Tránh thai được định nghĩa là hành động có chủ ý dùng các biện pháp nhân đạo hay kỹ thuật để ngăn ngừa mang thai khi quan hệ. Hãy cùng BlogAnChoi tham khao các phương pháp tránh thai an toàn và hiệu quả đang được sử dụng hiện nay nhé.

1. Dụng cụ tránh thai trong tử cung

Dụng cụ tránh thai trong tử cung thường được gọi là “vòng tránh thai”, đó là một vật nhỏ được đặt vào bên trong tử cung có tác dụng ngăn thụ thai. Phương pháp này có ưu điểm là chỉ cần làm một lần nhưng tác dụng tránh thai kéo dài trong nhiều năm.

Hiện nay, đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp được sử dụng phổ biến và hiệu quả cao hàng đầu trong tất cả các biện pháp tránh thai hiện đại ở Việt Nam. Bạn có thể mua vòng tránh thai tại đây

Dụng cụ tử cung - vòng tránh thai (Nguồn Internet)
Dụng cụ tử cung – vòng tránh thai (Nguồn Internet)

Thời điểm thích hợp để đặt vòng tránh thai

  • Với phụ nữ bình thường: Đặt vòng tránh thai vào lúc sạch kinh xong là lúc khả năng không có thai chắc chắn nhất, hơn nữa cổ tử cung lúc này còn hé mở, dễ đặt, ít đau. Thường nên đặt sau khi hết kinh khoảng 1 đến 5 ngày.
  • Sau khi sinh con: Lúc này chưa có kinh trở lại nhưng có thể đặt vào thời điểm sau sinh 6 tuần (hết thời kỳ hậu sản). Tuy nhiên không nên đặt ở xa, vì lúc này tử cung còn mềm, dễ xảy ra tai biến thủng tử cung.
  • Phụ nữ đã dùng thuốc tránh thai nhiều năm (trên 5 năm) mà muốn sử dụng vòng tránh thai thì nên ngừng thuốc từ 3 đến 4 tháng, vì uống thuốc tránh thai lâu năm tử cung có thể co nhỏ hơn bình thường.
Vòng tránh thai trong tử cung (Ảnh: Internet).
Vòng tránh thai trong tử cung (Ảnh: Internet).

Lưu ý sau khi đặt vòng tránh thai

  • Nằm nghỉ tại cơ sở y tế khoảng 30 phút và khi về nhà nên nghỉ ngơi, tránh việc nặng trong vài ngày. Theo dõi các dấu hiệu như đau bụng, ra máu, sốt và khí hư.
  • Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn sau khi đặt vòng tránh thai:
    • Kháng sinh để phòng ngừa nhiễm khuẩn
    • Papaverin để giảm co bóp tử cung
  • Nếu đau bụng nhẹ, hãy chườm nóng bụng dưới hoặc có thể dùng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol 0,50g x 1-2 viên/ngày.
  • Nên kiêng quan hệ tình dục trong khoảng 1 tuần
  • Có thể xảy ra tác dụng phụ như rối loạn kinh nguyệt trong 2 đến 3 tháng đầu.
  • Nếu có những bất thường khác như sốt, chậm kinh, đau bụng dưới khi giao hợp, khí hư hôi,… nên đến ngay cơ sở y tế nơi đặt vòng để kiểm tra.
  • Nên kiểm tra vòng sau 1 tháng sử dụng, sau 12 tháng, sau đó mỗi năm 1 lần.

2. Viên thuốc tránh thai kết hợp liều thấp

Đây là biện pháp tránh thai tạm thời nhờ tác dụng kết hợp của 2 loại hormone là estrogen và progestin, hiệu quả tránh thai cao nếu sử dụng đúng cách và liên tục. Thuốc tránh thai kết hợp có 2 dạng là vỉ 21 viên hoặc 28 viên, nếu dùng vỉ 28 viên phải uống liên tục mỗi ngày 1 viên theo đúng trình tự, còn vỉ 21 viên chỉ uống 21 ngày rồi nghỉ 7 ngày.

Thuốc tránh thai hàng ngày, vỉ 28 viên (Ảnh: Internet).
Thuốc tránh thai hàng ngày, vỉ 28 viên (Ảnh: Internet).

Cơ chế tác dụng

  • Ngăn cản quá trình rụng trứng bằng cách ức chế phóng noãn
  • Cản trở sự làm tổ của trứng bằng cách ức chế sự phát triển niêm mạc tử cung.
  • Làm đặc chất nhầy cổ tử cung.

Ưu điểm

  • Giúp tránh thai theo thời hạn dài hay ngắn tùy ý
  • Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư nội mạc tử cung, bệnh viêm vùng chậu, u vú lành tính và thai ngoài tử cung
  • Kinh nguyệt đều đặn, ra máu ít hơn, số ngày hành kinh ít hơn.
  • Giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
  • Giảm triệu chứng khó chịu trước hành kinh
  • Có thể sử dụng ở bất kỳ tuổi nào, từ vị thành niên đến mãn kinh.
  • Không ảnh hưởng đến quan hệ tình dục

Nhược điểm

  • Có thể có thai ngay sau khi ngừng thuốc
  • Phải uống hàng ngày và đúng giờ mới có hiệu quả
  • Phải có sẵn thuốc đầy đủ, đều đặn.
  • Có thể làm giảm tiết sữa khi cho con bú
  • Có một số tác dụng phụ thường gặp trong 3 tháng đầu uống thuốc: ra máu ít, buồn nôn, căng tức vú, đau đầu, tăng cân nhẹ, sạm da,…
  • Không phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Chỉ định

Phụ nữ muốn tránh thai tạm thời hiệu quả và không thuộc các trường hợp chống chỉ định

Chống chỉ định

  • Phụ nữ đang có thai, nghi ngờ có thai hoặc đang cho con bú
  • Sau sinh chưa tới 4 tuần và không cho con bú
  • Người trên 35 tuổi
  • Hút thuốc lá
  • Người mắc bệnh huyết áp cao, bệnh van tim, rối loạn đông máu, tiền sử có huyết khối, bệnh gan mật, tiểu đường.
  • Người đang có ung thư vú hoặc đã từng mắc bệnh này
  • Đau nửa đầu
  • Ra máu âm đạo bất thường chưa rõ nguyên nhân
  • Đang dùng thuốc điều trị bệnh lao, nấm, chống co giật

Cách sử dụng thuốc tránh thai kết hợp

  • Bắt đầu uống viên đầu tiên: vào ngày 1 đến ngày 5 của chu kỳ kinh, tốt nhất là ngày 1. Đối với phụ nữ sau sinh và không cho con bú bắt đầu uống từ tuần thứ 4 sau sinh. Sau sảy thai hoặc nạo hút thai có thể bắt đầu uống trong vòng 5 ngày đầu. Nếu chuyển từ một biện pháp tránh thai khác thì có thể bắt đầu ngay, không cần chờ có kinh.
Thuốc tránh thai kết hợp vỉ 21 viên (Nguồn Internet)
Thuốc tránh thai kết hợp vỉ 21 viên (Nguồn Internet)
  • Với vỉ thuốc 28 viên, uống liên tục mỗi ngày 1 viên cho đến khi hết vỉ phải tiếp tục vỉ mới ngay, không có khoảng nghỉ.
  • Với vỉ 21 viên, uống liên tục mỗi ngày 1 viên cho đến khi hết thì nghỉ 7 ngày rồi bắt đầu vỉ mới.
  • Phụ nữ trên 40 tuổi có thể dùng thuốc với điều kiện đã loại trừ các yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, tăng huyết áp, tiểu đường,…
  • Trung bình khả năng có thai trở lại sau khi ngừng thuốc chậm hơn khoảng 2 tháng so với các biện pháp tránh thai không dùng nội tiết tố.

3. Thuốc tránh thai khẩn cấp (thuốc tránh thai chỉ có progestin)

Đây là loại thuốc dùng ngay sau khi quan hệ, hiệu quả tương đối tốt, tỷ lệ vỡ kế hoạch là 0,5% nếu dùng đúng cách nhưng có thể lên đến 5% nếu không thực hiện đúng như hướng dẫn.

Thuốc tránh thai khẩn cấp (Nguồn: Internet)
Thuốc tránh thai khẩn cấp (Nguồn: Internet)

Viên thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ chứa hormone progestin làm cô đặc chất nhầy ở cổ tử cung, ngăn rụng trứng, làm chậm di chuyển của trứng trong ống dẫn trứng và làm cho niêm mạc tử cung không phù hợp để trứng làm tổ nếu đã thụ tinh.

Ưu điểm

  • Phù hợp với phụ nữ sau sinh đang cho con bú từ tuần thứ 6, không ảnh hưởng chất lượng sữa.
  • Không có tác dụng phụ của estrogen như tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.

Nhược điểm

  • Tác dụng phụ: thay đổi kinh nguyệt như rong kinh, vô kinh, kinh kéo dài, nhức đầu, căng tức vú,…
  • Phải uống thật sớm sau khi quan hệ, uống càng trễ thì nguy cơ có thai càng cao
  • Không ngăn ngừa được thai ngoài tử cung, không phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Giá cao
Thuốc tránh thai khẩn cấp (Nguồn: Internet)
Thuốc tránh thai khẩn cấp (Nguồn: Internet)

Chống chỉ định

  • Người đã có thai
  • Đã từng hoặc đang bị ung thư vú
  • Ra máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân
  • Đang bị viêm gan, xơ gan
  • Đang dùng thuốc chống co giật như phenytoin, barbiturat …
  • Người có bệnh tim mạch

Cách sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Uống 1 viên càng sớm càng tốt trong vòng 72 giờ sau quan hệ, uống tiếp viên thứ 2 cách viên thứ nhất 12 giờ.

4. Bao cao su

Bao cao su là biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả và rẻ tiền, đồng thời cũng giúp phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tinh dục khác. Có hai loại bao cao su: loại cho nam và loại cho nữ.

Bao cao su (Nguồn: Internet)
Bao cao su (Nguồn: Internet)

Cơ chế tác dụng

Bao cao su làm bằng chất dẻo cực mỏng có thể bao phủ bên ngoài dương vật hoặc đặt vào âm đạo trước khi giao hợp, có tác dụng ngăn tinh trùng vào âm đạo nên không có hiện tượng thụ tinh. Có thể dùng bao cao su để hỗ trợ người mới thắt ống dẫn tinh thời gian đầu.

Chống chỉ định: người dị ứng với cao su

Ưu điểm

  • Phòng chống các bệnh lây qua đường tình dục
  • An toàn, không có tác dụng phụ
  • Hiệu quả cao
  • Có thể sử dụng bất cứ thời gian nào, sau khi sinh, sau khi nạo thai.
  • Giúp nam giới có trách nhiệm khi quan hệ tình dục
  • Tiện lợi khi muốn tránh thai tạm thời
  • Dễ sử dụng
  • Chi phí rẻ
Bao cao su (Nguồn: Internet)
Bao cao su (Nguồn: Internet)

Nhược điểm

  • Có thể bị tuột, rách bao trong lúc quan hệ, nếu dùng không cẩn thận có thể làm trào tinh dịch vào âm đạo.
  • Có chút ảnh hưởng làm giảm khoái cảm
  • Đôi khi có trường hợp bị dị ứng với latex
  • Bao cao su nữ khó sử dụng hơn

Ngoài ra còn các phương pháp dưới đây, mọi người có thể tham khảo thêm:

  • Thuốc tiêm tránh thai: thuốc chứa hormone được tiêm vào cơ có tác dụng ngăn rụng trứng, ngăn trứng làm tổ trong tử cung.
  • Que cấy tránh thai: là những ống nhỏ chứa thuốc tránh thai được cấy dưới da của người phụ nữ, giải phóng thuốc ra từ từ và kéo dài vài năm. Bạn có thể mua que cấy tránh thai tại đây
Que cấy tránh thai (Nguồn: Internet)
Que cấy tránh thai (Nguồn: Internet)
  • Gel diệt tinh trùng: được sản xuất từ các chất hóa học có thể tiêu diệt tinh trùng sau khi vào âm đạo.
Gel diệt tinh trùng (Nguồn: Internet)
Gel diệt tinh trùng (Nguồn: Internet)
  • Miếng bọt xốp tránh thai: là một miếng xốp mềm, kích thước nhỏ, được đặt vào âm đạo để bao phủ cổ tử cung và ngăn tinh trùng xâm nhập vào trong.
Miếng bọt xốp tránh thai (Nguồn: Internet)
Miếng bọt xốp tránh thai (Nguồn: Internet)
Màng phim tránh thai (Nguồn: Internet)
Màng phim tránh thai (Nguồn: Internet)

Trên đây là một số phương pháp tránh thai hiệu quả hiện nay, mong các bạn có thể chọn được một phương pháp phù hợp với mình và đối tác. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

6 điều xảy ra đối với cơ thể trong chu kỳ kinh nguyệt: Bạn đã biết chưa?

Hẳn bạn đã biết một sự thật nổi tiếng là phụ nữ vẫn có thể mang thai trong thời kì kinh nguyệt, nhưng ngoài điều đó ra vẫn còn có rất nhiều điều khác cần tìm hiểu về cơ thể trong chu kì này. Chu kì kinh nguyệt là một quá trình điều chỉnh cơ thể rất phức tạp ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận