Lượng đường trong máu cao, hay đường huyết cao, là tình trạng xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Tình trạng bệnh lý này rất phổ biến và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời như tổn thương tuyến tụy, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, làm tổn thương các dây thần kinh và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch,… Việc nhận biết sớm các triệu chứng của lượng đường trong máu cao rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Dưới đây là 13 dấu hiệu của lượng đường trong máu cao mà bạn có thể tham khảo. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Đi tiểu nhiều
Lượng đường trong máu cao sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường. Khi lượng đường trong máu tăng cao, thận phải làm việc nhiều hơn để có thể loại bỏ được lượng đường dư thừa trong ra khỏi máu, dẫn đến đi tiểu nhiều hơn.
2. Thường xuyên khát nước
Thường xuyên cảm thấy khát nước cũng là biểu hiện thường thấy của việc lượng đường trong máu cao. Như đã trình bày trước đó, lượng đường trong máu tăng cao khiến thận phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến việc đi tiểu nhiều hơn bình thường. Việc đi tiểu thường xuyên có thể dẫn đến mất nước, gây ra cảm giác khát nước khi cơ thể cố gắng bổ sung lượng nước đã mất.
3. Khô miệng
Khô miệng là một triệu chứng phổ biến của lượng đường trong máu cao. Mất nước do đi tiểu nhiều có thể dẫn đến khô miệng và cảm giác khát dai dẳng.
4. Mệt mỏi
Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến việc mệt mỏi và suy nhược. Nguyên nhân là vì sự thiếu hụt insulin (có chức năng vận chuyển glucose từ máu đến tế bào) hoặc insulin hoạt động không hiệu quả khiến các tế bào không thể tiếp cận glucose để lấy năng lượng cần thiết, từ đó làm cơ thể trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống.
5. Thường xuyên đói bụng
Như đã nói trước đó, khi lượng đường trong máu tăng cao, các tế bào lại không thể hấp thụ glucose từ máu, dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng. Sự thiếu hụt năng lượng sẽ khiến cơ thể đưa ra tín hiệu đói, khiến những người có lượng đường trong máu cao luôn cảm thèm ăn.
6. Sụt cân
Sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân có thể là biểu hiện của lượng đường trong máu cao. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt năng lượng khiến cơ thể phải bù đắp bằng cách “đốt cháy” chất béo và cơ bắp, gây ra tình trạng sụt cân nhanh chóng.
7. Mờ mắt
Lượng đường trong máu cao có thể làm thủy tinh thể trong mắt bị sưng to, mất cân bằng chất lỏng trong mắt, dẫn đến những thay đổi thị lực, đặc biệt là mờ mắt. Ngoài ra, đường huyết cao kéo dài có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh, mạch máu ở mắt làm giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.
8. Nhiễm trùng
Lượng đường trong máu tăng cao và kéo dài thường gây suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Từ đó khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn, tiêu biểu là nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng da.
9. Vết thương lâu lành
Hệ thống miễn dịch suy giảm và lưu thông máu kém do lượng đường trong máu cao có thể cản trở khả năng chữa lành vết thương của cơ thể, dẫn đến thời gian phục hồi chậm, thậm chí làm làm tăng khả năng nhiễm trùng.
10. Đau đầu
Đau đầu có thể xảy ra do lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp. Sự thay đổi lượng đường trong máu có thể thay đổi lưu lượng máu và áp suất trong các mạch máu, đặc biệt là ở vùng đầu, gây ra chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu.
11. Buồn nôn và nôn mửa
Sự thay đổi cực độ lượng đường trong máu có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, gây buồn nôn và nôn mửa.
12. Thở sâu, thở gấp
Trong trường hợp lượng đường trong máu cao nghiêm trọng, tình trạng được gọi là nhiễm toan ceton do tiểu đường có thể xảy ra, dẫn đến thở sâu, thở nhanh khi cơ thể cố gắng bù đắp lượng axit tích tụ trong máu.
13. Hơi thở có mùi trái cây
Đường huyết cao có thể dẫn đến nồng độ ceton tăng cao. Nhiễm toan ceton cũng có thể khiến hơi thở có mùi ngọt hoặc mùi trái cây do có ketone trong máu.
Trên đây là là 13 dấu hiệu của lượng đường trong máu cao mà bạn nên lưu ý. Việc nhận biết sớm các triệu chứng của lượng đường trong máu cao và đưa ra các biện pháp khắc phục sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của bạn.
Đừng quên theo dõi BlogAnChoi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị và hữu ích bạn nhé!
Bạn có thể xem các bài viết có liên quan tại đây:
- 13 triệu chứng sớm của bệnh lupus và phương pháp điều trị bệnh
- Self-Destructive Behavior (Hành vi tự hủy hoại bản thân) là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
- Tìm hiểu về bệnh viêm túi thừa: Triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị và biện pháp khắc phục
- 10 dấu hiệu sớm của bệnh đa xơ cứng: Phát hiện và điều trị sớm để kiểm soát bệnh tốt hơn
- Nói mớ (Sleep-talking) là gì? Liệu nó có nguy hiểm tiềm ẩn nào không?
Bài viết này có giúp ích cho các bạn không? Nếu có, hãy cho mình biết nhé! Mình rất vui khi được nghe ý kiến của các bạn.