Thỉnh thoảng bạn nên khởi động lại điện thoại để chạy tốt hơn, nhưng điện thoại Android đời cũ hoặc cấu hình thấp có thể mất nhiều thời gian để khởi động và gây phiền toái. Hầu hết những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian khởi động đều nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, ví dụ như hiệu suất của bộ xử lý và mức độ tối ưu hóa phần mềm. Nhưng cũng có một số cách mà bạn có thể làm để tăng tốc quá trình khởi động của điện thoại Android, hãy cùng khám phá nhé!

1. Cập nhật phiên bản hệ điều hành mới nhất cho điện thoại

Trên thực tế có rất nhiều người dùng không muốn cài đặt các bản cập nhật vì sợ rằng điện thoại có thể bị lỗi hay bị đầy bộ nhớ. Điều này quả thật có thể xảy ra ở những dòng máy cấp thấp được sản xuất bởi những thương hiệu không uy tín. Tuy nhiên việc không cập nhật hệ điều hành Android có thể làm chậm quá trình khởi động vì điện thoại không nhận được các thay đổi giúp tối ưu hóa phần mềm để chạy trơn tru hơn.

Cập nhật hệ điều hành Android giúp điện thoại chạy nhanh hơn (Ảnh: Internet)
Cập nhật hệ điều hành Android giúp điện thoại chạy nhanh hơn (Ảnh: Internet)

Để kiểm tra xem có bản cập nhật nào dành cho điện thoại của bạn hay không, hãy vào Cài đặt > Hệ thống > Cập nhật hệ thống.

2. Tránh làm đầy bộ nhớ của điện thoại

Bộ nhớ trong của điện thoại chứa hệ điều hành Android và bộ nhớ càng đầy thì hệ điều hành càng có ít khoảng trống để khởi động và chạy trơn tru. Do đó hãy đảm bảo luôn để trống ít nhất 10% tổng dung lượng bộ nhớ của điện thoại.

Cách dễ nhất để giải phóng bộ nhớ nhanh chóng là xóa các ứng dụng không cần thiết trong điện thoại của bạn, cũng như xóa ảnh cũ, video, nhạc hoặc tài liệu mà bạn không sử dụng nữa.

3. Tránh sử dụng các ứng dụng launcher Android

Các launcher (trình khởi chạy) Android được nhiều người ưa thích để tạo ra giao diện mới lạ cho điện thoại, nhưng chúng cũng có thể làm chậm quá trình khởi động. Đó là vì giao diện Android được cài sẵn trong điện thoại đã được tối ưu hóa giúp máy khởi động nhanh nhất, trong khi các launcher mặc dù trông đẹp mắt nhưng lại không tối ưu cho điện thoại, hơn nữa còn tạo thêm gánh nặng vì làm tăng thêm số lượng ứng dụng cần chạy khi khởi động máy.

Các ứng dụng launcher làm điện thoại khởi động chậm hơn (Ảnh: Internet)
Các ứng dụng launcher làm điện thoại khởi động chậm hơn (Ảnh: Internet)

Đây không phải là vấn đề lớn đối với các điện thoại tầm trung hoặc cao cấp, nhưng nếu bạn đang dùng điện thoại cấp thấp thì tốt nhất là hãy khởi động bằng giao diện mặc định để không mất thời gian.

4. Vô hiệu hóa các ứng dụng không cần thiết nhưng không thể xóa

Bạn không thể gỡ cài đặt một số ứng dụng hệ thống trong điện thoại vì chúng là thành phần cốt lõi của hệ điều hành, nhưng vẫn có thể vô hiệu hóa để chúng không tự động chạy ngầm và làm chậm quá trình khởi động.

Các nhà sản xuất như Samsung và Xiaomi thường cài đặt rất nhiều phần mềm không cần thiết (bloatware) trong điện thoại của họ, vì vậy bạn nên tìm và xóa các ứng dụng được cài sẵn này.

5. Đưa các ứng dụng ít được sử dụng vào chế độ ngủ sâu

Một số ứng dụng không được dùng thường xuyên nhưng vẫn cần giữ lại vì chúng có chức năng quan trọng đối với thiết bị. Bạn không nên gỡ cài đặt các ứng dụng này, nhưng đối với điện thoại Samsung thì có thể đưa chúng vào chế độ ngủ sâu, tức là chúng sẽ không chạy trong nền và do đó giúp giải phóng tài nguyên của máy để khởi động nhanh hơn.

Nhưng lưu ý rằng đây không phải là tính năng mặc định của Android, vì vậy bạn sẽ không thể thực hiện được với nhiều điện thoại không phải Samsung. Ngoài ra các ứng dụng được đặt ở chế độ ngủ sâu cũng có thể không nhận được các bản cập nhật và thông báo.

6. Tránh làm đầy màn hình chính của điện thoại

Việc đặt nhiều ứng dụng và widget trên màn hình chính không thực sự ảnh hưởng đến thời gian khởi động của điện thoại, nhưng quá nhiều icon khiến cho điện thoại sau khi khởi động có thể mất thêm vài giây nữa để giao diện trở nên mượt mà và phản hồi nhanh nhạy.

Không đặt quá nhiều ứng dụng ở màn hình chính (Ảnh: Internet)
Không đặt quá nhiều ứng dụng ở màn hình chính (Ảnh: Internet)

7. Không sử dụng hình nền động

Hình nền động cũng là một tính năng không nên dùng ở những dòng điện thoại cấp thấp vì chúng cần nhiều sức mạnh xử lý, ngốn pin và làm chậm quá trình khởi động. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn chỉ được dùng những hình nền có sẵn trong điện thoại do nhà sản xuất cài đặt, mà bạn có thể sử dụng bất kỳ hình nền tĩnh bình thường nào khác cũng được.

8. Hạn chế các ứng dụng tăng cường hiệu suất

Các ứng dụng “tăng cường hiệu suất” không phải lúc nào cũng tốt, đôi khi chúng có thể gây hại cho điện thoại nhiều hơn là có lợi. Nhiều người tưởng rằng các ứng dụng này giúp cho điện thoại chạy nhanh hơn nhưng thực tế không phải như vậy, hoặc nếu có thì cũng kèm theo tác dụng phụ.

Chẳng hạn, các công cụ dọn dẹp RAM thực ra không hữu ích lắm vì nhiều ứng dụng sau khi bị dừng sẽ ngay lập tức khởi động lại và chạy trong nền, như vậy điện thoại sẽ chạy mệt hơn so với khi bạn để yên không làm gì cả.

Bên cạnh đó, nhiều điện thoại Android hiện nay có sẵn tính năng giải phóng bộ nhớ hiệu quả hơn bất kỳ ứng dụng nào từ bên ngoài. Và trên thực tế bạn cũng không nên buộc dừng các ứng dụng với hy vọng sẽ tăng tốc điện thoại, mà chỉ làm việc đó nếu thực sự không cần dùng ứng dụng nữa.

9. Tăng tốc hoạt ảnh giao diện của điện thoại

Bạn có thể làm cho điện thoại chạy nhanh hơn một chút bằng cách tăng tốc hoạt ảnh, mặc dù việc này không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khởi động nhưng sẽ giúp cho giao diện trở nên gọn gàng và phản hồi nhanh hơn. Để thực hiện, trước tiên bạn phải bật tùy chọn dành cho nhà phát triển bằng cách vào Cài đặt > Giới thiệu về điện thoại và nhấn liên tục vào Số bản dựng.

Sau khi đã mở khóa tùy chọn dành cho nhà phát triển, hãy vào Cài đặt > Tùy chọn dành cho nhà phát triển, tìm các mục Tỷ lệ hoạt ảnh cửa sổ, Tỷ lệ hoạt ảnh chuyển tiếpTỷ lệ thời lượng của hoạt ảnh, chỉnh các mục này thành .5x. Ngay lập tức, bạn sẽ nhận thấy hoạt ảnh của giao diện đã được tăng tốc và điện thoại của bạn sẽ hoạt động nhanh hơn.

Chỉnh tăng tốc hoạt ảnh giao diện của điện thoại (Ảnh: Internet)
Chỉnh tăng tốc hoạt ảnh giao diện của điện thoại (Ảnh: Internet)

10. Khôi phục cài đặt gốc

Nếu những cách trên không hiệu quả thì cách tốt nhất để làm cho điện thoại Android khởi động nhanh hơn là khôi phục cài đặt gốc. Phương pháp này chỉ phù hợp với những người đã dùng điện thoại nhiều năm và không bận tâm đến việc chăm sóc điện thoại đúng cách.

Khi thực hiện khôi phục điện thoại Android về cài đặt gốc, tất cả dữ liệu như ảnh, video, tài liệu, nhạc, bản ghi âm, ứng dụng, v.v. sẽ bị xóa và điện thoại trở về trạng thái ban đầu như lúc mới mua. Vì vậy hãy nhớ sao lưu tất cả dữ liệu quan trọng của bạn trước khi khôi phục cài đặt gốc cho điện thoại.

Tóm lại

Khởi động chậm thường chỉ gặp ở điện thoại giá rẻ hoặc điện thoại cũ, và có nhiều cách để khắc phục vấn đề này. Như đã nói, phần lớn nguyên nhân là do tốc độ của bộ xử lý và mức độ tối ưu hóa điện thoại tùy vào nhà sản xuất. Nếu bạn đã dùng một chiếc điện thoại lâu năm và cảm thấy hiệu suất quá kém thì tốt nhất là hãy mua điện thoại mới thay vì cố gắng tìm cách cải thiện nó.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

10 điều bạn có thể làm với Google Slides cực kỳ hữu ích, tiện lợi

Google Slides không chỉ miễn phí mà còn cực kỳ tiện lợi. Nếu bạn không quá quen thuộc với Google Sildes, sau đây là bản phân tích nhanh về một số điều bạn có thể thực hiện với công cụ này cực kỳ hữu ích.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
2 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Lê Huỳnh Chi

đừng để điện thoại chạy dưới nèn mấy cái ứng dụng là được