Trí tuệ nhân tạo AI đang là cơn sốt trên toàn thế giới, với tiềm năng to lớn của nó gây chú ý trong hầu hết mọi lĩnh vực đời sống và các bản tin liên tục nói về tiến bộ của AI. Nhưng bạn đã thực sự hiểu về trí tuệ nhân tạo hay chưa? AI hoạt động như thế nào và nó được sử dụng như thế nào? Dưới đây là cách giải thích dễ hiểu bằng những khái niệm đơn giản cho tất cả mọi người.

Trí tuệ nhân tạo AI là gì?

Trí tuệ nhân tạo giống như một chiếc máy tính được dạy để trở nên giống như con người, mô phỏng cách suy nghĩ của con người. Nó làm được điều đó bằng cách xem qua nhiều dữ liệu và ví dụ mẫu rồi sử dụng dữ liệu đó để đưa ra quyết định hoặc dự đoán của riêng mình.

Trí tuệ nhân tạo là máy tính có khả năng suy nghĩ giống như con người (Ảnh: Internet)
Trí tuệ nhân tạo là máy tính có khả năng suy nghĩ giống như con người (Ảnh: Internet)

Hãy tưởng tượng bạn đang học cách đi xe đạp. Sau khi ngã vài lần, bạn bắt đầu biết cách giữ thăng bằng và đạp cho xe chạy. Đó là cơ chế hoạt động của học máy (machine learning) – một phần của AI. Nó xem xét rất nhiều dữ liệu và sau đó học cách xử lý tương tự. Một phần khác của AI là xử lý ngôn ngữ tự nhiên có khả năng giúp cho máy tính hiểu và nói được ngôn ngữ giống như con người.

Nhưng kể cả khi làm được những việc như trên thì máy tính vẫn không thể suy nghĩ và hiểu biết đầy đủ như con người. Các hệ thống AI hiện tại không có ý thức hay cảm xúc như người thật.

Tìm hiểu chi tiết hơn về AI

Trí tuệ nhân tạo là một nhánh của khoa học máy tính nhằm mục đích chế tạo máy tính có khả năng bắt chước trí thông minh của con người, bằng cách tạo ra các thuật toán cho phép máy tính có thể học hỏi và đưa ra quyết định hoặc dự đoán dựa trên dữ liệu được cung cấp, thay vì chỉ làm theo các bước cố định được lập trình rõ ràng.

Học máy (ML)

Học máy là một bộ phận của AI tạo ra các hệ thống có thể “học” từ dữ liệu mà con người cung cấp. Các thuật toán này có khả năng hoạt động càng chính xác khi lượng dữ liệu được cung cấp cho chúng càng nhiều.

Trí tuệ nhân tạo có khả năng học từ dữ liệu được cung cấp (Ảnh: Internet)
Trí tuệ nhân tạo có khả năng học từ dữ liệu được cung cấp (Ảnh: Internet)

Học sâu là một nhánh của học máy sử dụng mạng lưới thần kinh nhân tạo để đưa ra quyết định và dự đoán, bắt chước cách học hỏi và đưa ra quyết định của bộ não con người.

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP)

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên cũng là một bộ phận quan trọng của AI có khả năng tương tác với con người bằng ngôn ngữ tự nhiên, ví dụ như nói chuyện giống người thật, phân tích câu hỏi của người dùng, hiểu ngữ cảnh và sau đó tạo ra câu trả lời bằng ngôn ngữ tự nhiên.

NLP sử dụng mạng lưới thần kinh nhân tạo có nhiều dạng khác nhau như:

  • Mạng nơ-ron biến đổi được huấn luyện trước
  • Mạng lưới thần kinh lặp lại
  • Mạng lưới niềm tin sâu
  • Mạng lưới thần kinh tích chập
  • Sơ đồ tự tổ chức

NLP có khả năng hiểu và phản hồi ngôn ngữ giống như con người, điều này rất quan trọng đối với nhiều ứng dụng AI như trợ lý ảo và chatbot (sẽ đề cập chi tiết sau).

Trí tuệ nhân tạo có thể được phân thành 2 loại chính: AI hẹp được thiết kế để thực hiện một nhiệm vụ hẹp (chẳng hạn như nhận dạng khuôn mặt hoặc tìm kiếm trên internet) và trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) là hệ thống AI có khả năng nhận thức tổng quát giống như con người nên có thể làm tốt hơn con người ở những công việc quan trọng. AGI đôi khi còn được gọi là AI mạnh.

Tuy vậy, mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng hiện nay AI vẫn chưa sở hữu đầy đủ các khả năng nhận thức của con người và vẫn còn lâu mới xuất hiện trí tuệ nhân tạo tổng quát thực sự. Các công nghệ AI hiện tại chỉ thực hiện được một số nhiệm vụ hạn chế và không thể hiểu được những vấn đề ngoài chương trình cụ thể mà chúng được huấn luyện từ trước.

Ngày nay AI được ứng dụng như thế nào?

AI có nhiều tiềm năng và ứng dụng vượt ra khỏi lĩnh vực công nghệ.

1. Chatbot

Tạo logo bằng công cụ DALL-E trong ChatGPT (Ảnh: Internet)
Tạo logo bằng công cụ DALL-E trong ChatGPT (Ảnh: Internet)

Kể cả khi bạn không quan tâm nhiều đến công nghệ thì có thể bạn đã biết cái tên “ChatGPT”. Đó là viết tắt của Chat Generative Pre-transformer, là một chatbot AI có khả năng sáng tạo nội dung. Khác với các chatbot kiểu cũ mà chúng ta thường sử dụng trước đây, ChatGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo để xử lý ngôn ngữ tự nhiên của con người, tìm dữ liệu và đưa ra câu trả lời.

ChatGPT có khả năng thực hiện nhiều việc như kiểm tra tính xác thực của thông tin, kiểm tra chính tả và ngữ pháp, lên kế hoạch, viết tóm tắt và dịch ngôn ngữ.

HuggingChat, Claude và Gemini (trước đây là Bard) là những ví dụ khác về chatbot AI, mỗi công cụ có đặc điểm khác nhau. Một số miễn phí, một số yêu cầu trả phí, một số chuyên về lĩnh vực nhất định, trong khi một số khác có thể thực hiện các nhiệm vụ tổng quát khá tốt.

2. Phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu là công việc quan trọng của nhiều ngành nghề hiện nay như nghiên cứu khoa học, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh. Máy tính giúp chúng ta phân tích dữ liệu khá hiệu quả, nhưng trí tuệ nhân tạo có thể đưa việc này lên một tầm cao mới.

AI có thể phân tích dữ liệu nhanh và chính xác hơn (Ảnh: Internet)
AI có thể phân tích dữ liệu nhanh và chính xác hơn (Ảnh: Internet)

Hệ thống AI có thể phát hiện các xu hướng, mô hình và sự không nhất quán với độ chính xác cao hơn so với máy tính thông thường hoặc con người. Ví dụ: AI có thể nhận ra các thói quen hoặc sở thích của người dùng mạng xã hội để phân phối quảng cáo phù hợp với sở thích cá nhân hơn.

3. Sản xuất và thiết kế

Quá trình thiết kế sản phẩm cần xem xét nhiều yếu tố như chi phí nguyên liệu, nguồn gốc nguyên liệu và hiệu quả thực tế của sản phẩm – đó là việc mà AI có thể giúp chúng ta làm tốt hơn. Bởi vì AI có thể học hỏi và khám phá những điều mới dựa trên thông tin được cung cấp nên nó có thể giúp tạo ra các vật liệu và phương thức sản xuất bền vững, tiết kiệm chi phí hơn cho doanh nghiệp.

4. Sáng tạo nghệ thuật

Các tác phẩm nghệ thuật do AI tạo ra đã gây sốt trên toàn thế giới vào năm 2022, nhất là những công cụ AI như DALL-E, Stable Diffusion và Midjourney trở nên cực kỳ nổi tiếng. Chúng có khả năng tạo hình ảnh dựa trên văn bản do người dùng nhập vào.

Tạo hình ảnh bằng công cụ Copilot của Microsoft trên trình duyệt (Ảnh: Internet)
Tạo hình ảnh bằng công cụ Copilot của Microsoft trên trình duyệt (Ảnh: Internet)

Ví dụ: nếu bạn nhập mô tả “hoàng hôn tím trên mặt trăng” cho DALL-E, nó sẽ đưa ra nhiều hình ảnh theo mô tả đó. Một số công cụ còn cho phép lựa chọn phong cách nghệ thuật cho hình ảnh được tạo ra như kiểu cổ điển, siêu thực hay anime. Công cụ DALL-E đã phát triển rất nhiều kể từ khi ra mắt và hiện đã có phiên bản thứ 3 là DALL-E 3. Bạn có thể sử dụng DALL-E được tích hợp trong ChatGPT Plus để tạo hình ảnh thông qua chatbot.

Ví dụ tạo hình ảnh hoàng hôn màu tím trên mặt trăng bằng AI (Ảnh: Internet)
Ví dụ tạo hình ảnh hoàng hôn màu tím trên mặt trăng bằng AI (Ảnh: Internet)

Một số nghệ sĩ đã phản đối các công cụ tạo hình ảnh AI vì chúng sử dụng nguồn dữ liệu có sẵn trên mạng để học cách tạo ra tranh vẽ, được cho là hành vi xâm phạm bản quyền và đánh cắp tác phẩm nghệ thuật gốc.

Tương lai của AI

AI đã được sử dụng để phát triển các loại thuốc mới, đề xuất các phương pháp kinh doanh bền vững hơn và thậm chí giúp cuộc sống hàng ngày của chúng ta trở nên dễ dàng hơn bằng cách thực hiện các công việc thông thường như nấu ăn và dọn dẹp. Tuy nhiên nhiều người cho rằng tương lai của AI tiềm ẩn nhiều nguy cơ giống như trong các bộ phim khoa học viễn tưởng nói về hậu quả đáng sợ mà AI có thể gây ra cho con người.

AI thực sự có thể bị lạm dụng vào mục đích xấu, nhưng điều này cũng đúng với bất kỳ công nghệ nào khác, ví dụ như tội phạm mạng từ lâu đã khai thác Wi-Fi, VPN, email và thậm chí cả ổ đĩa flash để phát tán phần mềm độc hại và lừa đảo. Tuy nhiên mối lo ngại đối với trí tuệ nhân tạo lớn hơn vì khả năng của nó mạnh hơn.

Vào tháng 1 năm 2023, một tài khoản đã tuyên bố trên diễn đàn hack rằng đã tạo ra phần mềm độc hại bằng ChatGPT. Đó không phải là phần mềm độc hại quá phức tạp, nhưng khả năng tạo mã độc thông qua chatbot AI khiến mọi người lo ngại. Nếu AI ở mức độ đơn giản có thể bị lợi dụng như vậy thì điều gì sẽ xảy ra nếu AI siêu thông minh trong tương lai bị dùng vào mục đích xấu?

Hiện tại chưa có hệ thống AI nào có thể suy nghĩ giống như con người. Nhiều người đã dự đoán một cỗ máy như vậy sẽ hoạt động như thế nào, nhưng tất cả chỉ là giả thuyết. Một số người cho rằng chúng ta sẽ tạo ra máy tính có khả năng nhận thức ngang bằng con người trong thập kỷ tới, nhưng nhiều người khác lại cho rằng việc này sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

5 sạc không dây Apple 3 trong 1 tốt nhất 2024 bạn nên mua

Nếu bạn đang cân nhắc mua một bộ sạc không dây Apple 3 trong 1 để bạn có thể sạc iPhone, Apple Watch và AirPods của mình thì hãy tham khảo 5 bộ sạc không dây tốt nhất 2024 dưới đây nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận