Nền kinh tế sáng tạo (Creator Economy) là một lĩnh vực đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách tiếp thị và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, cộng đồng marketer vẫn có những hiểu lầm về chiến lược tiếp thị thông qua nhà sáng tạo nội dung (Creator Marketing).
1. Nhà sáng tạo nội dung là đại sứ thương hiệu
Creator Marketing mang lại giá trị khổng lồ cho các thương hiệu và nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, thành công này thường gây ra những hiểu lầm về vai trò thực sự của người sáng tạo nội dung trong các chiến dịch. Theo ông Bryan Reisberg – Nhà sáng tạo nội dung và là người sáng lập công ty Little Chonk, creator không phải là “Brand Ambassador” (đại sứ thương hiệu). Thay vào đó, họ chỉ là người “Representation” (người đại diện).
Cụ thể, “Brand Ambassadors” là người được chọn làm đại diện và phát ngôn chính cho nhãn hàng. Họ thường được coi là người đồng hành trung thành với thương hiệu, có nhiệm vụ tuyên truyền thông điệp, giá trị và sản phẩm của thương hiệu đến khán giả. Trong khi đó, “Representations” (đại diện) đóng vai trò như một biểu tượng hoặc một sự phản ánh của thương hiệu. Creator không phải là người phát ngôn trực tiếp cho thương hiệu, nhưng thông qua nội dung sáng tạo của họ, hình ảnh và giá trị thương hiệu được mang đến khán giả. Đây là một điểm khác biệt vô cùng quan trọng.
2. Nhà sáng tạo có thể giúp thương hiệu đạt được nhiều mục tiêu hiệu suất cùng một lúc
Khi các thương hiệu dành ngân sách tiếp thị ngày càng lớn cho các chiến dịch Creator Marketing, kỳ vọng về hiệu suất và lợi nhuận đầu tư (ROI) cũng tăng lên một cách đáng kể. Theo ông Justin Moore, nhà sáng lập của Creator Wizard, các công ty thường muốn đạt được nhiều mục tiêu hiệu suất cùng một lúc (ví dụ: tăng chuyển đổi – số lượt nhấp chuột, tăng lượt tải ứng dụng, dùng thử phần mềm và tăng nhận thức về thương hiệu). Tuy nhiên, Creator không thể giúp thương hiệu có được tất cả.
3. Nhà sáng tạo muốn có toàn quyền kiểm soát nội dung
Có một quan niệm phổ biến rằng, creator muốn có quyền điều chỉnh các yếu tố của thông điệp thương hiệu. Hiểu lầm này đã khiến một số nhãn hàng kiểm soát quá trình sáng tạo một cách cứng nhắc, vì lo sợ creator sẽ tạo ra nội dung không phù hợp, thậm chí gây hại đến hình ảnh thương hiệu. Tuy nhiên trên thực tế, điều các creator mong muốn nhận được chính là sự chỉ dẫn, truyền cảm hứng và hỗ trợ từ nhãn hàng.
Theo ông Chris Ross, Phó Chủ tịch của Gartner – một công ty tư vấn về chiến lược, thương hiệu và sáng tạo: “Các thương hiệu thông minh sẽ gửi thông điệp đến cộng đồng sáng tạo mà không áp đặt quá nhiều quy định hạn chế. Họ chỉ việc đưa ra ý tưởng, nhấn mạnh các yếu tố quan trọng và chủ đề muốn truyền tải trong một khoảng thời gian cụ thể. Sau đó, họ sẽ để nhà sáng tạo nội dung tự do thể hiện ý tưởng đó”. Điều này có nghĩa là, các thương hiệu vẫn sẽ giữ một số quyền kiểm soát nội dung, đồng thời cung cấp sự trợ giúp trong công việc sáng tạo của creator.
4. Mở rộng một chiến dịch thành công
Khi một bài đăng của nhà sáng tạo nội dung trở nên viral, làm thế nào để tái tạo và phát huy sự thành công đó? Làm thế nào để áp dụng những kinh nghiệm đó vào các chiến dịch Creator Marketing khác để đạt được giá trị tối đa trên quy mô lớn? Nhiều nhà lãnh đạo tiếp thị đã tự đặt câu hỏi như vậy. Tuy nhiên, theo ông Brendan Gahan – Giám đốc Social tại agency Mekanism, thay vì chỉ tìm cách “mở rộng”, các marketer nên cố gắng hợp tác chặt chẽ hơn và lâu bền hơn với những creator tiềm năng.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
- 7 thủ thuật viết kịch bản quảng cáo từ các chuyên gia giúp thu hút khách hàng
- Bộ nhận diện thương hiệu mới của LG có gì đặc biệt thu hút giới trẻ?
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Mình rất biết ơn sự quan tâm và ủng hộ của các bạn đối với bài viết của mình, hãy để lại bình luận để mình viết tốt hơn nữa nhé.