Bệnh Whitmore với những biến chứng khó lường (Ảnh Internet)
Nguyên nhân gây ra bệnh Whitmore
Căn bệnh Whitmore bắt nguồn từ vi khuẩn Burkholderia pseudomallei – một loại vi khuẩn tồn tại trong vùng đất ẩm, xuất hiện nhiều ở các khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Chúng thường có những biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến nội tạng như lao phổi, áp-xe gan,… ở những nơi bị thương thì xuất hiện mụn mủ, lở loét nghiêm trọng.
Bệnh Whitmore có thể xuất hiện trên da hay các vùng nội tạng (Ảnh Internet)
Tuy đã được phát hiện từ lâu nhưng bệnh Whitmore hiện nay đang có dấu hiệu ngày càng tăng do tỉ lệ người mắc nhiễm khá cao, đi kèm với triệu chứng bệnh ngày một nặng hơn. Mặc dù nó không có khả năng trở thành dịch bệnh nhưng việc chống lại một số loại kháng sinh chữa bệnh cũng khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Bệnh Whitmore thường gặp ở đâu? Cách thức lây lan của nguồn bệnh
Bệnh Whitmore thường tồn tại ở trong đất ẩm, tại các nguồn nước nhiễm bẩn. Khi chúng ta không may tiếp xúc với bùn đất bẩn hoặc dính nước mưa, hay chẳng may bị nhiễm trùng da do các vết xước thì khả năng mắc căn bệnh này sẽ cao hơn. Đặc biệt, với những người có tiền sử bệnh mãn tính trước đó như bệnh tiểu đường, suy gan, suy thận,… sẽ khó khăn trong việc điều trị bệnh hơn nếu họ không may nhiễm bệnh Whitmore.
Vi khuẩn Whitmore tồn tại trong đất, nước bẩn,… (Ảnh Internet)
Như đã nói ở trên, không chỉ con người các loài động vật như dê, cừu, bò, gà, lợn,… đều có khả năng mắc bệnh Whitmore như thường. Tại các khu vực có khí hậu nóng ẩm nhiệt đới như Đông Nam Á, vi khuẩn của bệnh dễ dàng sinh sôi nảy nở hơn và tăng khả năng lây bệnh cho những người khác.
Triệu chứng của bệnh Whitmore
Có nhiều loại vi khuẩn melioidosis khác nhau nên việc chẩn đoán ra triệu chứng của bệnh Whitmore cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên có thể chỉ ra các triệu chứng cơ bản như sau:
Thời gian ủ bệnh: 9 ngày, nhưng tùy vào cơ địa của mỗi người nên có thể lên tới 21 ngày.
Nhiễm trùng cục bộ: đau hoặc sưng cục bộ. Người nhiễm có biểu hiện sốt cao đồng thời xuất hiện các vết loét da hoặc áp-xe trên diện rộng.
Nhiễm trùng phổi: người bệnh bắt đầu có triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, ho nhiều, tiếp đến đau nhức các cơ và sốt cao. Do biểu hiện có phần giống với lao phổi và viêm phổi nên khiến người bệnh dễ bị nhầm lẫn ở giai đoạn này.
Da người bệnh khi mắc bệnh Whitmore (Ảnh Internet)
Nhiễm trùng máu: thường thì đến giai đoạn này các bệnh nhân đã có tiền sử bị bệnh tiểu đường hay suy gan, suy thận có nguy cơ mắc nhiễm cao hơn các bệnh nhân khác, đồng thời sẽ gặp các triệu chứng như suy hô hấp, khó chịu ở vùng bụng, đau khớp chân tay, sốt cao,… Vì các triệu chứng nhiễm trùng đã khá nặng nên họ có nguy cơ bị sốc nhiễm trùng rất cao, gây nguy hiểm cho các bộ phận trên cơ thể còn lại.
Nhiễm trùng toàn thân: đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình hình thành bệnh Whitmore. Ở giai đoạn này, tất cả các cơ quan trên cơ thể như gan, lá lách, tuyến tiền liệt, não,… đều bị ảnh hưởng gây nên các triệu chứng như động kinh, sốt cao không thuyên giảm, đau cơ ngực và dạ dày, sụt cân nghiêm trọng so cảm giác chán ăn.
Bệnh Whitmore gây ra các triệu chứng nghiêm trọng cho người bệnh (Ảnh Internet)
Cách điều trị bệnh Whitmore
Khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh Whitmore, bạn cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế uy tín làm xét nghiệm kiểm tra để tìm ra nguồn bệnh cũng như cách chữa trị.
Do có nhiều loại Melioidosism khác nhau mà phương pháp điều trị và các loại thuốc được sử dụng cũng khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết bệnh Whitmore đều được điều trị theo cách sử dụng kháng sinh theo đường tiêm tĩnh mạch từ 10 – 14 ngày, tiếp đó là từ 3 – 6 tháng sử dụng kháng sinh theo đường uống.
Bệnh Whitmore được chữa trị theo hai đường tiêm và đường uống (Ảnh Internet)
Giai đoạn từ 10 -14 ngày có thể sử dụng các loại kháng sinh để tiêm như:
Ceftazidime dùng mỗi 6 – 8 giờ/lần.
Meropenem dùng mỗi 8 giờ/lần.
Giai đoạn từ 3 – 6 tháng có thể sử dụng các loại kháng sinh để uống như: