Nhiều bạn trẻ rất hào hứng, thích thú với quá trình chuẩn bị hành lý cho việc đi du học. Tuy nhiên, khi bắt tay vào việc thì các bạn lại cảm thấy bối rối vì chẳng biết mang gì, mang bao nhiêu là đủ. Do đó các bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng mang dư những thứ không cần thiết và quên mang những đồ vật hữu ích. Sau đây, hãy cùng BlogAnChoi đến cùng tìm hiểu kinh nghiệm chuẩn bị hành trang du học để tránh khỏi những sai lầm dễ bắt gặp và tăng thêm sự tự tin cho bạn trước khi khởi hành.

Không nên mang quá nhiều quần áo cho mùa đông

Nếu điểm đến là một quốc gia có mùa đông hơi khắc nghiệt, nhiều bạn sẽ tìm mua thật nhiều quần áo giữ nhiệt, áo phao, áo len hay găng tay, mũ. Những chiếc áo phao thường khá nặng và cồng kềnh. Chúng sẽ chiếm một diện tích lớn trong hành lý của bạn. Vì thế bạn chỉ nên đem từ 1-2 chiếc áo như vậy. Khi đến quốc gia mà bạn du học, bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng sau nếu cần. Hơn nữa vào những dịp như ngày Thứ Sáu Đen Tối hoặc Giáng Sinh thì có rất nhiều cửa hàng giảm giá cho những mặt hàng quần áo.

Để giữ ấm tốt, các loại áo phao thường khá dày và nặng nên sẽ chiếm phần lớn diện tích trong hành lý (Nguồn: Internet).
Để giữ ấm tốt, các loại áo phao thường khá dày và nặng nên sẽ chiếm phần lớn diện tích trong hành lý (Nguồn: Internet).

Nên mang cục chuyển đổi đầu sạc

Nguồn điện ở quốc gia mà bạn du học có thể khác với Việt Nam. Nhiều bạn không biết đến điều này nên đã gặp phải tình huống bất tiện lúc mới sang. Do đó, bạn nên chuẩn bị cho mình cục chuyển đổi đầu sạc quốc tế hoặc các thiết bị chuyển đổi khác có chức năng tương tự.

Bạn có thể tìm mua các cục chuyển đổi đầu sạc trên ở Shopee – một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất ở Việt Nam.

Một trong những ổ cắm chuyển đổi nguồn điện hay được sử dụng bởi du học sinh hoặc những khách du lịch quốc tế (Nguồn: Internet).
Một trong những ổ cắm chuyển đổi nguồn điện hay được sử dụng bởi du học sinh hoặc những khách du lịch quốc tế (Nguồn: Internet).

Không mang theo những thứ nằm trong danh sách bị cấm

Mỗi một quốc gia sẽ có một danh sách những thứ bị cấm nhập cảnh vào. Điển hình như Mỹ và một số quốc gia thuộc khối Châu Âu sẽ cấm mang thịt, trứng, sữa và hạt giống hoa/cây trồng. Trước khi quyết định mang theo các loại đồ ăn vặt hoặc vật dụng gì đặc biệt, bạn nên tìm hiểu danh sách cấm được công bố trên trang web Đại sứ quán của quốc gia mà bạn muốn đến. Nghe thì có vẻ phiền phức nhưng việc làm này sẽ giúp bạn tránh phải nhiều rắc rối khi qua cửa hải quan.

Ai cũng muốn mang theo một số vật dụng hoặc các loại đồ ăn quen thuộc ở quốc gia mình nhưng các bạn nên lưu ý danh sách cấm để tránh bị phạt (Nguồn: Internet).
Ai cũng muốn mang theo một số vật dụng hoặc các loại đồ ăn quen thuộc ở quốc gia mình nhưng các bạn nên lưu ý danh sách cấm để tránh bị phạt (Nguồn: Internet).

Nên cho các chai lọ đựng chất lỏng vào bao riêng

Một mẹo nhỏ cho các du học sinh là hãy luôn để các chai lọ đựng chất lỏng như dầu gội, sữa tắm, nước hoa và kem dưỡng ẩm vào một bao ni lông hoặc túi zip riêng. Đầu tiên, điều này sẽ hạn chế việc các chất lỏng trên dây vào quần áo và các đồ vật khác trong hành lí nếu xảy ra trường hợp nứt vỡ trong quá trình trung chuyển. Bên cạnh đó, đôi khi bạn sẽ bị các nhân viên hải quan yêu cầu cho xem các chất lỏng mà bạn mang theo. Việc xếp gọn chúng vào một chiếc túi giúp bạn dễ dàng lấy ra hơn là để lung tung mỗi góc một chai. Chuyện bị kiểm tra đột xuất này không phải lúc nào cũng xảy ra nhưng cẩn thận không bao giờ là thừa có đúng không nào?!

Xếp gọn các chai lọ vào một chiếc túi là một điều nên làm (Nguồn: Internet).
Xếp gọn các chai lọ vào một chiếc túi là một điều nên làm (Nguồn: Internet).

Không mang theo quá nhiều giày

Cũng như quần áo mùa đông, nhiều bạn có sở thích mang theo thật nhiều giày để thay đổi theo ý thích. Tuy nhiên, bạn chỉ nên mang theo nhiều nhất là 2 đôi giày. Sau đó bạn có thể mua chúng ở các cửa hàng ở quốc gia mà bạn du học. Điều này sẽ tránh cho việc bạn phải tốn diện tích trong hành lý cũng như mang dư những đôi giày không có dịp sử dụng nhiều. Ví dụ như những quốc gia có mùa đông lạnh buốt với tuyết rơi trơn trượt thì một đôi giày chống trượt được mua ở quốc gia đó sẽ phù hợp hơn đôi giày bạn đem qua từ Việt Nam.

Chỉ nên mang vừa đủ giày (Nguồn: Internet).
Chỉ nên mang vừa đủ giày (Nguồn: Internet).

Nên mang theo kính dự phòng

Nếu bạn không bị các tật về mắt như cận thị hoặc loạn thị thì bạn có thể bỏ qua mục này. Còn đối với những bạn đã quen với việc gắn bó với chiếc mắt kính thì đừng quên mang theo một phiên bản dự phòng nhé. Đối với nhiều quốc gia, chẳng hạn như Thụy Sĩ thì chi phí để đo mắt và làm kính rất đắt nếu bạn chẳng may bị gãy kính. Chi phí trung bình để làm một cặp kính với thẻ học sinh ở quốc gia này tầm 400chf ~ 9.800.000 VND.

Kính cận là một trong những đồ vật quan cho việc học vì thế bạn nên mang theo một cái phòng hờ (Nguồn: Internet).
Kính cận là một trong những đồ vật quan cho việc học vì thế bạn nên mang theo một cái phòng hờ (Nguồn: Internet).

Các bài viết liên quan hữu ích khác bạn có thể tham khảo:

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn chuẩn bị cho cuộc hành trình du học của mình một cách tốt nhất. Đừng quên theo dõi chuyên mục Giáo Dục để nhận thêm nhiều bài viết hay khác nhé!

Xem thêm

100+ danh ngôn, câu nói hay áp dụng cho viết văn nghị luận xã hội 200 chữ mới nhất

Một đoạn/bài viết Nghị luận xã hội phải có tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo thì mới có thể trinh phục, chạm được đến trái tim được người nghe đọc, giáo viên chấm bài. Một bài viết/ đoạn văn chỉ nói xuông không thôi rất dễ gây nhàn chán. Vậy để làm được điều đó chúng ta phải ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận