Hen suyễn là bệnh hàng đầu trong số các bệnh mãn tính ở trẻ em. Tại sao ngày càng có nhiều trẻ mắc bệnh này? Cách xử trí và phòng ngừa như thế nào?

Bệnh hen suyễn có ảnh hưởng đến trẻ em không?

Hen suyễn là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh mãn tính ở trẻ em, ảnh hưởng đến hơn 7 triệu trẻ em ở Mỹ. Không rõ vì lý do gì, tỷ lệ này đang tăng dần đều. Hen suyễn có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi, nhưng hầu hết trẻ em mắc bệnh này có triệu chứng đầu tiên khi lên 5 tuổi.

Hen suyễn là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh mãn tính ở trẻ em. (Ảnh: Internet)
Hen suyễn là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh mãn tính ở trẻ em. (Ảnh: Internet)

Tại sao ngày càng có nhiều trẻ em mắc bệnh hen suyễn?

Không ai biết chắc tại sao ngày càng có nhiều trẻ em mắc bệnh hen suyễn. Một vài giả thuyết được đưa ra như:

  • Trẻ em tiếp xúc ngày càng nhiều với các chất gây dị ứng như khói bụi, ô nhiễm không khí và khói thuốc lá thụ động.
  • Trẻ em không tiếp xúc nhiều với các bệnh thời thơ ấu để phát triển hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Tỷ lệ bà mẹ cho con bú thấp hơn làm giảm các chất quan trọng của hệ miễn dịch được truyền sang trẻ sơ sinh.

Yếu tố nào khiến trẻ dễ bị hen suyễn?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em, bao gồm:

  • Dị ứng.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn, dị ứng (nguy cơ mắc bệnh do di truyền).
  • Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên.
  • Cân nặng lúc sinh thấp.
  • Tiếp xúc với khói thuốc trước và sau khi sinh.
  • Là nam giới.
  • Là người Mỹ gốc Phi.
  • Được nuôi dưỡng trong điều kiện kinh tế thấp.
Có nhiều yếu tố nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn ở trẻ em. (Ảnh: Internet)
Có nhiều yếu tố nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn ở trẻ em. (Ảnh: Internet)

Ở trẻ dưới 5 tuổi, nguyên nhân phổ biến nhất của các triệu chứng hen suyễn là do nhiễm vi-rút đường hô hấp trên như cảm lạnh.

Triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ em

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ em bao gồm:

  • Những cơn ho thường xuyên, có thể xảy ra khi trẻ đang chơi, đang cười, về đêm hoặc ngay sau khi thức dậy. Ho có thể là triệu chứng duy nhất.
  • Trẻ dễ bị mệt khi chơi.
  • Thở nhanh.
  • Thường bị tức ngực, đau ngực.
  • Thở khò khè.
  • Lồng ngực co rút (thấy rõ) do khó thở.
  • Thở hụt ​​hơi.
  • Cơ cổ và ngực co cứng.
  • Cảm giác yếu ớt, mệt mỏi.

Không phải tất cả trẻ em đều có triệu chứng hen suyễn giống nhau. Các triệu chứng có thể thay đổi theo từng đợt ở cùng một trẻ. Mặt khác, không phải tất cả triệu chứng thở khò khè hoặc ho đều là do hen suyễn.

Các triệu chứng có thể thay đổi theo từng đợt ở cùng một đứa trẻ. (Ảnh: Internet)
Các triệu chứng có thể thay đổi theo từng đợt ở cùng một đứa trẻ. (Ảnh: Internet)

Nếu phát hiện trẻ có vấn đề về hô hấp, hãy đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để được thăm khám.

Chẩn đoán bệnh hen suyễn ở trẻ em

Hen suyễn thường khó chẩn đoán ở trẻ sơ sinh, nhưng thường có thể chẩn đoán ở trẻ lớn hơn dựa trên tiền sử bệnh, các triệu chứng, thăm khám cũng như một số xét nghiệm:

  • Tiền sử bệnh và triệu chứng: Bác sĩ sẽ hỏi về các vấn đề hô hấp mà trẻ có thể mắc phải cũng như tiền sử gia đình về bệnh hen suyễn, dị ứng, chàm da hoặc các bệnh hô hấp khác. Hãy mô tả chi tiết các triệu chứng của trẻ (ho, thở khò khè, khó thở khi hoạt động hoặc khi nghỉ, đau ngực, tức ngực), bao gồm cả thời điểm và tần suất xảy ra các triệu chứng.
  • Khám sức khỏe: Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ nghe tim và phổi của trẻ.
  • Xét nghiệm: Nhiều trẻ sẽ được chụp X-quang ngực và kiểm tra chức năng phổi, đo lượng không khí trong phổi và tốc độ thở ra. Kết quả sẽ giúp bác sĩ xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn. Trẻ em dưới 5 tuổi thường không thể thực hiện các xét nghiệm chức năng phổi, vì vậy chủ yếu dựa vào tiền sử, triệu chứng và khám để đưa ra chẩn đoán.
Chẩn đoán hen suyễn ở trẻ em có sự khác biệt so với người lớn (Ảnh: Internet).
Chẩn đoán hen suyễn ở trẻ em có sự khác biệt so với người lớn (Ảnh: Internet).

Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác để xác định tác nhân gây hen suyễn cụ thể, bao gồm xét nghiệm dị ứng da và xét nghiệm máu.

Điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em như thế nào?

Dựa trên tiền sử của trẻ và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau như:

  • Sử dụng thuốc điều trị hen suyễn đúng lúc và đúng cách.
  • Cách xử trí khi bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.
  • Nhận biết khi nào cần cấp cứu cho trẻ.

Thuốc hen suyễn mà người lớn và trẻ lớn dùng cũng có thể được kê đơn cho trẻ nhỏ. Nếu dùng thuốc dạng hít, có thể cần dụng cụ đặc biệt tùy theo độ tuổi và khả năng của trẻ.

Cần dụng cụ đặc biệt để đưa thuốc dạng hít vào phổi (Ảnh: Internet).
Cần dụng cụ đặc biệt để đưa thuốc dạng hít vào phổi (Ảnh: Internet).

Nếu trẻ có triệu chứng hen suyễn cần điều trị bằng thuốc hít (thuốc giãn phế quản) nhiều hơn 2 lần/tuần, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kiểm soát hàng ngày (chẳng hạn như thuốc chống viêm).

Nên làm gì nếu trẻ bị lên cơn hen suyễn?

Nếu trẻ có các triệu chứng của cơn hen suyễn thì hãy:

  • Cho trẻ uống thuốc cắt cơn.
  • Chờ 15 phút. Nếu các triệu chứng biến mất thì có thể tiếp tục hoạt động mà trẻ đang làm trước đó.
  • Nếu triệu chứng không cải thiện hoặc nếu bạn không biết phải làm gì thì hãy gọi bác sĩ.

Các dấu hiệu nguy hiểm của cơn hen suyễn là:

  • Thở khò khè nghiêm trọng.
  • Ho dữ dội.
  • Khó đi lại hoặc khó phát âm
  • Môi hoặc móng tay có màu tái xanh do thiếu oxy.

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào kể trên, hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu gần nhất hoặc gọi cấp cứu ngay lập tức.

Trẻ có thể khỏi bệnh hen suyễn hay không?

Một khi đường hô hấp trở nên nhạy cảm như trong bệnh hen thì sẽ duy trì như vậy suốt đời. Khoảng một nửa số trẻ em mắc bệnh hen có giảm đáng kể các triệu chứng khi bước vào tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên khoảng một nửa trong số đó lại xuất hiện triệu chứng ở độ tuổi 30-40. Không có cách nào để dự đoán một đứa trẻ thuộc nhóm nào khi lớn lên.

Có nhiều yếu tố gây ra cơn hen (Ảnh: Internet).
Có nhiều yếu tố gây ra cơn hen (Ảnh: Internet).

Hãy tìm hiểu về bệnh hen suyễn và cách kiểm soát nó cho con em mình. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách tránh các tác nhân gây cơn hen, những loại thuốc cần dùng và dùng đúng cách. Với sự chăm sóc thích hợp, trẻ có thể tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh mà không gặp các triệu chứng hen suyễn.

Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để cập nhật tin về sức khỏe nhé!

Mời bạn xem thêm:

Xem thêm

Bị nấc kéo dài là bệnh gì? Có phải là dấu hiệu nguy hiểm phải đi khám?

Có phải mỗi lần bạn bị nấc thường tự hết sau vài phút? Nhưng bạn có biết những trường hợp bị nấc kéo dài tới nhiều ngày, thậm chí lâu hơn nữa? Vậy nấc kéo dài có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm gì không? Hãy cùng BlogAnChoi khám phá nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận