Rối loạn vi khuẩn đường ruột, tình trạng mất cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột, có thể làm thay đổi trục ruột-não – mạng lưới truyền tín hiệu giữa hệ vi khuẩn đường ruột và não. Với IBS-D, sự gián đoạn trong trục ruột-não có thể khiến thức ăn di chuyển qua ruột quá nhanh, dẫn đến tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khác.
Rối loạn vi khuẩn đường ruột cũng có thể khiến các dây thần kinh trong ruột nhạy cảm hơn và phản ứng quá mức với các hoạt động tiêu hóa bình thường. Do đó, ngay cả chuyển động bình thường của thức ăn hoặc khí qua ruột cũng có thể gây đau và khó chịu ở những người mắc IBS-D.
IBS-D có liên quan đến tình trạng tiêu chảy thường xuyên. Khi triệu chứng xuất hiện, tỉ lệ phân lỏng hoặc loãng sẽ chiếm ít nhất 25% trong khi tỉ lệ cứng hoặc vón cục không đến 25%. Các triệu chứng phổ biến khác của IBS-D bao gồm:
Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của bạn, dẫn đến mệt mỏi, lo lắng và trầm cảm. Những người mắc IBS-D cho biết các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc cùng khả năng tham gia vào các hoạt động và sở thích hàng ngày của họ.
Hội chứng ruột kích thích kèm táo bón (IBS-C) có liên quan đến tình trạng đi ngoài phân cứng, không thường xuyên. IBS-C phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới. Bệnh thường phát triển ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.
Mặc dù nguyên nhân gây ra IBS-C vẫn chưa được khám phá hoàn toàn nhưng có một số yếu tố được cho là góp phần vào sự phát triển của bệnh. Trong đó, rối loạn vi khuẩn đường ruột (những thay đổi trong hệ vi khuẩn đường ruột) cũng có thể là một yếu tố chính gây ra IBS-C.
Rối loạn vi khuẩn đường ruột có thể khiến nhu động tiêu hóa chậm hơn, nghĩa là thức ăn và chất thải di chuyển qua ruột chậm hơn bình thường. Sự chuyển động chậm chạp này tạo điều kiện để ruột già hấp thụ nhiều nước hơn từ phân, khiến phân cứng, khô và khó đi ngoài.
Chế độ ăn ít chất xơ cũng có thể góp phần gây ra hội chứng ruột kích thích kèm táo bón. Chất xơ giúp làm đầy phân và thúc đẩy chất thải di chuyển qua ruột. Những người mắc IBS-C thường nhạy cảm hơn với một số loại thực phẩm nhất định như sữa, gluten và thực phẩm nhiều chất béo. Ngay cả một lượng nhỏ những loại thực phẩm này cũng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa, làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón ở những người mắc IBS-C.
IBS-C gây ra tình trạng táo bón thường xuyên. Khi triệu chứng xuất hiện, hơn 25% phân cứng hoặc vón cục trong khi có ít hơn 25% phân lỏng hoặc loãng. Các triệu chứng phổ biến khác của IBS-C bao gồm:
Mặc dù các triệu chứng của IBS-C có thể cải thiện tạm thời sau khi đi tiêu nhưng để giảm triệu chứng về lâu dài, bạn cần tuân theo phác đồ điều trị của mình.
Những người bị hội chứng ruột kích thích có thói quen đi tiêu hỗn hợp (IBS-M) thường bị tiêu chảy và táo bón cùng lúc. Dạng IBS này thường khó kiểm soát vì các triệu chứng có thể thay đổi bất ngờ. IBS-M ảnh hưởng đến cả nam và nữ như nhau.
Mặc dù nguyên nhân gây ra IBS-M vẫn chưa được xác định chính xác nhưng nghiên cứu cho thấy sự mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột có thể dẫn đến các vấn đề về trục ruột-não. Điều này gây mất cân bằng nhu động ruột, dẫn đến ruột luân phiên giữa việc di chuyển thức ăn quá nhanh (dẫn đến tiêu chảy) và quá chậm (gây táo bón). Sự chuyển động bất thường này làm gián đoạn quá trình tiêu hóa và khiến phân liên tục thay đổi.
Các yếu tố như căng thẳng về mặt cảm xúc và một số loại thực phẩm nhất định có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của IBS-M.
Với IBS-M, các triệu chứng dao động giữa táo bón và tiêu chảy. Khi triệu chứng xuất hiện, hơn 25% phân cứng hoặc vón cục và hơn 25% phân lỏng/loãng. Các triệu chứng phổ biến khác của IBS-M bao gồm:
Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích và xác định loại IBS của bạn bao gồm việc xem xét kỹ lưỡng tiền sử bệnh và triệu chứng, khám sức khỏe và các xét nghiệm chẩn đoán.
Bác sĩ sử dụng tiêu chuẩn Rome để chẩn đoán IBS. Tiêu chuẩn Rome quy định rằng để được chẩn đoán mắc hội chứng IBS, bạn phải bị đau bụng ít nhất một lần mỗi tuần trong ba tháng gần đây liên quan đến hai hoặc nhiều triệu chứng sau:
Xét nghiệm chẩn đoán không phải lúc nào cũng cần thiết để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích nhưng bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể yêu cầu xét nghiệm để loại trừ các tình trạng khác có triệu chứng tương tự như hội chứng IBS. Các xét nghiệm này bao gồm:
Các xét nghiệm chẩn đoán không thể chẩn đoán các loại IBS cụ thể, vì vậy, bạn có thể ghi lại nhật ký triệu chứng để giúp bác sĩ có thể xác định loại bạn mắc phải. Nhật ký này phải bao gồm thông tin chi tiết về những điều sau:
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn gặp các triệu chứng IBS dai dẳng. Mặc dù tiêu chảy và táo bón thường là tình trạng phổ biến nhưng nếu chúng kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu bạn mắc IBS hoặc một rối loạn tiêu hóa khác.
Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn mắc IBS, họ có thể giúp xác định loại cụ thể và lập kế hoạch điều trị để giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của bạn.
Các phương pháp điều trị phổ biến cho IBS bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng và các loại thuốc như thuốc chống tiêu chảy, thuốc kháng cholinergic kiểm soát co thắt ruột hoặc thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón. Probiotics hoặc chất bổ sung chất xơ cũng có thể giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột và thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh.
Một số triệu chứng sau đây là dấu hiệu cảnh báo cho các tình trạng nghiêm trọng hơn cần được chăm sóc y tế kịp thời. Hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn gặp phải:
Không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa hội chứng ruột kích thích nhưng một số thay đổi trong lối sống và thói quen ăn uống có thể giúp làm giảm các triệu chứng hoặc ngăn ngừa chúng trở nên trầm trọng hơn:
Hội chứng ruột kích thích (IBS) gây đau bụng và thay đổi thói quen đi tiêu. Các phân nhóm của nó là IBS-D (tiêu chảy), IBS-C (táo bón) và IBS-M (cả tiêu chảy và táo bón).
Các phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy theo loại IBS nhưng thường bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi lối sống và thuốc men. Điều trị hội chứng ruột kích thích có thể giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Ngoài ra, nếu bạn gặp phải các triệu chứng IBS dai dẳng, cần ghi lại nhật ký về các triệu chứng cùng các tác nhân có thể gây ra bệnh và đến gặp bác sĩ.
Nguồn dịch: The 3 Types of Irritable Bowel Syndrome (IBS) (Lindsay Curtis) – Health
Bạn có thể quan tâm:
Mình hy vọng bài viết này có thể truyền cảm hứng cho các bạn, và mình rất mong nhận được sự phản hồi của các bạn về nó.