Tiêu tiền là chuyện quen thuộc mỗi ngày, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng đưa ra những quyết định tài chính thật sự hợp lý. Đôi khi, chỉ một thói quen nhỏ cũng có thể khiến ví tiền hao hụt mà ta không hay biết. Bạn có đang vô tình mắc phải những sai lầm trong chi tiêu khiến tài chính cá nhân kém hiệu quả? Cùng BlogAnChoi điểm qua 4 sai lầm kinh điển nhất trong giới trẻ hiện nay nhé!
1. Mua mới hoàn toàn vật dụng

Nhiều người có thói quen mua sắm mọi thứ đều phải là hàng mới 100% vì nghĩ rằng đồ mới sẽ tốt hơn, bền hơn và đáng mua hơn? Điều đó không sai, nhưng trong nhiều trường hợp lúc nào cũng ưu tiên mua mới thì có thể bạn đang lãng phí một khoản tiền không nhỏ và đây là một sai lầm trong chi tiêu hoàn toàn có thể giải quyết được.
Nhiều vật dụng như kệ sách, bàn học, ghế ngồi hay kệ để quần áo hoàn toàn có thể mua thanh lý với mức giá rẻ hơn rất nhiều mà chất lượng vẫn còn tốt. Đặc biệt, không phải món đồ nào khi thanh lý cũng bị hư hỏng hay xuống cấp, nhiều người bán lại đơn giản vì họ chuyển nhà, thay đổi phong cách hoặc không còn nhu cầu sử dụng. Nếu biết cách chọn lọc, bạn hoàn toàn có thể tìm được những món đồ gần như mới với giá hời.
Hiện nay có rất nhiều hội nhóm thanh lý, nhất là các nhóm của cộng đồng sinh viên thường xuyên đăng bài bán các vật dụng chỉ sử dụng 1-2 lần. Để đảm bảo chất lượng khi mua đồ cũ, bạn có thể kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi mua và tham khảo giá thị trường để tránh mua hớ. Thay vì vội vàng mua mới, hãy thử cân nhắc đến những lựa chọn tiết kiệm hơn mà vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng nhé!
2. Tụ tập quá nhiều vì sợ mất lòng

Có bao giờ bạn cảm thấy mệt mỏi nhưng vẫn cố gắng nhận lời đi chơi vì sợ bạn bè buồn? Hay có khi nào bạn miễn cưỡng tham gia một buổi tụ tập chỉ vì lo lắng rằng nếu vắng mặt, mọi người sẽ dần quên mình? Đây là một trong những sai lầm khiến bạn không chỉ hao hụt tài chính mà còn mất đi thời gian quý giá để chăm sóc bản thân.
Việc duy trì các mối quan hệ là cần thiết, nhưng nếu bạn luôn đặt nhu cầu của người khác lên trước mà bỏ quên chính mình, thì điều đó không còn là sự gắn kết mà trở thành một dạng áp lực vô hình. Những người thực sự quý trọng bạn sẽ hiểu và tôn trọng không gian cá nhân của bạn, chứ không phải đánh giá tình bạn chỉ qua số lần bạn có mặt trong các cuộc gặp. Không phải cứ tụ tập thường xuyên thì tình bạn mới bền vững, và cũng không phải vắng mặt một vài lần là sẽ bị lãng quên.
Ngoài ra, việc gặp gỡ quá thường xuyên còn ảnh hưởng lớn đến túi tiền của bạn. Mỗi lần đi chơi thường đi kèm với chi phí ăn uống, cà phê, di chuyển, thậm chí cả quà cáp hay những khoản phát sinh khác. Nếu không kiểm soát, bạn có thể tiêu xài nhiều hơn mức cần thiết mà không nhận ra. Thay vì dành thời gian cho những cuộc hẹn không thật sự quan trọng, hãy chọn lọc những buổi gặp gỡ ý nghĩa, nơi bạn cảm thấy thoải mái và thực sự tận hưởng. Đồng thời, học cách từ chối một cách tinh tế để không làm mất lòng người khác mà vẫn bảo vệ được quỹ thời gian và tài chính của mình.
3. Mua sắm theo trend

Sai lầm trong chi tiêu này bắt nguồn từ hội chứng Fomo khá phổ biến đặc biệt là trong giới trẻ hiện này. Khi một món đồ được các KOLs, hot TikToker hay bạn bè liên tục nhắc đến và ngay lập tức người ta cảm thấy mình cũng cần có nó mặc dù thực tế không hề cần thiế. Đây chính là những cái bẫy của việc mua sắm theo trend – một trong những sai lầm tài chính khiến bạn dễ dàng “cháy túi” mà không nhận ra.
Việc chạy theo xu hướng không hẳn là xấu, nhưng nếu mua sắm chỉ vì “người ta có thì mình cũng phải có” mà không thực sự cân nhắc nhu cầu cá nhân, bạn rất dễ rơi vào tình trạng vừa cháy túi vừa nhận lại món hàng không phù hợp với chính mình. Có thể là một chiếc áo theo phong cách mới, một loại mỹ phẩm hot trên mạng hay một món đồ công nghệ được review rầm rộ – nhưng sau khi mua về, bạn lại để nó nằm yên một góc vì không sử dụng được hoặc đơn giản là trend nhanh chóng kết thúc, bạn chán nó.
4. Săn sale vô tội vạ

Khi những sàn thương mại điện tử bắt đầu phát triển cũng là lúc nhiều người bị cuốn vào việc săn sale, gom voucher để mua đồ với suy nghĩ mình đang tiết kiệm những thực chất là bạn tự rơi vào bẫy tâm lí rất nguy hiểm. Đây là sai lầm trong chi tiêu có thể khiến bạn “phá sản” sớm.
Thay vì tiết kiệm, bạn lại tiêu nhiều hơn vì nghĩ rằng “giảm giá nên mua luôn cho rẻ” hay “mua thêm cho đủ mức voucher mới được giảm”. Tuy nhiên, nếu những món đồ mua thêm đó không phục vụ đúng nhu cầu, thì dù rẻ đến đâu cũng là lãng phí. Số lượng sản phẩm thanh toán nhiều hơn dự tính ban đầu là nguyên nhân khiến bạn hết sạch tiền mặc dù trước đó nghĩ rằng bản thân đang hời.
Một số thông tin liên quan khác:
- 9 cách “tái chế” điện thoại Android cũ của bạn, tiết kiệm cả đống tiền
- 5 cách tiết kiệm hiệu quả cho sinh viên: Tiết kiệm là không tiêu tiền?
- Cách tiết kiệm tiền cho 12 cung hoàng đạo để thoát kiếp “đỗ nghèo khỉ”
- 7 mẹo phong thủy giúp tiết kiệm tiền hiệu quả, túi luôn rủng rỉnh
- Tips sử dụng máy điều hòa trong mùa nóng vừa hiệu quả vừa tiết kiệm điện
Mình muốn nghe thêm ý kiến của các bạn về bài viết này, hãy để lại bình luận để chúng ta cùng tìm hiểu và cải thiện hơn nhé!