Trong tập phát sóng ngày 14/8, Shark Tank đã thu hút đông đảo sự quan tâm của dư luận với màn gọi vốn có 1-0-2 trong 5 mùa lên sóng của chương trình. Startup Huỳnh Vũ Tiến được cộng đồng mạng gọi với biệt danh “thánh nổ 2022” khi kêu gọi đầu tư 5 tỷ cho 25% cổ phần, trong khi vốn đầu tư vào doanh nghiệp chỉ là 130 triệu.
Không những thế, sự “ảo tưởng” vào khả năng của bản thân và “tài chém gió” thu nhập hàng tháng lên đến một tỷ khiến nhiều khán giả ngỡ ngàng. Nhưng điều nhiều người thắc mắc là tại sao đội ngũ ekip chuyên nghiệp và nhiều kinh nghiệm của Shark Tank lại để “lọt lưới” một trường hợp hy hữu như vậy.
Giật tít, câu view
Có thể dễ dàng nhận thấy được rằng từ sau khi tập 11 lên sóng lượt view đã tăng đột biến và độ phủ sóng dày đặc trên các nền tảng xã hội với những lời chê bai, dè bỉu. Cộng đồng mạng không ngừng chia sẻ và chuyền tay nhau một một màn gọi vốn nhạt nhòa và nhiều drama giữa dàn “cá mập” và startup.
Riêng video trên Facebook đã lên đến hơn 3,5 triệu lượt xem và hàng chục nghìn lượt tương tác. Hầu hết mọi người đều để lại những bình luận tiêu cực và cười nhạo:
- Thiên tài hay thiên tai
- Chương trình nên sàn lọc trước, đừng để những trường hợp như thế này lên sóng. Các Shark và khán giả muốn bệnh luôn
- Giọng to rõ ràng, đậm đặc mùi đa cấp
- Chưa xuân mà pháo nổ ngập trời
…
Có lẽ, điều này đã nằm trong dự tính của ban tổ chức bởi họ biết rằng chàng thanh niên toàn những mộng tưởng này sẽ phải hứng chịu sự “chặt chém” từ các Shark. Và sẽ không gì thu hút khán giả nhiều bằng những tình huống drama gây sốc.
Mất dần giá trị đích thực
Sau cú tăng view cực mạng đó thì cái giá mà Shark Tank phải trả đó là từ một chương trình chứa đựng sự nhiệt huyết, sáng tạo, tài năng, trí tuệ,…; mang lại cơ hội khởi nghiệp khi làm cầu nối giữa nhà đầu tư với các nhà khởi nghiệp trẻ; đặc biệt là lan tỏa, phát triển văn hóa khởi nghiệp cho đất nước thì bây giờ không khác gì một TV show mang lại tiếng cười cho khán giả.
Ấn tượng nhất phải kể Shark Erik với pha liên tưởng độc đáo đến bài hát của Sơn Tùng- “Chúng ta không thuộc về nhau” để từ chối thương vụ đầu tư khiến mọi người trong trường quay đều phải bật cười.
Bên cạnh đó, đối với những nhà đầu tư thực thụ thì đây quả thực là một màn “tra tấn” sự kiên nhẫn của họ bởi sự tiêu tốn thời gian và công sức nhưng lại không mang lại bất kỳ lợi ích nào. Điển hình là Shark Erik- Đối tác điều hành Quỹ đầu tư mạo hiểm Antler tại Việt Nam đã không dấu được sự chán ngán và thẳng thắn chia sẽ quan điểm trước sự ngạo mạn của người gọi vốn: “Tôi muốn đầu tư vào những nhà khỏi nghiệp khiêm tốn., những người ham học hỏi và hiểu răng họ cần học hỏi. Tôi nghĩ tôi và bạn khó có thể làm việc chung.”
Quả thật, nếu không có những điều chỉnh phù hợp và tính toán kỹ lưỡng hơn thì đây có thể mùa đầu tiên và cũng là mùa cuối cùng Shark Erik đồng hành cùng chương trình.
Phải nói rằng đây là một bước đi sai lầm của ban tổ chức cùng ekip khi chỉ quan tâm tới lợi ích trước mắt mà để lại một “lỗ hổng” lớn cho chương trình. Nó cho thấy sự khó khăn trong việc kết nối với số đông khán giả và giữ chân được họ ở lại với Shark Tank.
Liệu Shark Tank Việt Nam có thể kéo dài và phát triển mạnh mẽ như ở nước ngoài hay không hay chỉ kéo vài mùa rồi lại thất bại thì có thể biết được ở trong tương lai.
Không thể phủ nhận được rằng Shark Tank là một chương trình truyền hình mang lại nhiều giá trị cho phong trào khởi nghiệp và xa hơn là sự lớn mạnh của quốc gia. Vì vậy sự nhiệt huyết, hết hình và công tâm của dàn ekip để tạo nên một chương trình có ý nghĩa, văn minh là một điều vô cùng cần thiết!