Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), mỗi năm có khoảng gần 80 triệu ca mắc bệnh lậu và có khoảng 8 triệu ca tử vong do bệnh lậu gây ra, trong đó nước ta thuộc top 20 quốc gia có số lượng người mắc và tử vong vì bệnh lậu nhiều nhất. Vì vậy, hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về căn bệnh này để đưa ra cách phòng tránh và điều trị hiệu quả nhé!

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu hay còn được gọi là lậu mủ do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra. Đây là căn bệnh xã hội rất phổ biến hiện nay, nó có tốc độ lây lan chóng mặt, lây qua đường tình dục là phổ biến và gặp ở cả nam và nữ ở độ tuổi sinh sản, nhưng thường gặp ở nam giới nhiều hơn.

Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh lậu có thể để lại biến chứng và hậu quả gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, thậm chí gây tử vong.

bệnh lậu
Lậu mủ (bệnh lậu) do vi khuẩn Gram âm Neisseria Gonorrhoeae hoặc Gonococcus gây ra (Nguồn: Internet).

Nguyên nhân gây ra bệnh lậu

Lậu mủ (bệnh lậu) do vi khuẩn Gram âm Neisseria Gonorrhoeae hoặc Gonococcus gây ra. Đây là căn bệnh rất dễ lây, một số con đường lây lan của bệnh thường gặp như:

  • Người có hoạt động quan hệ tình dục không lành mạnh, có thói quen quan hệ tình dục bằng đường miệng, hậu môn hoặc âm đạo; quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su. Đa dạng các loại bao cao su an toàn có thể tìm mua tại đây.
  • Sử dụng các lại đồ chơi tình dục chung với người khác hoặc vệ sinh đồ chơi tình dục không sạch sẽ.
  • Ngoài ra, bệnh lậu còn có thể lây qua những tiếp xúc gián tiếp, khiến vi khuẩn gây bệnh truyền từ người bệnh sang người đang khỏe mạnh và gây bệnh: lây từ mẹ sang con, lây qua đường truyền máu…
bệnh tình dục
Bệnh lậu là một bệnh lây qua đường tình dục phổ biến (Nguồn: Internet).

Triệu chứng của bệnh lậu

Bệnh lậu gặp ở cả hai giới và ở mỗi giới nó có biểu hiện khác nhau, thường những dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới rõ ràng hơn ở nữ.

Ở nam giới, các biểu hiện của bệnh thường bắt đầu 2 ngày sau khi người bệnh bị nhiễm bệnh. Các dấu hiệu điển hình hơn khi cơ thể nhiễm bệnh sau 1 tuần. Triệu chứng của bệnh lậu ở nam thường dễ nhầm với một số bệnh khác, vì vậy, bạn cần chú ý tới tình trạng cơ thể để đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất phát hiện và chữa trị. Sau đây là một số dấu hiệu thường gặp ở nam giới mắc bệnh lậu:

  • Nóng rát và đau sau khi tiểu: Đây là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên khi mắc bệnh. Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ xuất hiện các triệu chứng khác.
  • Viêm niệu đạo: Cảm giác nóng buốt khi tiểu tăng lên rõ rệt, khiến bệnh nhân phải tiểu từng giọt. Có thể kèm theo sốt, tiểu ra mủ ở đầu bãi và ra máu ở cuối bãi.
  • Xuất hiện mủ ở bộ phận sinh dục: Việc xuất hiện mủ ở dương vật là dấu hiệu của sự nhiễm trùng. Tùy theo mức độ nhiễm trùng mà mủ có nhiều hay ít. Dịch mủ này là dịch chảy ra từ trong niệu đạo, có màu vàng đặc hoặc vàng xanh. Có thể gặp dấu hiệu này ở người bệnh sau 2 tuần bị nhiễm bệnh.
  • Sưng hoặc đau bộ phận sinh dục và vùng xung quanh: Triệu chứng này xuất hiện khi nhiễm trùng lan sang vùng xung quanh (bìu và tinh hoàn), có thể dẫn đến viêm mào tinh hoàn kèm đau háng.
  • Đau họng: Đây là triệu chứng gặp nếu bệnh nhân có lậu mủ ở miệng do thói quen quan hệ tình dục bằng đường miệng. Nhiều người có thể bị lậu mủ ở cổ họng mà không phát hiện được do không có dấu hiệu rõ ràng.
  • Ngứa mông: Ngoài những triệu chứng trên, người mắc bệnh lậu có thể cảm thấy ngứa hậu môn và chảy máu do bệnh gây ảnh hưởng đến trực tràng.
dấu hiệu bệnh lậu
Dấu hiệu của bệnh lậu biểu hiện ở nhiều vị trí (Nguồn: Internet).

Khác với nam giới, biểu hiện bệnh lậu ở nữ giới âm thầm và rất khó phát hiện. Tuy nhiên, cũng có một số biểu hiện bệnh ở nữ giới bạn có thể thấy như khó tiểu, tiểu buốt, rắt, tiểu ra mủ máu… ở giai đoạn cấp tính của bệnh như của nam giới.

Ngoài ra, người bệnh có thể thấy các triệu chứng khác như: đau âm ỉ vùng bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục, khí hư ra nhiều hơn bình thường và có màu trắng đục, vùng kín có mùi hôi, ngứa ngáy, khó chịu. Đến giai đoạn xuất hiện nhiễm trùng, bệnh có thể gây ra các bệnh viêm phụ khoa khác (viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm khớp xương…). Bên cạnh đó, cũng có thể xuất hiện thêm vài triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn…

Vi khuẩn gây bệnh lậu phát triển rất nhanh, vì vậy, bạn cần nắm rõ các triệu chứng trên để sớm phát hiện bệnh và điều trị, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày (nhiễm trùng đường huyết, vô sinh, hiếm muộn…), thậm chí là tử vong.

Cách điều trị bệnh lậu hiệu quả

Tùy vào mức độ tiến triển của bệnh mà bệnh nhân được bác sĩ cho phác đồ điều trị khác nhau. Phương pháp chữa bệnh chủ yếu được sử dụng là dùng thuốc hoặc phương pháp DHA.

Điều trị bệnh lậu bằng thuốc

Thực chất của việc điều trị bệnh lậu bằng thuốc là sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, khi phát hiện bệnh, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc về sử dụng mà cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được đưa chỉ định tốt nhất.

Mặc dù đây là cách chữa bệnh lậu có chi phí rẻ, tiện lợi và ít tốn thời gian nhưng chỉ được dùng ở giai đoạn đầu của bệnh. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh cần tới cơ sở y tế để tìm cách điều trị khác hiệu quả hơn. Một số thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh lậu được WHO lựa chọn như: Ceftriaxone, Spectinomycin, Cefotaxime, Cefixim,…

điều trị bệnh lậu
Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh lậu (Nguồn: Internet).

Điều trị bệnh lậu bằng phương pháp DHA

DHA là phương pháp điều trị bệnh lậu tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay. Nguyên lý hoạt động của nó là kết hợp giữa kỹ thuật bức xạ nhiệt với kỹ thuật nhiệt điện trường tác động trực tiếp vào vị trí mang bệnh để loại bỏ mầm bệnh, điều trị hiệu quả, đồng thời giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn bệnh tái phát.

Ưu điểm của phương pháp này là điều trị hiệu quả, nhanh chóng, không đau đớn và không để lại tác dụng phụ. Tuy nhiên, kinh phí để sử dụng phương pháp này đắt hơn so với việc sử dụng thuốc và bạn cần tìm những cơ sở uy tín để thực hiện nó.

Tóm lại, bệnh lậu là căn bệnh xã hội rất dễ lây, lây nhanh và gặp ở cả nam lẫn nữ ở độ tuổi sinh sản. Các triệu chứng của bệnh khiến người bệnh dễ nhầm với các bệnh khác nên chúng ta cần trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để có thể phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời, tránh để lại hậu quả không mong muốn.

Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo:

Đừng quên tiếp tục ghé thăm chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích bạn nhé!

Xem thêm

Xước măng rô ở ngón tay, cách xử trí sao cho đúng?

Xước măng rô có thể gặp ở tất cả mọi người bất kể độ tuổi, giới tính,… Đây cũng được coi là dấu hiệu nhận biết tình trạng sức khoẻ của cơ thể. Nhiều người cảm thấy rất khó chịu khi gặp phải tình trạng này., chính vì vậy bài viết này sẽ đưa ra một số phương pháp ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận