Thời tiết giao mùa các bạn nhỏ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động hàng ngày của các bé, khiến cho cha mẹ cực kì lo lắng. Vậy có cách nào để phòng tránh cảm cúm không? Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu 7 bước hàng ngày giúp phòng ngừa cảm cúm ở trẻ trong thời điểm giao mùa.

1. Vệ sinh tay chân sạch sẽ

Thời tiết giao mùa có rất nhiều loại vi khuẩn và virus phát triển trong môi trường. Các bạn nhỏ đùa nghịch, chạm vào các đồ vật lại cho tay lên mũi và miệng nên dễ nhiễm phải các loại vi khuẩn.

Hoặc khi tiếp xúc các bạn đang bị ốm, tay chân tiếp xúc với tác nhân rất dễ nhiễm bệnh. Vì vậy mà việc vệ sinh sạch sẽ tay chân bé hàng ngày rất quan trọng. Vệ sinh sạch sẽ mọi lúc mọi nơi. Bé chơi xong hay ăn xong, đảm bảo bé luôn ở trạng thái tay chân sạch sẽ nhất.

Ngoài ra cha mẹ nên thường xuyên xịt khử trùng quanh môi trường sống để tiêu diệt muỗi, ruồi, dán và các loại vi khuẩn. Dọn dẹp sạch môi trường sống để bé được thoải mái vui chơi.

Giao mùa trẻ rất dễ bị cảm cúm ( Nguồn: Internet)
Giao mùa trẻ rất dễ bị cảm cúm ( Nguồn: Internet)

2. Tắm và lau người hoặc ngâm chân bằng nước gừng, lá tía tô hoặc lá bưởi đun sôi để ấm

Gừng hay tía tô, lá bưởi có tính ấm, giải cảm, giữ ẩm rất tốt, được sử dụng rất là thường xuyên cho các bé nhỏ, hay người lớn cũng hay dùng để xông, tắm ngâm người rất là dễ chịu. Nguyên liệu rất dễ kiếm và dễ làm.

Chuẩn bị 50 gam gừng giã nát với 100 gam tía tô hoặc lá bưởi rồi đun sôi với 5 gam muối trắng. Lấy dung dịch trên tắm hoặc lau người trị cảm và hạn chế cảm cúm rất tốt.

Gừng giữ ấm rất là tốt và hiệu quả trong điều trị cảm cúm ( Nguồn: internet)
Gừng giữ ấm rất là tốt và hiệu quả trong điều trị cảm cúm ( Nguồn: internet)

3. Bôi dầu tràm vào lòng bàn chân, lưng và bụng bé để giữ ấm

Thói quen bôi dầu tràm quanh cơ thể con để giữ ấm, cản gió rất hiệu quả, là một bước không thể thiếu sau khi tắm xong, trước khi đi ngủ và sáng dậy. Bôi dầu và kết hợp massage nhẹ nhàng cho bé để bé ngủ sâu giấc hay giảm mỏi tay chân sau một ngày đùa vui.

4. Dùng điều hòa để ở nhiệt độ từ 25 đến 27 độ

Trẻ nhỏ thân nhiệt cao nên giao mùa thời tiết khá mát mẻ nhưng có nhiều bé vẫn dùng điều hòa. Bố mẹ để nhiệt độ từ 25 đến 27 để cơ thể bé được thoải mái, tắt bớt gió điều hòa và hạn chế dùng quạt thổi trực tiếp vào người bé.

5. Ra đường mặc áo dài tay, đội mũ và tốt nhất nên đeo khẩu trang

Khi ra đường bé nên mặc áo dài tay, quần dài che kín phần cơ thể. Vì thời tiết giao mùa se se dễ bị nhiễm lạnh. Tốt nhất bé nên đeo khẩu trang để hạn chế bụi bẩn và khói xe hay luồng gió lạnh qua mũi gây hiện tượng kích ứng.

6. Uống nước ấm, nước hoa quả

Nước rất quan trọng trong trao đổi chất của cơ thể ( Nguồn: internet)
Nước rất quan trọng trong trao đổi chất của cơ thể ( Nguồn: internet)

Nước rất quan trọng, tuy nhiên nước ấm sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bé uống được đủ lượng nước ấm một ngày. Hoặc bé có thể uống nước hoa quả giàu vitamin C và khoáng chất giúp bé có nhiều năng lượng và nâng cao đề kháng trong ngày thời tiết giao mùa. Lưu ý nên dùng vào ban ngày hạn chế hoa quả uống vào ban đêm.

7. Cho bé dùng thêm vitamin và tăng đề kháng để bé luôn khỏe mạnh

Nhu cầu ăn uống trẻ còn chưa cao, bổ sung bằng đường ăn uống chưa đủ, bố mẹ nên cho bé đi kiểm tra để bổ sung đầy đủ các vitamin và chất khoáng bé thiếu để bé có thể có sức đề kháng tốt nhất vượt qua những ngày giao mùa.

Trên đây là 7 bước cha mẹ có thể làm hàng ngày cho con phòng cảm cúm trong thời tiết giao mùa khô hanh. Tuy nhiên cha mẹ mang tính chất tham khảo không nên quá đặt nặng và ép con làm theo ý của mình. Mỗi lần bé ốm là mỗi lần cơ thể tăng thêm sức đề kháng hơn nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Xem thêm

300+ cap để tiểu sử Facebook hay, ngầu, bá đạo cho profile thêm ấn tượng

Tiểu sử Facebook là phần giới thiệu ngắn gọn về bản thân trên trang Facebook cá nhân. Nếu bạn muốn tạo điển nhấn, gây gấn tượng thì hãy tham khảo những tiểu sử Facebook hay, bá đạo và hài hước dưới đây nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận