Bạn có thể đã bắt gặp “nước đường đen” như một vị cứu tinh của các chàng trai trong truyện ngôn tình hay các video cẩu huyết của Trung Quốc. Vừa giúp cô gái của họ giảm đau bụng kinh, vừa ghi điểm trong mắt người yêu. Còn khi đến lượt bạn thử, không có người yêu pha hộ thì đã đành, tại sao đến “nước đường” ấy cũng không có tác dụng vậy nhỉ? Hãy để BlogAnChoi giải đáp cho bạn nhé!

Nhầm lẫn khi sử dụng loại đường đen

Đường đen (Ảnh: Internet).
Đường đen (Ảnh: Internet).

Hầu hết một người nghĩ đến đường đen là loại đường đã qua tinh luyện, dùng trong nấu ăn hoặc pha chế. Thế nhưng vì đã qua tinh luyện nên lượng sắt và dinh dưỡng trong nó rất thấp, thành phần chủ yếu của nó cũng chỉ là đường. Loại đường này chỉ cung cấp năng lượng và không có tác dụng trong việc giảm đau bụng kinh, dùng lâu ngày có khả năng gây tăng cân. Đó là lý do tại sao khi bạn dùng loại đường này uống thì chỉ thấy ấm bụng nhờ pha cùng nước ấm chứ không thấy giảm đau.

Loại đường nào giúp giảm cơn đau?

Loại đường đúng mà chúng ta nên sử dụng đó là đường phên (còn gọi là đường phên đỏ, đường mía thô). Được mệnh danh là “socola của Á Đông”, đường phên là sản phẩm đường nguyên sơ nhất được làm trực tiếp bằng mật mía và cũng có thể xem nó là dạng cô đặc của mật mía. Đường phên không trải qua quá trình làm trắng hay tinh luyện nào nên nó giữ lại được nhiều chất khoáng, dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và sắt có lợi cho sức khỏe

Đường phên (Ảnh: Internet).
Đường phên (Ảnh: Internet).

Theo Đông y, đường phên có tác dụng chống lão hóa, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giảm co thắt ở tử cung, từ đó giảm cơn đau thắt bụng. Khi cảm thấy mệt mỏi, khí sắc không tốt, hàng ngày có thể uống đường phên đặc nóng vào trước bữa ăn trưa trong 1 tuần sẽ cải thiện được tình hình. Ngoài ra đường Phên còn giúp ấm vị, bồi bổ khí huyết, rất thích hợp cho chị em phụ nữ vào những ngày kinh nguyệt cả người mệt mỏi. Đường phên mật mía cũng rất dễ kiếm, các bạn có thể tìm mua trên các sàn thương mại điện tử đều có.

Một số cách dùng đường Phên

1. Đường phên với hoa mộc quế và câu kỷ tử

  • Nguyên liệu: đường phên 30g, hoa mộc quế 3g, câu kỷ tử 2g
  • Cách làm: Cho đường phên vào cốc. Đổ nước sôi rồi lần lượt cho hoa mộc quế và kỷ tử vào. Khuấy đều và hãm trà trong 5-10 phút là có thể thưởng thức được rồi
  • Công dụng: Tăng khí huyết, dưỡng nhan, hỗ trợ máu lưu thông, phù hợp vơi người bị thường xuyên đau dữ dội.
Trà đường phên (Ảnh: Internet).
Trà đường phên (Ảnh: Internet).

2. Trà ô mai đường phên

  • Nguyên liệu: ô mai (vị thuốc bắc) 15g, đường phên 30g
  • Cách làm: Đun ô mai và đường phên trên lửa liu riu cùng 1,5 bát nước đến khi cạn được 1/3 thì lấy ra uống
  • Công dụng: dưỡng nhan, cầm máu, phù hợp với người có kinh nguyệt nhiều
Trà đường phên (Ảnh: Internet).
Trà đường phên (Ảnh: Internet).

3. Nước gừng khô táo đỏ

  • Nguyên liệu: Đường phên 30g, táo đỏ 30g, gừng khô 30g
  • Cách làm: Rửa sạch gừng khô và táo đỏ. Gừng khô băm nhỏ, táo đỏ cắt thành từng lát rồi bỏ hạt. Hầm chung hai thứ cùng đường phên cho đến khi nhuyễn là xong. Chắt lấy nước rồi thưởng thức thôi!
  • Công dụng: làm ấm cơ thể, thích hợp với người cơ thể bị hàn hoặc thường xuyên đau nhức.
Nước táo đỏ (Ảnh: Internet).
Nước táo đỏ (Ảnh: Internet).

4. Trà xanh đường phên

  • Nguyên liệu: trà xanh 2g, đường phên 30g.
  • Cách làm: Pha trà xanh như bình thường rồi thêm đường phên vào uống cùng
  • Công dụng: uống hàng ngày sẽ giúp da căng bóng, mịn màng.

5. Cháo táo đỏ hoa cúc và đường phên

Cháo táo đỏ (Ảnh: Internet).
Cháo táo đỏ (Ảnh: Internet).
  • Nguyên liệu: táo đỏ 5-10 quả, gạo nếp cẩm 100g, hoa cúc 15g.
  • Cách làm: nấu cháo với các nguyên liệu như bình thường, khi ăn bỏ thêm đường phên vào theo khẩu vị là được.
  • Công dụng: tốt cho dạ dày, bổ máu, thải độc gan, dùng lâu ngày sẽ có tác dụng khiến cho da mặt tươi tỉnh rạng rỡ.

Trên đây là cách dùng đường phên giảm đau bụng kinh hiệu quả tại nhà. Bạn có đang áp dụng những cách này không? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

10 dấu hiệu trầm cảm sau sinh: Thang đo mức độ trầm cảm giúp bạn tự đánh giá

Trầm cảm sau sinh là một vấn đề đáng quan tâm và tìm hiểu ngay cả trước khi bạn mang bầu và sinh con. Cùng tham khảo các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh, thang điểm tự đánh giá để bạn biết mình đang ở giai đoạn nào và có phương pháp điều chỉnh hợp lý nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận