhất là làm việc với máy tính hay đọc, nhìn vào một vật quá lâu.
- Để bảo vệ mắt tốt nhất nên ngồi làm việc và học bài ở những nơi có đủ ánh sáng. Tránh tình trạng quá tối hoặc ánh sáng quá mạnh gây chói mắt.
- Hạn chế những tổn thương liên quan đến mắt.
- Ăn uống sinh hoạt điều độ. Thường xuyên bổ xung vitamin cho cơ thể, nhất là những loại vitamin tốt cho mắt hoặc những dưỡng chất cần thiết cho mắt như dầu cá.
- Thường xuyên uống nước đủ 2 lít trong ngày, nhỏ thuốc cho mắt khi ngồi làm việc quá lâu để tránh tình trạng mắt quá khô gây ra mỏi mắt, đau mắt.
- Nếu phát hiện một số triệu chứng về mắt, cần điều trị sớm hoặc đi khám để được bác sĩ tư vấn, tránh xảy ra loạn thị.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây:
- Tật khúc xạ mắt là gì? Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ và cách khắc phục?
- 7 thói quen xấu gây hại cho thị lực: Dừng lại ngay nếu bạn không muốn mắt mình mờ dần đi
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé.
Nguồn tham khảo:
- matsaigon.com
- mathanoi2.vn