Người Trung Quốc thường truyền tai nhau một giai thoại về nhà văn Diệp Thánh Đào. Ông bị mất ngủ kinh niên và luôn khó chịu mỗi khi nhìn thấy các quảng cáo sản phẩm giúp ngủ ngon vì chúng nhấn mạnh vào những tác hại của chứng bệnh này. Sự lo lắng khiến tình trạng mất ngủ của ông ngày càng nghiêm trọng hơn.
Vợ ông nghĩ ra một mẹo: bà nói rằng mới mua được loại thuốc rất tốt, ai uống vào cũng hết hẳn mất ngủ. Ông Diệp Thánh Đào yên tâm uống 3 viên mỗi ngày trước khi đi ngủ và thấy rất hiệu nghiệm. Nhưng thực ra những viên thuốc đó chỉ là vitamin thông thường.
Các nhà tâm lý học giải thích rằng phương pháp của vợ ông Diệp chính là “hiệu ứng gợi ý”. Khi đối mặt với những khó khăn không thể vượt qua, thì thái độ lạc quan là liều thuốc tốt. Định luật Murphy nói rằng: “Không có hoàn cảnh vô vọng, chỉ có trạng thái tâm trí vô vọng”. Hãy tự cho phép bản thân mình đón nhận những gợi ý tích cực từ xung quanh, giúp khơi dậy tiềm năng to lớn và thúc đẩy bản thân ngày càng trở nên tốt hơn.
Nước lạnh tới 0 độ sẽ đóng thành băng và nước nóng trên 100 độ sẽ bốc thành hơi. Con người cũng vậy, đạt đến một giới hạn nhất định là bạn có thể nhận được kết quả hoàn toàn khác, đây gọi là hiệu ứng điểm tới hạn. Thách thức càng lớn thì cơ hội càng lớn. Bước qua giới hạn, đạt đến cực hạn, bạn có thể giành được những thành tựu lớn hơn trạng thái trước đó.
Có một câu nói rằng: Chỉ cần bạn không từ bỏ hy vọng, hy vọng sẽ không từ bỏ bạn. Chỉ cần bạn kiên trì với con đường mình đi, đến một ngày bạn sẽ lên được đỉnh cao để phóng tầm mắt xuống phía dưới và nhìn thấy rất nhiều cảnh đẹp.
Nhà tâm lý học người Mỹ William James từng cá cược với người bạn Carlson rằng sẽ có cách khiến ông phải nuôi một con chim. Carlson không tin, bởi ông chưa bao giờ thích nuôi chim.
Ngày sinh nhật của Carlson, James tặng ông một chiếc lồng trống không. Những ngày sau đó, bất cứ ai đến chơi nhà Carlson đều hỏi: “Con chim của ông đâu? Nó chết rồi à?“. Carlson cảm thấy mệt mỏi với những câu hỏi liên tục như vậy nên cuối cùng phải mua một con chim bỏ vào lồng.
Hiệu ứng này chỉ ra một sự thật rằng: áp lực đạt đến sự hoàn hảo cũng như áp lực từ những người xung quanh có thể buộc chúng ta làm những việc không thực sự cần thiết trong cuộc sống. Càng cố đáp ứng kỳ vọng của người khác, chúng ta càng rời xa hạnh phúc của bản thân. Do đó đơn giản hóa cuộc sống và đừng bận tâm quá nhiều đến sự phán xét của mọi người sẽ giúp bạn có một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Hiệu ứng này nói về những người do dự và khó đưa ra quyết định, bắt nguồn từ câu chuyện về những con lừa của nhà triết học người Pháp Buridan: Một con lừa đứng ở giữa hai đống cỏ khô có chất lượng ngang nhau và cuối cùng chết đói vì không quyết định được nên ăn đống cỏ nào. Thành ngữ “Con lừa Bulidan” cũng xuất phát từ câu chuyện này dùng để chỉ những người thiếu quyết đoán.
Hiệu ứng này nhắc nhở chúng ta rằng không có sự lựa chọn nào là hoàn hảo và duy nhất, mà hãy chủ động cố gắng để làm mọi thứ tốt hơn. Trong cuộc sống, bạn phải tin rằng bất kể bạn lựa chọn điều gì, miễn là bạn kiên trì thực hiện nó thì sẽ đạt được kết quả nhất định. Nếu quá do dự, bạn có thể mất đi cơ hội quý giá. Đôi khi không nhất thiết phải chọn được điều tốt nhất, mà sự quyết tâm theo đuổi con đường đã chọn và làm nó thật tốt mới tạo nên thành công.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!