Tiếp nối bài viết “Góc tối sâu thẳm của người nước ngoài trong chế độ tuyển dụng lao động tại Nhật Bản“, BlogAnChoi xin được giới thiệu đến các bạn độc giả bài viết “Cuộc sống đầy khó nhọc của người lao động nước ngoài tại Nhật Bản“.

Lớp học tiếng Nhật đầy nhiệt huyết của trường Đại học Y tế và Phúc lợi xã hội

Ngay bây giờ, các bạn độc giả hãy cùng BlogAnChoi ghé thăm một trường đại học tư ở Indonesia nhé! Ngôi trường có 800 sinh viên với 200 người ghi danh mỗi năm. Trường có các ngành học như ngành dược sĩ, ngành chuyên gia dinh dưỡng, ngành hộ lý, ngành y tá. Hơn phân nửa trên tổng số sinh viên đang theo học tại trường là nữ, phần đa các bạn đến từ Bali, cũng có những sinh viên đến từ Sulawesi và Surabaya.

Từ 5 năm trước, trường đã hợp tác với một tổ chức ở Nhật Bản và đã gửi tổng cộng 125 sinh viên trong ngành y tá sang Nhật chủ yếu làm công việc điều dưỡng viên. Học phí tại trường trong một năm tương đương 90.000 Yên. Vì có trợ cấp nên học phí đã được giảm nhẹ. Trong khi đó, học phí một năm của một trường tư thuộc cùng lĩnh vực đào tạo ở Jakarta là 150.000 Yên. Về thu nhập trung bình trong một năm, người Indonesia ở trong nước có thể kiếm được 400.000 Yên, bằng 1/10 thu nhập trung bình năm tại Nhật Bản.

Người Indonesia ở trong nước có thu nhập chỉ bằng 1/10 thu nhập trung bình năm tại Nhật Bản (Ảnh: Internet)
Người Indonesia ở trong nước có thu nhập chỉ bằng 1/10 thu nhập trung bình năm tại Nhật Bản (Ảnh: Internet)

Câu chuyện người lao động gồng gánh khoản nợ gấp 3 lần thu nhập trung bình năm để được sang Nhật làm việc

Câu chuyện tiếp theo mà BlogAnChoi muốn giới thiệu đến các bạn độc giả là về một gia đình có hai cô con gái đang làm việc trong trang trại gà ở Nhật Bản. Phụ huynh của hai cô gái cho biết, họ phải đặt cọc 1.250.000 Yên cho một công ty môi giới trước khi đến Nhật.

Theo lời giải thích từ công ty này, khoản chi dành cho trường dạy tiếng Nhật và vé máy bay. Số tiền còn lại dành cho những việc sau đây. Cụ thể là, vé máy bay khứ hồi có giá 200.000 Yên, học phí tại trường dạy tiếng Nhật là 100.000 Yên (học phí mỗi tháng là 10.000 Yên X 6 tháng + tiền tư liệu học tập), tổng cộng là 300.000 Yên. Số tiền phải chi trả còn lại tới tận 900.000 Yên chỉ dành cho việc công ty môi giới thay mặt khách hàng làm thủ tục xin visa lao động. Phụ huynh của hai cô gái cho biết đây là mức giá chung trên thị trường, nhưng là số tiền lớn, gấp 3 lần thu nhập trung bình năm ở mức 400.000 Yên trở lên.

Phía gia đình cho biết họ đã gom góp tiền bằng việc vay mượn người thân và từ tiền tiết kiệm cá nhân. Thế nhưng, vì phần lớn phụ huynh vay tiền ngân hàng với lãi suất cao nên sau một đến hai năm sang Nhật, họ phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi và gần như là không còn lại gì. Vấn đề lớn nằm ở chi phí thông qua trung gian thiếu rõ ràng trong một chế độ cho phép sự tồn tại của các cơ quan quản lý hay công ty môi giới. Khi được nghe người trong cuộc chia sẻ lại câu chuyện của họ, chúng ta mới có thể hình dung góc tối sâu thẳm trong một hệ thống làm việc tại Nhật Bản.

Số tiền chính xác mà người lao động phải trả để được đến Nhật làm việc

Những thực tập sinh có tay nghề cao quốc tịch Việt Nam và Nepal cũng mang theo gánh nặng và số nợ lớn đến Nhật Bản, như trên các bản tin mà chúng ta hay xem. Cách đây 5 năm, trong một ngôi làng ở vùng ngoại ô Kathmandu, Nepal, có người lao động phải đặt cọc cho công ty môi giới 10.000-15.000 đô la để được đến Nhật làm việc.

Có người lao động phải đặt cọc cho công ty môi giới 10.000-15.000 đô la để được đến Nhật làm việc (Ảnh: Internet)
Có người lao động phải đặt cọc cho công ty môi giới 10.000-15.000 đô la để được đến Nhật làm việc (Ảnh: Internet)

Theo một khảo sát của chính phủ Nhật Bản, ở thời điểm vài năm trước, những thực tập sinh có tay nghề ở châu Á nợ trung bình 750.000 Yên trước khi đến Nhật. Vào năm ngoái, trong một buổi phỏng vấn khảo sát của cơ quan xuất nhập cảnh, khoản nợ trung bình của thực tập sinh rơi vào khoảng 550.000 Yên. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có số liệu thống kê nào cho thấy tổng số tiền trung bình mà người lao động phải trả cho công ty môi giới, bao gồm cả tiền vốn của họ.

Trong số những thực tập sinh hoặc thực tập sinh có tay nghề đặc biệt, hay xét về xuất thân và nơi ở của họ, số tiền đó cũng rơi vào những khoản khác nhau. Ví dụ, một người lao động ở vùng ngoại ô Denpasar, chi phí trước khi sang Nhật bao gồm học phí, tiền nhà, tiền tư liệu học tập, phí thi cử và chưa kể tiền vé máy bay là 300.000-400.000 Yên. Ở Philippines có một ngôi trường dạy tiếng Nhật do một viện dưỡng lão quản lý. Nếu được học trong một ngôi trường nằm trong hệ thống quản lý giống như vậy thì gánh nặng sẽ được giảm nhẹ. Quả thật, nhờ trường Đại học Y tế và Phúc lợi xã hội mà bài viết đã đề cập trước đó có liên kết với phía tiếp nhận người lao động ở Nhật Bản, chi phí cũng được giảm nhẹ.

Câu chuyện kiếm lời kỳ lạ của một người Indonesia từng lao động tại Nhật Bản

Ở phần cuối cùng của bài viết, chúng ta hãy lắng nghe câu chuyện của một thực tập sinh có tay nghề ở Indonesia để một lần nữa thấy được góc tối của chế độ tuyển dụng người nước ngoài ở Nhật Bản. Người này đã làm việc trong một nông trại ở tỉnh Ibaraki trong 3 năm, rồi trở về nước từ vài năm trước.

Thực tập sinh làm việc trong một nông trại ở tỉnh Ibaraki trong 3 năm, rồi trở về nước từ vài năm trước (Ảnh: Internet)
Thực tập sinh làm việc trong một nông trại ở tỉnh Ibaraki trong 3 năm, rồi trở về nước từ vài năm trước (Ảnh: Internet)

Kể từ khi đến Nhật, anh đã sớm nhận ra anh sẽ không còn lại gì nếu chỉ trả nợ bằng cách cố gắng làm việc hết sức và bằng mức lương tối thiểu theo giờ. Vì vậy, anh đã làm việc bán thời gian vào cuối tuần ở Tokyo theo lời giới thiệu của người quen, dưới sự quản lý của người Nhật Bản. Công việc giống như là lôi kéo khách hàng đến cửa hàng nơi chính anh làm việc ở các khu phố Shinjuku và Ikebukuro. Anh có cảm giác đây là một công việc nguy hiểm. Anh còn từng ngủ chung với những người lao động Indonesia khác trong một căn hộ gần Shinjuku.

Anh ấy nói rằng anh đã tiết kiệm được 6.000.000 Yên trong 3 năm. Để gom góp tiền cho công việc kinh doanh của mình, anh đã môi giới người lao động Indonesia vào làm việc trong ngành xây dựng ở Nhật Bản. Tiền hoa hồng môi giới mỗi người tối thiểu là 100.000 Yên, vì vậy, anh ấy có mục tiêu là giới thiệu 100 người để nhận được 10.000.000 Yên.

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!

Xem thêm

15 truyện tranh đam mỹ vườn trường ngọt ngào, dễ thương nhất

Đề tài học đường với những mối tình thanh xuân vườn trường ngọt ngào, hài hước vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tín đồ truyện tranh. Nếu bạn cũng là fan của thể loại này, hãy lưu ngay danh sách những bộ truyện tranh đam mỹ vườn trường hay đang được phát hành sau đây nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận