Mùa hè cũng là mùa vải thiều đến rồi, thức đặc sản của Việt Nam khiến biết bao người say đắm. Nhưng bạn có biết đến “bệnh vải thiều” không? Và cần lưu ý gì để ăn vải thiều không gây hại cho sức khỏe.
Quả vải là một trong những loại quả miền nhiệt đới đặc trưng, cũng là một trong những đặc sản đáng tự hào của Việt Nam, được bạn bè quốc tế cực kỳ yêu thích, đã xuất khẩu sang hơn 20 quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu và sắp tới có thể là Trung Đông…
Vải thiều chỉ xuất hiện vào mùa hè, tầm từ tháng 5 đến tháng 8. Trong thời gian ngắn ngủi đó mọi người mới có cơ hội thưởng thức loại quả vỏ mỏng, cùi dày, mọng nước và ngọt lịm này. Có những người “nghiện vải” đến mức một ngày ăn đến vài kg vải với tâm lý mỗi năm chỉ có 1 mùa.
Nhưng vải là một loại quả chứa nhiều đường và có tính nóng, bởi vậy khi ăn vải bạn nên chú ý để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Bệnh vải thiều là gì?
“Bệnh vải thiều” là một bệnh thần kinh cấp tính. Bản thân vải thiều không chứa bất kỳ chất độc hại nào, nhưng lại chứa rất nhiều đường. Hàm lượng đường trong vải cao tới 17% và hầu hết là đường fructose.
Fructose là một loại monosaccharide (đường trái cây), không thể được cơ thể hấp thụ trực tiếp mà phải chuyển đổi thành glucose trước, tạo gánh nặng cho gan của bạn. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, các tế bào tiểu đảo sẽ tiết ra một lượng lớn insulin trong thời gian ngắn, do đó lượng đường trong máu của cơ thể người sẽ nhanh chóng giảm xuống.
Đặc biệt ở trạng thái đói, nếu ăn nhiều vải, với việc chứa nhiều các Hypoglycin-A và α- (Methylenecyclopropyl) glycine (MCPG) sẽ gây ra phản ứng hạ đường huyết dai dẳng, dẫn đến chóng mặt, hồi hộp, mệt mỏi, khát nước, ớn lạnh, cũng như rối loạn nhịp thở, rối loạn nhịp tim và các triệu chứng khác. Trong những trường hợp nghiêm trọng, não bộ của con người sẽ bị tổn thương ở mức độ lớn hơn, huyết áp giảm và thậm chí có thể bị co giật.
Phần lớn “bệnh vải thiều” là trẻ em, trẻ em từ 4-11 tuổi rất dễ mắc “bệnh vải thiều” do ăn quá nhiều vải. Ngoài ra ăn quá nhiều vải thiều cũng gây nóng trong, bị lở loét ở miệng lưỡi, nước tiểu vàng, phân khô, đau họng,…
Ăn vải thiều thế nào cho an toàn?
Theo các chuyên gia, việc ăn vải thiều bao nhiêu là đủ còn phụ thuộc vào tình trạng cơ thể của mỗi người. “Lượng an toàn” của vải thiều cho các nhóm người khác nhau là khác nhau:
- Người lớn bình thường mỗi lần nên ăn khoảng 10 – 20 quả vải là đủ, tương đương khoảng 07kg-1kg vải rồi.
- Trẻ em dưới 4 tuổi tốt nhất không nên ăn trực tiếp, các trẻ em lớn tuổi hơn không nên ăn quá 5 quả vải một lần.
- Phụ nữ có thai nên ăn không quá 10 quả vải mỗi lần
- Người già bị táo bón, người kiểm soát đường huyết kém không nên ăn
- Người đang ăn kiêng nên ăn càng ít càng tốt
- Những người bị bệnh gan, bệnh thận, bệnh đường tiêu hóa nên cẩn thận và tốt nhất không nên ăn
Cách làm các món ăn ngon từ vải
Không thể ăn vải quá nhiều trực tiếp, bạn có thể biến tấu bằng các món ăn chế biến từ vải như trà vải, sinh tố vải, thạch vải, kem vải sữa chua (vải Elsa), vải ngâm đường phèn… Cùng tham khảo một số cách làm món ăn ngon từ quả vải trong video dưới đây nhé.
Một số thông tin thú vị khác có thể bạn quan tâm:
- 7 cách chế biến quả thanh trà vừa ngon vừa có lợi cho sức khỏe nhất
- Mẹo làm đẹp da bằng vỏ dưa hấu hiệu quả bất ngờ bạn chưa bao giờ biết tới
- Lưu ngay 5 cách điều trị mụn tại nhà hiệu quả và đơn giản bằng thiên nhiên
- “Du lịch mùa lụt”: Những địa điểm tham quan độc đáo nhất Hà Nội