Nếu một nhóm người nói họ là “Fan của Táo”, liệu bạn sẽ nghĩ rằng họ yêu thích ăn loại trái cây giàu dinh dưỡng hay là gã khổng lồ công nghệ Apple? Những công ty thành công như Coca-Cola hay Apple có một điểm chung vô cùng quan trọng, đó là định vị thương hiệu mạnh tới mức chúng trở thành một khái niệm chung khi người dùng nhắc tới một dòng sản phẩm nước ngọt hay đồ công nghệ.

Trong bài này, BlogAnChoi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu cách mà một thương hiệu xây dựng định vị từ con số 0, đồng thời đi sâu vào phân tích những điều nên và không nên trong quá trình xây dựng nền tảng quan trọng ấy vào năm 2023.

Tầm quan trọng của định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là quá trình xây dựng thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng. Không đơn giản chỉ là một khẩu hiệu (Slogan) hay một logo độc đáo, định vị thương hiệu là chiến lược tổng thể được sử dụng để khiến doanh nghiệp của bạn khác biệt với phần còn lại.

Một chiến lược định vị thương hiệu tốt là điều bắt buộc phải có đối với tất cả các doanh nghiệp. Bởi các thương hiệu được truyền thông một cách nhất quán sẽ có doanh thu tăng trung bình từ 10-20%. Ngoài ra, chiến lược này còn mang lại nhiều giá trị, lợi ích khác như gia tăng lòng trung thành của khách hàng, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp cũng như tạo ra một hình ảnh đáng tin cậy, qua đó, giúp bạn trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Một chiến lược định vị thương hiệu tốt là điều bắt buộc phải có đối với tất cả các doanh nghiệp (Ảnh: Internet)
Một chiến lược định vị thương hiệu tốt là điều bắt buộc phải có đối với tất cả các doanh nghiệp (Ảnh: Internet)

7 bước xây dựng định vị thương hiệu thành công cho doanh nghiệp

1. Xác định vị trí hiện tại của thương hiệu trên thị trường

Bạn đang tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình tương tự như cách các thương hiệu khác làm trên thị trường hay bạn đang “tung hô” về nó như một “bước đột phá của nhân loại” với hàng loạt cải tiến, đổi mới? Việc xác định rõ định vị hiện tại của doanh nghiệp sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc và đặc biệt quan trọng về những bước tiếp theo trong quá trình xây dựng định vị thương hiệu. Bởi bạn sẽ cần hiểu vị trí hiện tại của mình trên thị trường để phân tích sâu hơn về những doanh nghiệp “sẽ” là đối thủ cạnh tranh của mình.

2. Xây dựng biểu đồ xác định triết lý thương hiệu

Khi bạn đã xác định được vị trí của thương hiệu trên thị trường, đã đến lúc tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của thương hiệu đối với khách hàng. Lúc này, biểu đồ triết lý thương hiệu sẽ giúp bạn sắp xếp những ý tưởng này sao cho thật rõ ràng và súc tích. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng biểu đồ này để viết quảng cáo hoặc tạo cảm hứng cho các ấn phẩm thiết kế.

Khi bạn đã xác định được vị trí của thương hiệu trên thị trường, đã đến lúc tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của thương hiệu đối với khách hàng (Ảnh: Internet)
Khi bạn đã xác định được vị trí của thương hiệu trên thị trường, đã đến lúc tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của thương hiệu đối với khách hàng (Ảnh: Internet)

3. Xác định và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Sau khi phân tích thương hiệu của mình, điều quan trọng tiếp theo bạn cần làm là phân tích đối thủ cạnh tranh. Bởi những nghiên cứu đó sẽ giúp bạn biết đổi thủ là ai và quyết định xem bạn có thể làm gì tốt hơn họ để có được lợi thế cạnh tranh.

Khi bạn đã xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là ai, đã đến lúc tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về cách đối thủ của bạn đang định vị thương hiệu của họ để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Cách đơn giản nhất chính là tạo ra một bản nghiên cứu bao gồm:

  • Những sản phẩm hoặc dịch vụ mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang cung cấp
  • Điểm mạnh và điểm yếu của từng sản phẩm
  • Những chiến lược tiếp thị nào họ đã và đang sử dụng thành công
  • Vị trí của họ trong thị trường hiện tại là gì

4. Xác định điểm độc đáo của sản phẩm/dịch vụ

Xây dựng một thương hiệu độc đáo là xác định những yếu tố nào làm cho bạn trở nên khác biệt và khiến khách hàng tập trung vào nó. Chuyên gia tiếp thị Chmielewska gợi ý rằng: “Hãy bắt đầu bằng cách xác định ý nghĩa yếu tố nào đang thực sự tạo ra ‘hiệu quả’ đối với thương hiệu của bạn, sau đó xây dựng hình ảnh của thương hiệu dựa trên điều đó.”

Xây dựng một thương hiệu độc đáo là xác định những yếu tố nào làm cho bạn trở nên khác biệt và khiến khách hàng tập trung vào nó (Ảnh: Internet)
Xây dựng một thương hiệu độc đáo là xác định những yếu tố nào làm cho bạn trở nên khác biệt và khiến khách hàng tập trung vào nó (Ảnh: Internet)

Rất có thể sau khi bạn tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ bắt đầu thấy một số doanh nghiệp có điểm mạnh và điểm yếu trùng khớp với nhau. Chẳng hạn như khi bạn so sánh sản phẩm hoặc dịch vụ của mình với sản phẩm hoặc dịch vụ của họ, bạn có thể thấy một trong những điểm yếu của họ lại chính là điểm mạnh của bản thân.

5. Xây dựng khung định vị thương hiệu

Việc định vị một thương hiệu ban đầu trông có vẻ bất khả thi bởi rõ ràng một dịch vụ / sản phẩm mà chúng ta đưa ra có rất nhiều ưu điểm do đó thật khó để ưu tiên một thông điệp chính. Chính vì thế việc có một bộ khung định vị thương hiệu như thế này có thể giúp ích rất nhiều cho chiến lược định vị thương hiệu của bạn.

6. Xây dựng tuyên ngôn về định vị thương hiệu

Theo The Cult Branding Company, “Tuyên bố định vị là một tuyên bố gồm một hoặc hai câu nhằm truyền đạt giá trị độc đáo của thương hiệu của bạn so với các đối thủ cạnh tranh tới khách hàng”.

Có bốn câu hỏi cần trả lời trước khi bạn xác định đưa ra tuyên bố định vị của mình, bao gồm:

  • Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
  • Danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì?
  • Lợi ích lớn nhất của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì?
  • Bằng chứng cụ thể của lợi ích đó?
Tuyên bố định vị của Walmart (Ảnh: Internet)
Tuyên bố định vị của Walmart (Ảnh: Internet)

7. Đánh giá hiệu quả về tuyên ngôn định vị thương hiệu

Việc dành thời gian để định vị thương hiệu nhằm thu hút một tệp khách hàng nhất định chỉ là bước khởi đầu mà thôi. Sau khi tuyên bố định vị của bạn ra đời, đã đến lúc kiểm tra, thử nghiệm và thu thập phản hồi từ khách hàng nhằm tìm hiểu xem định vị của bạn có đang đạt được mục tiêu như mong muốn hay không.

Theo Ryan Robinson, một chuyên gia tiếp thị của Close.io, đã nói: “Đầu tư thời gian và nỗ lực vào việc định vị thương hiệu để thu hút một tệp người tiêu dùng hoặc nhân khẩu học cụ thể chỉ là một phần nhỏ của trận chiến mà thôi.”

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

"Thao túng tâm lý" người dùng về một thương hiệu đẳng cấp và khác biệt, Starbucks sở hữu hơn 34.000 cửa hàng tại 80 quốc gia

Theo Go Banking Rates, Starbucks là thương hiệu có vốn hoá thị trường lên đến 107,82 tỷ USD, sở hữu hơn 34.000 cửa hàng tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận