Chăm em bé là công việc mệt mỏi và đòi hỏi kiên nhẫn nhiều mẹ bỉm sữa đã trở nên trầm cảm khi phải suốt ngày nghe tiếng khóc và đối mặt với tình trạng mất ngủ của con. Điều chỉnh thói quen ngủ của trẻ là một trong những cột mốc quan trọng đầu tiên của quá trình nuôi dạy con mà các bậc phụ huynh cần tìm hiểu. Vậy làm thế nào để trẻ có một giấc ngủ ngon? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu ngay nhé!

Trong những tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh thường thức dậy vào ban đêm để bú, sau đó dần dần thay đổi khi trẻ bắt đầu lớn lên. Một điều quan trọng mà bạn cần chú ý là phải hiểu con bạn cần ngủ bao nhiêu thời gian ở các độ tuổi khác nhau. Có thể cho con ngủ ít vào ban ngày để ban đêm ngủ được nhiều hơn.

Tại sao giấc ngủ lại quan trọng như vậy?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh. Trên thực tế, giấc ngủ hỗ trợ cho sự phát triển thể chất và tinh thần của em bé. Trong quá trình trẻ lớn lên, giấc ngủ giúp tăng cường khả năng học tập của trẻ, tác động tích cực đến tâm trạng, kiểm soát hành vi và tăng khả năng chú ý.

Bất kể người lớn hay trẻ sơ sinh đều cần giấc ngủ ngon ((Ảnh: Internet).
Bất kể người lớn hay trẻ sơ sinh đều cần giấc ngủ ngon ((Ảnh: Internet).

Ngủ ngon cũng được biết là giúp duy trì cân nặng hợp lý, ngăn ngừa rối loạn tim và giảm nguy cơ chấn thương, đồng thời trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ có khả năng nhận thức tốt hơn.

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?

Các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn bằng cách tìm hiểu lịch trình ngủ của trẻ.

Vậy trẻ sơ sinh cần ngủ bao nhiêu là đủ? (Ảnh: Internet).
Vậy trẻ sơ sinh cần ngủ bao nhiêu là đủ? (Ảnh: Internet).

Trẻ 0-3 tháng

Trong 2 đến 3 tháng đầu, trẻ sơ sinh ngủ khoảng 14-17 giờ mỗi ngày. Vào thời điểm này, cơ thể trẻ chưa đồng bộ với thời gian bên ngoài, do đó trẻ thức dậy bất cứ lúc nào thấy đói, quấy khóc hoặc cần thay tã. Những tháng đầu này, nhu cầu chính của trẻ sơ sinh là bú thường xuyên., vì vậy nếu bạn thấy bé không ngủ nhiều như mong đợi thì cũng đừng quá lo lắng, đây chỉ là điều hoàn toàn bình thường.

Trẻ 4-5 tháng

Khi được 4 đến 5 tháng tuổi, trẻ sẽ ngủ khoảng 12 đến 16 tiếng một ngày. Giấc ngủ có thể bị gián đoạn do tình trạng mọc răng hoặc bị ọc sữa.

Trẻ 6 tháng

Khi trẻ chạm mốc 6 tháng, thời gian ngủ giảm xuống còn 10 đến 11 tiếng mỗi ngày, nên vào ban đêm trẻ có thể ngủ nhiều hơn. Nhưng vẫn không tránh khỏi các tình trạng bất ngờ xảy ra làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến giấc ngủ hàng ngày của trẻ

Việc chăm em bé trở nên dễ dàng hơn nếu biết các nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ (Ảnh: Internet).
Việc chăm em bé trở nên dễ dàng hơn nếu biết các nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ (Ảnh: Internet).

1. Đói

Sữa mẹ nhạt và dễ tiêu hóa, khiến trẻ hay thức giấc để bú thường xuyên. Trường hợp này gặp nhiều ở trẻ sơ sinh và giảm dần khi trẻ lớn lên.

Giải pháp: Trong trường hợp trẻ đói hoặc cần thay tã, hãy nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của trẻ để tránh tình trạng trẻ quấy khóc vào ban đêm.

2. Trào ngược axit

Trào ngược axit là tình trạng axit trong dạ dày tràn lên thực quản (đường ống dẫn thức ăn) và gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Điều này gây ra tình trạng cáu kỉnh, quấy khóc nhiều, nôn trớ, giấc ngủ bị xáo trộn và nghẹt thở cho trẻ sơ sinh.

Giải pháp: Nếu trẻ thức giấc vì trào ngược axit, bạn có thể bế trẻ ở tư thế thẳng sau khi bú. Cho trẻ ợ hơi sau mỗi bữa ăn. Các mẹ bỉm đang cho con bú nên cắt giảm các món gây đầy hơi và đặc biệt chú ý trong vấn đề ăn uống. Nếu cách này không khắc phục được, hãy đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để được hướng dẫn an toàn hơn.

3. Colic

Colic là giai đoạn mà hầu hết trẻ sơ sinh đều mắc phải. Những cơn quấy khóc diễn ra trong nhiều giờ và không rõ lý do, nhưng chủ yếu là do hệ tiêu hóa kém và khí bị mắc kẹt trong dạ dày của trẻ khi bú. Cách tốt nhất để khắc phục là dỗ em bé và làm cho bé cảm thấy thoải mái nhất có thể.

Giải pháp: Hãy vỗ về trẻ bằng cách ôm trẻ lại gần bạn. Các trường hợp đau bụng ở trẻ cũng có thể được điều trị bằng cách sử dụng nước lá chùm ngây, một giải pháp được nhiều bà mẹ tin dùng.

4. Dị ứng thực phẩm

Sữa công thức có chứa casein hoặc nếu mẹ uống sữa bò có thể gây nên tình trạng không dung nạp hoặc dị ứng ở trẻ, dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy.

Giải pháp: Loại bỏ các sản phẩm có sữa bò hoặc các món có thể gây đầy hơi ra khỏi chế độ ăn uống của em bé và của mẹ.

5. Nhiệt độ

Thân nhiệt của trẻ sơ sinh luôn cao hơn người lớn. Nếu bạn cảm thấy lạnh có nghĩa là con bạn đang cảm thấy bình thường. Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến trẻ khó chịu vào ban đêm.

Giải pháp: Đảm bảo nhiệt độ phòng bé ngủ ở mức vừa phải, an toàn. Cho bé mặc quần áo thoải mái, tự do cử động chân tay.

6. Mọc răng

Đây là thời gian các bà mẹ đau đầu và thiếu ngủ nhất. Đau khi mọc răng khiến trẻ thức đêm, những cơn đau này bắt đầu sớm nhất vào khoảng thời gian 3 đến 4 tháng.

Giải pháp: Nếu bé quấy khóc và trở nên cáu kinh bất thường, bạn hãy kiên nhẫn đung đưa bé, ôm bé sát vào người và cho bé ngậm một chút nước lạnh để xoa dịu cơn đau. Trẻ mọc răng khóc nhiều và nuốt nhiều không khí nên dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi. Nếu nướu của bé đau quá mức, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để giải quyết an toàn và nhanh chóng.

Các biện pháp giúp bé ngủ ngon suốt đêm

  • Thói quen đi ngủ: Bắt đầu bằng cách tắm nhẹ nhàng, tiếp theo thoa dưỡng ẩm để da bé luôn có độ ẩm nhất định, chọn cho bé một bộ đồ thật thoải mái nhưng phải đảm bảo đủ ấm, cho bé nghe những lời ru, cho bú và quấn bé trong chăn.
  • Thay tã: Tránh thay tã không cần thiết vào ban đêm vì việc này dễ đánh thức em bé. Bạn có thể nhẹ nhàng kiểm tra tã bé thường xuyên và thay vào lúc cần thiết.
  • Tiếng ồn trắng: Làm cho bé cảm thấy an tâm như thể chúng vẫn còn nằm trong bụng mẹ, bạn có thể bật quạt, máy lạnh, một bài hát nhẹ nhàng giúp bé sâu giấc hơn,…
  • Đồ chơi: Loại bỏ tất cả các đồ chơi, chăn hoặc bất kỳ vật dụng nào không cần thiết gần em bé đang ngủ.
  • Tiếng ồn và ánh sáng: Đảm bảo phòng em bé ngủ ít có ánh sáng và ít người qua lại, ít tiếng ồn.
  • Điện thoại: Tránh sử dụng điện thoại, ánh sáng điện thoại có thể ảnh hưởng tới mắt của bé, sóng điện thoại làm ảnh hưởng đến não của trẻ. Bạn nên chuyển chế độ máy bay, đừng nên để điện thoại ngay đầu em bé.

Một số bài viết bạn có thể tham khảo:

Những tháng đầu làm cha mẹ rất khó khăn nhưng việc tin tưởng vào bản thân rằng mình sẽ làm tốt sẽ giúp bạn chăm con được an toàn và khỏe mạnh. Hãy dành thời gian quan sát thói quen và cách giao tiếp của bé để cải thiện giấc ngủ của bé. Nếu gặp phải trường hợp bất ngờ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Xem thêm

Gaslighting là gì? 11 dấu hiệu bạn đang bị thao túng tâm lý và cách chấm dứt chúng

Gaslighting là gì? Thao túng tâm lý là gì? Làm sao để biết bạn đang rơi vào một mối quan hệ gaslighting, bị người yêu thao túng tâm lý? Hãy cùng tìm hiểu thông tin cụ thể dưới đây nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận