Khi bạn bán hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Shopee, Lazada… và tự hỏi rằng làm thế nào để chốt khách hàng nhanh nhất khi họ vào thăm gian hàng của bạn không? Bạn đã phải chi rất nhiều tiền để chạy quảng cáo, bỏ tiền để chụp hình một cách chuyên nghiệp, thuê cả người mẫu đẹp để chụp hình với sản phẩm nhưng không mang lại kết quả mong muốn? Nếu đây là những vấn đề bạn đang gặp, thì bài viết này là dành cho bạn về sales online.
Sales online là gì?
Sales online là việc mua bán qua các trang web thương mại, giúp người bán và người mua kết nối để trao đổi hàng hóa. Hiện nay, Sale online đang ngày càng mạnh mẽ và chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng. Một phần quan trọng của sự phát triển này đến từ dịch vụ tư vấn đa dạng và thuận tiện.
Tại sao Sale online lại thu hút nhiều người đến như vậy, mặc dù thời gian phát triển không lâu?
Yếu tố quan trọng nhất là Internet, đang có sẵn rộng rãi khắp mọi nơi. Điều này làm cho việc thực hiện mua sắm online trên các trang thương mại điện tử trở nên phổ biến hơn.
Những yếu tố trong công việc sales online
1. Thông tin sản phẩm, dịch vụ
- Nắm vững thông tin chi tiết về sản phẩm dịch vụ như mã sản phẩm, nguồn gốc, màu sắc, kiểu dán.
2. Tư vấn và quan sát
- Đối với nhân viên bán hàng: Hiểu rõ tâm lý và tư vấn sản phẩm cần thiết.
- Hỗ trợ khách hàng trong quá trình lựa chọn sản phẩm phù hợp.
- Kiểm tra tốc độ tiêu thị hàng hóa và báo cáo lại.
3. Tìm kiếm và giới thiệu
- Sử dụng phương tiện như: mạng xã hội, gọi điện để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ khách hàng trong việc hiểu rõ sản phẩm cần mua.
4. Quảng bá và thương thuyết
- Báo giá và thương thuyết giá thành.
- Thảo luận về thời hạn thanh toán và điều kiện giao hàng.
5. Kiểm kê và bổ sung
- Thực hiện kiểm kê hàng hóa định kỳ.
- Bổ sung mặt hàng khi cần thiết để đảm bảo hàng sẵn có.
6. Báo cáo hàng tháng
- Gửi báo cáo về tình hình bán hàng cho quản lý để theo dõi và đánh giá hiệu suất.
4 yếu tố tâm lý chính để chốt sales online ngay lập tức
Các yếu tố dưới đây sẽ giúp cải thiện và áp dụng ngay trong các hoạt động kinh doanh cũng như marketing của mình. Cụ thể hơn là giúp khách hàng thực hiện hoạt động ngay lập tức bằng việc chốt đơn.
Những yếu tố đi sâu vào tâm lý con người và vai trò marketing trong việc truyền đạt thông điệp và khuyến khích hành động, cung cấp góc nhìn chi tiết và dễ hiểu đến từ những “mánh khóe” mà các công ty lớn đang áp dụng.
Fear of loss – Nỗi sợ mất mát
Yếu tố thứ nhất, hay yếu tố dễ dàng nhạt biết nhất, chính là nỗi sợ mất mát thứ gì đó. Đây là một hiện thực đơn giản khi phải lựa chọn giữa việc: mang lại lợi ích hoặc mất thứ gì có lợi. Và chính vì vậy, tâm lý mất mát đã khiến chúng ta hành động nhanh chóng để tránh bị tổn thất.
Đó là lý do tại sao hội chứng FOMO (Fear Of Missing Out – Nỗi sợ bị lỡ) được đề cập nhiều trong thị trường khác nhau. Ví dụ: Khi có phiên bản đặc biệt hoặc giới hạn, nhiều người mua nhanh chóng vì sợ bỏ lỡ cơ hội sở hữu sản phẩm đặc biệt đó.
Cách áp dụng cho gian hàng của có nhiều cách khác nhau. Ví dụ: Tạo ưu đãi giảm giá trong khoảng thời gian ngắn, hoặc tạo áp lực bằng cách hiển thị đồng hồ đếm ngược và tặng quà cho những người mua nhanh chóng.
Điều quan trọng là phương pháp này chỉ hiệu quả khi bạn có thể truyền đạt lợi ích hiệu quả của sản phẩm và khi khách hàng cảm thấy sản phẩm có ích đối với họ.
Greed – Sự tham lam
“Sự tham lam” chính là yếu tố tiếp theo để khai thác giúp khuyến khích khách hàng mua nhanh. Chúng ta đều có tính tham lam bản năng, mong muốn những điều người khác có và tốt hơn mình. Trong Marketing, cách áp dụng kỹ thuật này nhiều nhất là thông qua hiệu ứng lan truyền xã hội hoặc ý tưởng được chia sẻ. Các công ty thường sử dụng video khách hàng hài lòng, hoặc những đánh giá 5 sao và những lời đánh giá tích cực.
Mục tiêu là khiến khách hàng cảm thấy họ cần phải được như người khác, những người xung quanh đã sử dụng sản phẩm thành công. Điều này tạo sự yên tâm và niềm tin cho khách hàng mới khi họ chưa biết đến bạn. Ví dụ: Hình ảnh xe tải chở sản phẩm sẵn sàng trên đường giao hàng, cũng là cách hiệu quả để thúc đẩy sự tham lam và tạo áp lực mua sắm.
Bạn có thể kết hợp với yếu tố thứ nhất – yếu tố “mất mát” bằng cách thông báo rằng chỉ còn một đợt hàng cuối cùng và khuyến khích khách hàng bấm vào nút mua ngay để đảm bảo có được sản phẩm.
Indifference – Sự thờ ơ
Yếu tố thứ 3 giúp thúc đẩy quyết định mua sắm nhanh chóng chính là đánh vào tâm lý được gọi là “sự thờ ơ”, hay còn được gọi là indifference. Ví dụ đơn giản: Khi bạn thích một người nào đó và không nhận lại được sự quan tâm, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và muốn chứng minh giá trị của mình trong mắt họ bằng mọi cách.
Trong bán hàng và Marketing, yếu tố thờ ơ cũng tương tự. Nếu bạn làm cho khách hàng cảm giác khó chịu, luôn cố gắng làm quá mức thì họ sẽ cho bạn 1 cái “bơ”.
Để tránh tình trạng này, hãy truyền đạt rằng bạn là người bán hàng chân thành và không ép buộc khách hàng. Hãy tạo ấn tượng rằng bạn đang quan tâm đến nhu cầu họ và không chỉ muốn bán hàng bằng mọi giá. Việc thông báo rằng ưu đãi hiện tại sẽ kết thúc vào một thời điểm nhất định và đó là một cơ hội duy nhất cũng có thể giúp khách hàng tăng cường ý thức mua sắm.
Quan trọng nhất là không nên làm mất uy tín thương hiệu bằng cách giảm quá mức và làm mất giá trị thực sự của sản phẩm.
Urgency – Sự cấp bách
Tâm lý cấp bách là một yếu tố dễ hiểu nhất và được áp dụng phổ biến trong bán hàng và Marketing. Mục tiêu là tạo cảm giác người tiêu dùng cần phải hành động ngay, vì nếu họ không làm điều đó hiện tại, họ có thể mất cơ hội.
Ví dụ: Khi khách hàng thấy một cửa sổ xuất hiện với thông báo giảm giá đặc biệt chỉ trong khoảng thời gian ngắn và đồng hồ đang đếm ngược, họ thường sẽ cảm thấy áp lực và tăng khả năng mua hàng lập tức và không thể bỏ lỡ ưu đãi.
Cách bạn sử dụng công cụ này cho bán hàng Online của mình bao gồm việc đặt ra thời hạn cụ thể và sử dụng hình ảnh đồng hồ đếm ngược để thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động ngay trước khi cơ hội kết thúc.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
- Logo của Vinamilk đã “phủ xanh” mạng xã hội Việt như thế nào?
- Hành trình đầy gian nan của McDonald’s chinh phục người tiêu dùng Việt Nam
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Mình muốn biết suy nghĩ của các bạn về bài viết này, hãy để lại bình luận và mình sẽ trả lời và phản hồi các bạn sớm nhất có thể.