Nếu vấn đề mà sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu có thể giải quyết quá phức tạp và trừu tượng, thương hiệu nên làm gì? Lựa chọn cách thể hiện gần gũi như phim hoạt hình, tìm ra mối tương quan giữa vấn đề với một sự vật sự việc quen thuộc, bổ sung một vài chi tiết gây cười,… là cách mà Toyota, WWF, Metro Trains Safety đã thực hiện. Từ đó, các thương hiệu này đã thành công biến những thông điệp vốn khô khan thành nội dung dễ hiểu và dễ tiếp cận hơn.

Sponsor

1. Metro Trains Safety – Dumb Ways to Die

Hàng năm, hệ thống tàu điện ngầm Metro Trains (thành phố Melbourne, Úc) chứng kiến vô số vụ tai nạn thảm khốc, trong đó nạn nhân đa số ở độ tuổi thanh niên. Nguyên nhân gây ra tai nạn chủ yếu đến từ những hành vi bất cẩn hoặc thiếu kiến thức về an toàn tại khu trạm tàu điện ngầm. Trong khi đó, những thông điệp truyền thông về an toàn đã cũ hoặc quá thiếu chi tiết không thể tạo ra sức ảnh hưởng với giới trẻ. Do đó, đặt mục tiêu giúp mọi người nhận thức rõ hơn về an toàn đường sắt, Metro Trains đã phát động chiến dịch “Dumb Ways to Die” mô tả những cái chết ngớ ngẩn, thay thế cho cách tuyên truyền cứng nhắc về các thông điệp an toàn.

Metro Trains đã phát động chiến dịch “Dumb Ways to Die” mô tả những cái chết ngớ ngẩn, thay thế cho cách tuyên truyền cứng nhắc về các thông điệp an toàn (Ảnh: Internet)
Metro Trains đã phát động chiến dịch “Dumb Ways to Die” mô tả những cái chết ngớ ngẩn, thay thế cho cách tuyên truyền cứng nhắc về các thông điệp an toàn (Ảnh: Internet)

Đội ngũ sáng tạo đã phát hành bài hát “Dumb Ways to Die” trên iTunes và MV trên YouTube vào tháng 11/2012. Bài hát cũng được công chiếu dưới phiên bản karaoke tại các ga tàu điện ngầm. Hàng loạt ấn phẩm khác như sách, ứng dụng trò chơi, áp phích, quảng cáo radio,… được triển khai đồng thời. Tất cả đều chuyển hướng người xem về website chiến dịch – nơi mọi người tìm hiểu thêm về những việc nên hay không nên làm nếu muốn đảm bảo an toàn tại tàu điện ngầm, từ đó cam kết không-trở-thành-kẻ-ngốc.

2. Toyota – Glass Organs

Total Human Model for Safety (THUMS) là chương trình phần mềm cho phép các kỹ sư ô tô đo lường mức độ an toàn của phương tiện khi xảy ra tai nạn, được phát triển lần đầu bởi Toyota vào năm 2000. THUMS sẽ mô phỏng cơ thể người, giả lập và phân tích khả năng tác động tới người ngồi bên trong mỗi khi phương tiện có va chạm. Hiện nay, Toyota đã bổ sung thành công các yếu tố như giới tính, độ tuổi và thể chất con người vào cơ sở dữ liệu trên THUMS, giúp nó đưa ra kết quả chính xác và gần với thực tế hơn. Dựa vào phân tích của THUMS, các kỹ sư ô tô sẽ thiết kế tính năng an toàn cho phương tiện (túi khí, dây đai an toàn, đệm hơi,…) sao cho giảm thiểu nhất chấn thương gây ra bởi tai nạn cho tài xế và cả người đi bộ có liên can.

Mặc dù có tính ứng dụng cao nhưng THUMS không phải một chương trình dễ hiểu với nhiều người dùng. Vào năm 2012, Toyota đã phát hành một TVC cho thấy xe Toyota là nơi an toàn nhất dành cho những thứ “mong manh dễ vỡ” như cơ thể con người, từ đó làm nổi bật phát minh THUMS. TVC mở ra một không gian nơi những người thợ thủ công đang chế tác thuỷ tinh. Toàn bộ quá trình nung, rèn rồi tạo hình đồ thuỷ tinh được quay cận cảnh, khiến TVC thoạt nhìn không giống video quảng cáo cho một thương hiệu xe ô tô.

Toyota đã phát hành một TVC cho thấy xe Toyota là nơi an toàn nhất dành cho những thứ “mong manh dễ vỡ” như cơ thể con người (Ảnh: Internet)
Toyota đã phát hành một TVC cho thấy xe Toyota là nơi an toàn nhất dành cho những thứ “mong manh dễ vỡ” như cơ thể con người (Ảnh: Internet)

3. WWF – Deforested Field

Theo một nghiên cứu của WWF (Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên) vào năm 2013, trung bình 4 phút trôi qua, một diện tích rừng tại Brazil tương đương kích thước của một sân bóng đá sẽ bị tàn phá. Nhằm phản ánh hiện thực tàn khốc này theo cách dễ hiểu nhất, WWF đã đồng hành với agency Grey trong một chiến dịch đặc biệt: biến đổi màu cỏ xanh trên sân bóng thành màu nâu chết chóc trong vòng 4 phút trước hàng nghìn khán giả người Brazil.

WWF đã đồng hành với agency Grey trong một chiến dịch đặc biệt: biến đổi màu cỏ xanh trên sân bóng thành màu nâu chết chóc trong vòng 4 phút trước hàng nghìn khán giả người Brazil (Ảnh: Internet)
WWF đã đồng hành với agency Grey trong một chiến dịch đặc biệt: biến đổi màu cỏ xanh trên sân bóng thành màu nâu chết chóc trong vòng 4 phút trước hàng nghìn khán giả người Brazil (Ảnh: Internet)

Việc biến đổi diễn ra trong khuôn khổ trận đấu giữa hai đội tuyển nữ Brazil và Đan Mạch. Theo dõi trận bóng trên kênh truyền hình Bandsport Channel, người hâm mộ đã tận mắt chứng kiến sân bóng phủ cỏ xanh lá dần biến thành màu nâu thẫm, mô tả những phần rừng bị tàn phá hoàn toàn ở Brazil. Cuối video, lời nhắn của WWF xuất hiện: “4 phút trôi qua là một diện tích rừng tương đương sân bóng đá bị phá huỷ. Ghé thăm website của chúng tôi và tìm hiểu xem bạn có thể làm gì để giúp đỡ.”

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Xem thêm

Quy trình 7 bước xây dựng định vị thương hiệu thành công năm 2023

Nếu một nhóm người nói họ là "Fan của Táo", liệu bạn sẽ nghĩ rằng họ yêu thích ăn loại trái cây giàu dinh dưỡng hay là gã khổng lồ công nghệ Apple? Những công ty thành công như Coca-Cola hay Apple có một điểm chung vô cùng quan trọng, đó là định vị thương hiệu mạnh tới mức ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này tuyệt chứ?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

  1. Mình rất mong muốn biết ý kiến của các bạn về bài viết này, hãy để lại bình luận giúp mình nhé.

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(