Đau bụng là một triệu chứng bệnh thường gặp, xảy ra ở khắp lứa tuổi từ trẻ em đến người già. Đau bụng là khi cơ thể cảm nhận phần thân dưới xương sườn (phía trên xương chậu và háng) nhói lên, gây cảm giác khó chịu. Có nhiều cường độ xảy ra từ đau nhẹ cho đến đau dữ dội. Dù đây không phải là triệu chứng hiếm gặp nhưng nếu kéo dài thì nó là một dấu hiệu tiềm ẩn báo động về sức khỏe.

Sponsor

Các dấu hiệu và triệu chứng của đau bụng

Đau bụng cũng có nhiều loại, tùy vào mức độ nghiêm trong mà nó có những đặc trưng khác nhau.

Đau toàn thân

Đau toàn thân (Generalized Pain) ý chỉ việc người bệnh có cảm giác đau ở hơn một nửa vùng bụng và điển hình là do virus dạ dày, chứng khó tiêu hoặc đầy hơi là nguyên nhân gây ra.

Đau cục bộ

Đau cục bộ đề cập đến cảm giác đau chỉ ở một vùng trên bụng và là điển hình của vấn đề với một cơ quan như dạ dày, ruột thừa hoặc túi mật.

Đau kiểu “chuột rút”

Loại đau này đến rồi đi, hoặc thay đổi về mức độ nghiêm trọng hoặc vị trí cảm nhận được trong bụng của bạn. Chuột rút hiếm khi nghiêm trọng và thường là do đầy hơi, đại tiện hoặc kinh nguyệt là nguyên nhân gây ra cơn đau. Tuy nhiên nếu nó đau dữ dội thì rất có thể đó là nguyên nhân của cơn đau do sỏi thận, sỏi mật gây ra.

Tìm hiểu về đau bụng, triệu chứng, phòng tránh (Ảnh: Internet)
Tìm hiểu về đau bụng, triệu chứng, phòng tránh (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân dẫn đến gây đau bụng

Theo nghiên cứu từ trang web EverdayHealth, có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau bụng:

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS)
  • Táo bón
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Viêm tụy
  • Viêm túi thừa

Nếu cơn đau dữ dội và phải cần đến sự chăm sóc của y tá khẩn cấp (cấp cứu) thì có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Vỡ phình động mạch chủ
  • Thủng dạ dày hoặc thủng ruột
  • Xoắn buồng trứng hoặc tinh hoàn (khi buồng trứng và tinh hoàn xoắn vào các mô hỗ trợ chúng)

Một số nguyên nhân tiềm ẩn khác có thể kể đến như: Khó tiêu, viêm dạ dày, ngộ độc thực phẩm, thoát vị, sỏi mật, sỏi thận, tắc ruột… Nhìn chung, tình trạng đau bụng khá nguy hiểm, nó không đơn thuần chỉ là do bạn ăn uống có vấn đề mà nó còn có thể liên quan đến nhiều tình huống bệnh nguy hiểm. Vậy nên nếu tình trạng đau bụng kéo dài, tốt hơn hết bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, can thiệp bằng các phương pháp y học để có kết quả chính xác nhất.

Đau bụng được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán được đau bụng xuất phát từ đâu, bác sĩ thường sẽ dựa vào tiền sử bệnh, một số triệu chứng mà bạn đang gặp phải để xác định cơn đau này là do đâu. Đôi khi, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm nếu cần thiết. Một số câu hỏi thường hỏi bệnh nhân như:

  • Bạn đang đau ở đâu?
  • Bạn đau đến mức độ nào (đau vừa, đau âm ỉ, đau nhức hay đau kiểu “chuột rút”)
  • Ngoài đau phần bụng, có phần nào trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng không?
  • Tình trạng đau bụng kéo dài được bao lâu trước khi bạn đi thăm khám?
  • Thời gian bạn đau bụng trong ngày là khi nào? Nó đau trong bao lâu?

Nếu có thêm nghi ngờ cần được chẩn đoán chính xác bằng xét nghiệm thì thường bác sĩ sẽ tiến hành một số công đoạn như:

  • Xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc X-quang vùng bụng
  • Siêu âm bụng
  • Chụp CT vùng bụng
  • Nội soi
  • Điện tâm đồ
Tìm hiểu về đau bụng, triệu chứng, phòng tránh (Ảnh: Internet)
Tìm hiểu về đau bụng, triệu chứng, phòng tránh (Ảnh: Internet)
Sponsor

Thời gian đau bụng

Đau bụng có thể ngắn hoặc kéo dài, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Nó có thể diễn ra liên tục hoặc tái diễn, đến và đi theo những khoảng thời gian ngẫu nhiên hoặc với những hoạt động hoặc hành vi nhất định. Như đã đề cập ở phần trên, nếu cơn đau của bạn kéo dài và nó đau thắt khiến bạn cảm thấy rất khó chịu thì bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn mà bạn không đoán trước được.

Điều trị khi bị đau bụng

Tự điều trị

Nếu chỉ đau bụng nhẹ do rối loạn tiêu hóa, bạn xác định được do mình đã ăn uống chưa an toàn vệ sinh thực phẩm (nhưng không đến mức bị ngộ độc) thì không nhất thiết phải dùng thuốc hay đi thăm khám. Bạn chỉ cần tự nghỉ ngơi và điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình. Tránh ăn thức ăn đặc, khô cứng trong ngày hôm đó để hệ tiêu hóa đỡ làm việc. Bên cạnh đó, bạn cần uống nhiều nước và nghỉ ngơi đến khi cảm thấy tốt hơn.

Nên tránh các sản phẩm từ sữa, trái cây họ cam quýt, thực phẩm béo, cà chua, caffein, rượu, đồ uống có gas để giữ cho dạ dày không làm việc quá nhiều.

Sử dụng thuốc

Bạn có thể dùng một số loại thuốc đau bụng đặc trị khó tiêu, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa nếu bạn cảm thấy chưa an tâm. Tuy nhiên, các loại thuốc giảm đau chỉ là nhất thời và nó có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, thậm chí trở nên tồi tệ hơn. Các loại thuốc thường dùng khi trị đau bệnh như: thuốc trào ngược dạ dày, thuốc kháng sinh, thuốc giảm viêm… đều được kê đơn từ bác sĩ. Hãy đi đến các nhà thuốc uy tín để được tư vấn dùng loại thuốc đúng và chính xác nhất.

Can thiệp các phương pháp y học

Nếu tình trạng không khá hơn, thậm chí có triệu chức đau ran, đau tức ngực thì nhất thiết phải can thiệp bằng các biện pháp y học như nội soi, siêu âm để xác định rõ cơn đau là do đâu. Khi xác định được chính xác đau bụng là do nguyên nhân gì thì bác sĩ sẽ hướng dẫn những hướng đi tiếp theo để điều trị bệnh.

Đau bụng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa ăn uống ăn uống lành mạnh BlogAnChoi các bệnh thường gặp Căng thẳng chế độ ăn chế độ ăn uống chế độ ăn uống lành mạnh chữa trị đau bùng chuột rút dấu hiệu đau bụng đau bụng là gì Điều trị kích ứng lành mạnh Nguyên nhân phòng tránh đau bụng phương pháp sức khỏe tập thể dục thể dục thời gian thức ăn triệu chứng triệu chứng đau bụng Y học
Tìm hiểu về đau bụng, triệu chứng, phòng tránh (Ảnh: Internet)
Sponsor

Cách phòng chống đau bụng

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Hãy hạn chế thực phẩm có chứa nhiều chất béo, gia vị và thức ăn nhanh. Tăng cường tiêu thụ rau, cỏ, và thực phẩm chứa chất xơ để tăng cường tiêu hóa và giảm táo bón. Uống đủ nước mỗi ngày để giúp duy trì sự mềm dẻo của dạ dày và đường tiêu hóa. Bạn cũng nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ thức ăn và đồ uống gây kích thích như cafein, cồn, và thức ăn cay.

Ngủ đủ giấc cũng có thể giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức kháng.

Kiểm soát căng thẳng, tập thể dục

Căng thẳng có thể gây đau bụng, vì vậy học cách quản lý căng thẳng thông qua thiền, yoga, tập thể dục, hoặc các kỹ thuật thư giãn khác có thể giúp giảm đau bụng. Bên cạnh đó, việc tập thể dục có thể giúp tăng cường chuyển động của dạ dày và tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả.

Tránh thức ăn gây kích ứng

Nếu bạn biết rõ thức ăn nào gây kích ứng cho dạ dày hoặc ruột của bạn, hạn chế hoặc loại trừ chúng khỏi chế độ ăn uống.

Nếu bạn gặp đau bụng kéo dài, nghiêm trọng hoặc có triệu chứng khác, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp. Đau bụng có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, và việc tự điều trị không phải lúc nào cũng là cách tốt nhất.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết khác trên BlogAnChoi như:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhất!

Sponsor
Xem thêm

Duy trì sức khỏe cột sống qua năm tháng

Khi chúng ta già đi, việc ưu tiên sức khỏe và phúc lợi tổng thể của chúng ta ngày càng trở nên quan trọng. Một khía cạnh thường bị bỏ qua của sức khỏe là tình trạng cột sống của chúng ta.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này được chứ?
Có 13 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

3 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(