Viết quảng cáo là một công việc đơn lẻ và tách biệt. Ở giai đoạn sản xuất kịch bản hoặc nội dung quảng cáo, copywriter thường làm việc độc lập và không cần sự can thiệp quá nhiều từ các thành viên khác trong đội ngũ sản xuất. Điều này giúp họ tự do khám phá các khía cạnh mới và phát triển ý tưởng của mình một cách độc đáo.

Để quá trình sáng tạo đơn lẻ của copywriter có thể mang đến thành phẩm tốt nhất, hãy cùng tham khảo 7 thủ thuật viết quảng cáo được chọn lọc từ các chuyên gia!

1. Viết cụ thể

Đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi viết quảng cáo. Chất lượng nội dung sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào những chi tiết, yếu tố mà người viết lựa chọn để đưa vào tác phẩm. Hiện nay, nhiều nhà tiếp thị thường mắc lỗi viết content chung chung, đại khái, dẫn tới việc cung cấp thiếu thông tin, không mang lại lợi ích cho khách hàng.

Do đó, để nội dung đầy đủ và giá trị, người viết cần cụ thể hóa mọi thông tin xoay quanh sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Chẳng hạn như, thay vì chỉ viết “đó là một căn hộ”, hãy nói rõ rằng “đó là một căn hộ studio ở Bushwick có giá 2.600 USD mỗi tháng”. Thay vì chỉ viết “đó là một chiếc xe”, hãy cụ thể hóa “đó là một chiếc xe Hatchback, với 4-5 chỗ ngồi”.

Để nội dung đầy đủ và giá trị, người viết cần cụ thể hóa mọi thông tin xoay quanh sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu (Ảnh: Internet)
Để nội dung đầy đủ và giá trị, người viết cần cụ thể hóa mọi thông tin xoay quanh sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu (Ảnh: Internet)

2. Kết thúc ấn tượng

Đoạn kết của quảng cáo là một yếu tố quan trọng trong copywriting, vì nó có thể ảnh hưởng lớn đến ấn tượng cuối cùng mà thương hiệu để lại cho độc giả. Do đó, việc viết một cái kết độc đáo là cách để tạo ra sự khác biệt, đồng thời ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khách hàng. Nó giúp tăng khả năng ghi nhớ, thuyết phục và tạo sự tương tác. Hãy kết thúc bất kỳ đoạn văn nào bằng từ hoặc ý mà người viết muốn khách hàng ghi nhớ nhất.

3. Tránh viết những nội dung không thể khắc họa bằng hình ảnh

Trong quá trình viết kịch bản quảng cáo cho TVC hoặc các video thuộc chiến dịch marketing, copywriter có thể mắc lỗi viết những nội dung mà hình ảnh không thể khắc họa được. Chẳng hạn, camera sẽ không thể ghi lại những nội dung chung chung như “một người lính suy ngẫm về nỗi đau của chiến tranh”. Thay vào đó, người viết có thể mô tả rõ nỗi đau ấy qua những chi tiết, hành động cụ thể.

Trong quá trình viết kịch bản quảng cáo cho TVC hoặc các video thuộc chiến dịch marketing, copywriter có thể mắc lỗi viết những nội dung mà hình ảnh không thể khắc họa được (Ảnh: Internet)
Trong quá trình viết kịch bản quảng cáo cho TVC hoặc các video thuộc chiến dịch marketing, copywriter có thể mắc lỗi viết những nội dung mà hình ảnh không thể khắc họa được (Ảnh: Internet)

4. Quy tắc 15 giây để truyền tải một sự kiện

Quy tắc 15 giây trong quảng cáo là một thử thách để truyền tải thông điệp hiệu quả trong thời gian ngắn. Trong quá trình viết kịch bản, copywriter cần tập trung vào sự sáng tạo, súc tích và hấp dẫn để tạo ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng. Quảng cáo “Breaking the cast” của thương hiệu pizza Little Caesar chính là một ví dụ điển hình cho việc gói gọn một câu chuyện, sự kiện trong 15 giây để thu hút và giữ được sự chú ý của người xem.

5. Viết nội dung dưới dạng đối thoại

Hãy viết nội dung như đang trò chuyện với một người thân quen, sử dụng nhiều chi tiết đa dạng, cụ thể về sản phẩm, dịch vụ để tạo dựng sự gần gũi, thân mật. Bằng cách này, copywriter có thể tạo dựng mối liên kết giữa thương hiệu với khách hàng một cách tự nhiên, giúp người tiêu dùng tin tưởng vào sản phẩm được truyền tải trong đoạn quảng cáo.

6. Lựa chọn những cái tên đơn giản, dễ nhớ

Những cái tên đơn giản, thú vị có khả năng giúp cho chiến dịch marketing trở nên thu hút, dễ lan truyền và ghi nhớ hơn. Khách hàng thường sẽ không thích những tiêu đề chơi chữ khó đoán. Do đó, thay vì cố gắng tạo sự chú ý bằng những ý tưởng đặt tên phức tạp, copywriter nên ưu tiên lựa chọn tên gọi ấn tượng và giản dị.

Những cái tên đơn giản, thú vị có khả năng giúp cho chiến dịch marketing trở nên thu hút, dễ lan truyền và ghi nhớ hơn (Ảnh: Internet)
Những cái tên đơn giản, thú vị có khả năng giúp cho chiến dịch marketing trở nên thu hút, dễ lan truyền và ghi nhớ hơn (Ảnh: Internet)

7. Tránh viết quảng cáo rập khuôn

Hãy tránh viết nội dung trùng lặp với những ý tưởng đã được thực hiện trước đó. Mặc dù việc này rất khó để thực hiện, nhưng nó sẽ giúp content của thương hiệu trở nên thu hút, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt là trong thời đại trí tuệ nhân tạo đang lên ngôi, việc trùng lặp nội dung có thể khiến người viết bị so sánh với một… chatbot.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Tạo niềm tin từ khách hàng và tăng cường nhận diện thương hiệu: Lưu ý khi triển khai Thought Leadership trong B2B Marketing

Thought Leadership Marketing (tạm dịch: Tiếp thị bằng tư duy dẫn đầu) là một chiến lược tiếp thị mà các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng để xây dựng và thể hiện chuyên môn, sự hiểu biết sâu sắc và cái nhìn đột phá về một lĩnh vực cụ thể. Chiến lược này tập trung vào việc chia ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận