Như bạn đã biết, não cần được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng liên tục thông qua hệ thống tim mạch. Chính vì thế, tình trạng huyết áp cao có thể làm suy yếu tim và dẫn đến đột quỵ. Trong khi đó, sự mất cân bằng cholesterol có thể góp phần gây tổn thương tế bào thần kinh và làm suy giảm nhận thức. Do đó, duy trì huyết áp và cholesterol ở mức khỏe mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ. Định kỳ đo huyết áp và mức cholesterol để giữ huyết áp và cholesterol ổn định sẽ giúp cải thiện trí nhớ của bạn.
Não sử dụng glucose như nguồn năng lượng chính để duy trì chức năng và hoạt động bình thường. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe nhận thức của chúng ta, dẫn đến lão hóa sớm và bệnh tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy, người mắc bệnh tiểu đường dễ mắc chứng sa sút trí tuệ do tình trạng tổn thương các mạch máu hay kháng insulin làm tổn thương các tế bào não, gây mất trí nhớ. Thậm chí, người mắc tiểu đường loại 2 được cho là có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn. Do đó, để duy trì và cải thiện trí nhớ, hãy cẩn trọng khi tiêu thụ đường, đặc biệt là lượng đường trong các thực phẩm chế biến sẵn bạn nhé!
Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng là rất cần thiết để duy trì sức khỏe não bộ. Các loại thực phẩm như cá béo, các loại hạt, quả mọng rau họ cải,…được biết đến là có tác dụng hỗ trợ trí nhớ và chức năng nhận thức. Chính vì thế, bạn có thể bổ sung chúng vào thực đơn hằng ngày để cải thiện trí nhớ.
Tập thể dục với cường độ vừa phải, hợp lý có thể giúp cải thiện tư duy và trí nhớ. Bạn có thể đi bộ, đạp xe, bơi lội, làm vườn, khiêu vũ,…tùy theo sở thích và tình trạng sức khỏe của bản thân. Tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu một thói quen tập thể dục mới.
Hút thuốc lá không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe thể chất mà còn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về trí nhớ và suy giảm nhận thức. Đặc biệt, việc hút thuốc thụ động (tiếp xúc với khói thuốc lá gián tiếp) cũng có thể gây ra những tác động độc hại đến não. Thực hiện cai thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với môi trường khói thuốc để có thể bảo vệ chức năng nhận thức của bạn và những người xung quanh nhé!
Các mối quan hệ xã hội tích cực không chỉ cần thiết cho sức khỏe cảm xúc mà còn có liên quan đến trí nhớ và nhận thức. Tham gia vào các hoạt động liên quan đến tương tác xã hội có thể làm giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, thực hiện những hành động tử tế còn có thể thúc đẩy các chất hóa học trong não như serotonin và endorphin, giúp tăng cường trí nhớ và sức khỏe não bộ nói chung.
Học các kỹ năng mới và tiếp thu kiến thức có thể dẫn đến việc hình thành các kết nối thần kinh mới, giúp cải thiện trí nhớ và khả năng nhận thức. Tham gia vào các hoạt động trí óc đa dạng, chẳng hạn như học một ngôn ngữ hoặc nhạc cụ mới, đọc sách hoặc giải câu đố,…có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe não bộ.
Bạn có thể quan tâm:
Mình mong muốn nhận được ý kiến đóng góp từ các bạn về bài viết này, hãy để lại bình luận để mình biết với nhé.