Thú mỏ vịt là loài động vật độc đáo nhất trên Trái đất, theo khẳng định của nhiều nhà khoa học từng nghiên cứu về chúng. Sau đây là những sự thật vừa vui vui vừa đáng kinh ngạc về sinh vật cực “dị” này, cùng BlogAnChoi khám phá nhé!

1. Thú mỏ vịt không có dạ dày

Ăn mải miết thế này nhưng thú mỏ vịt lại không có dạ dày đâu nhé! (Ảnh: Internet).
Ăn mải miết thế này nhưng thú mỏ vịt lại không có dạ dày đâu nhé! (Ảnh: Internet).

Thật khó tưởng tượng con người chúng ta nếu không có dạ dày thì chuyện ăn uống sẽ kỳ quặc đến thế nào phải không! Thế mà điều đó lại là bình thường đối với thú mỏ vịt. Thức ăn từ miệng sẽ đi thẳng qua thực quản xuống ruột của loài vật này mà chẳng cần “tạm trú” ở dạ dày như hầu hết các động vật khác. Cũng vì thiếu dạ dày nên cơ thể thú mỏ vịt cũng chẳng cần tiết ra axit luôn.

Thức ăn chủ yếu của thú mỏ vịt là các sinh vật nhỏ sống dưới nước (Ảnh: Internet).
Thức ăn chủ yếu của thú mỏ vịt là các sinh vật nhỏ sống dưới nước (Ảnh: Internet).

Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều gene có liên quan đến sự “biến mất” của dạ dày và axit ở thú mỏ vịt. Một giả thuyết được đưa ra để giải thích cho điểm dị thường này là vì thực đơn của thú mỏ vịt chủ yếu gồm các loài có vỏ cứng sống dưới nước có hàm lượng calcium carbonate cao. Chất này sẽ trung hòa axit có trong dạ dày làm mất tác dụng của axit, như vậy cơ thể cũng chẳng cần tiết ra làm gì cho mất công!

Cùng thư giãn với cảnh cho thú mỏ vịt ăn nhé:

2. Thú mỏ vịt khi mới được phát hiện đã bị giới khoa học nghi là “hàng fake”

Bức vẽ thú mỏ vịt lần đầu được khoa học biết đến vào cuối thế kỷ 18 (Ảnh: Internet).
Bức vẽ thú mỏ vịt lần đầu được khoa học biết đến vào cuối thế kỷ 18 (Ảnh: Internet).

Năm 1799 nhà tự nhiên học George Shaw đã nhận được mẫu vật thú mỏ vịt đầu tiên được gửi từ Australia về Anh để khám nghiệm. Ông đã viết rằng ngoại hình kỳ lạ của con vật làm dấy lên suy nghĩ rằng đây là trò đùa do bàn tay nhân tạo dựng nên. Dù vậy ông vẫn đặt cho nó cái tên Latin là Platypus anatinus, tức “vịt chân phẳng”.

Đúng là mới nhìn ai cũng nghĩ con này là hàng giả ấy chứ! (Ảnh: Internet).
Đúng là mới nhìn ai cũng nghĩ con này là hàng giả ấy chứ! (Ảnh: Internet).

Ngày nay chúng ta đều biết loài thú có mỏ và chân giống vịt, thân hình rái cá và chiếc đuôi hải ly này là có thật trăm phần trăm. Tên khoa học của nó cũng được đổi lại thành Ornithorhynchus anatinus, tuy nhiên một sự thật mà có lẽ George Shaw sẽ phải sửng sốt gấp trăm lần (nếu ông còn sống thêm 100 năm) là kiểu sinh sản độc nhất vô nhị của loài “thú” mà ông đã đặt tên.

3. Thú mỏ vịt đẻ trứng chứ không đẻ con

Mấy quả trứng này là trang trí thôi, nhưng đúng là thú mỏ vịt đẻ trứng đấy ạ! (Ảnh: Internet).
Mấy quả trứng này là trang trí thôi, nhưng đúng là thú mỏ vịt đẻ trứng đấy ạ! (Ảnh: Internet).

100 năm sau khi được khoa học biết đến, loài vật kỳ lạ từ nước Úc xa xôi lại khiến con người kinh ngạc ngỡ ngàng bởi những quả trứng của mình. Dù được xếp vào lớp Thú, hay còn gọi là Động vật có vú, nhưng thú mỏ vịt lại không đẻ con như các loài thú khác.

Thú mỏ vịt mẹ bên những đứa con đáng yêu của mình (Ảnh: Internet).
Thú mỏ vịt mẹ bên những đứa con đáng yêu của mình (Ảnh: Internet).

Hiện nay người ta vẫn chưa rõ hết tất cả về chu kỳ sống của thú mỏ vịt, chỉ biết rằng con đực không đóng vai trò gì trong việc nuôi con. Sau khi giao phối, “vịt” cái mang thai khoảng 2 đến 4 tuần rồi đẻ trứng. Thêm 1 tuần để ấp và sau đó những chú “vịt” con xinh xắn đáng yêu mới chào đời.

4. Động vật có vú nhưng… không có vú!

Gọi là "thú" thì tất nhiên thuộc lớp thú rồi, thế nhưng... (Ảnh: Internet).
Gọi là “thú” thì tất nhiên thuộc lớp thú rồi, thế nhưng… (Ảnh: Internet).

Sau khi những nghi ngờ về ngoại hình quái lạ của thú mỏ vịt được “minh oan”, giới khoa học lại tiếp tục sửng sốt hơn nữa về những đặc điểm sinh học dị thường của loài vật này. Dù đẻ trứng nhưng thú mỏ vịt lại nuôi con bằng sữa mẹ giống như các loài thú, nhưng đặc biệt ở chỗ chúng không hề có vú mà chỉ có tuyến sữa nằm dưới da mà thôi.

Những chú "vịt con" này liếm sữa mà lớn lên đấy ạ! (Ảnh: Internet).
Những chú “vịt con” này liếm sữa mà lớn lên đấy ạ! (Ảnh: Internet).

Nếu xét về khoa học, từ Mammalia hay Mammal để chỉ lớp Thú có nguồn gốc từ mamma trong tiếng Latin có nghĩa là “vú”. Đó là lý do chúng ta hay dịch trong tiếng Việt là “động vật có vú”. Thú mỏ vịt cũng được xếp vào lớp này, nhưng chúng không có cấu tạo tuyến vú thực thụ mà chỉ có các tuyến tiết sữa nằm dưới da bụng.

Thú mỏ vịt con không bú sữa như các loài khác, mà thay vào đó sẽ liếm sữa được tiết ra từ các tuyến này và đọng trên da bụng của mẹ. Sau vài tháng chúng sẽ bắt đầu cai sữa và tự kiếm ăn độc lập.

5. Thú mỏ vịt con mới nở chỉ nhỏ bằng hạt đậu

Nhìn chẳng giống thú mỏ vịt mà chúng ta hay thấy nhỉ! (Ảnh: Internet).
Nhìn chẳng giống thú mỏ vịt mà chúng ta hay thấy nhỉ! (Ảnh: Internet).

Dù con trưởng thành có thể dài đến nửa mét và nặng khoảng 1,5kg nhưng thú mỏ vịt con mới nở từ trứng lại có kích thước nhỏ không tưởng. Để dễ so sánh bạn hãy hình dung những chú gà lớn cũng có kích thước gần tương đương thú mỏ vịt (thậm chí nhỏ hơn), nhưng quả trứng gà và gà con mới nở đã khá to rồi. Còn thú mỏ vịt con khi mới chui từ trong trứng ra chỉ nhỏ cỡ bằng hạt đậu mà thôi!

Chỉ vài tháng là thú mỏ vịt con đã to thế này rồi (Ảnh: Internet).
Chỉ vài tháng là thú mỏ vịt con đã to thế này rồi (Ảnh: Internet).

Không chỉ siêu nhỏ, những chú “vịt con” khi mới nở cũng chưa nhìn được, “trần trùi trụi” chưa có lông và rất “mong manh dễ vỡ”. Đến nay có rất ít thú mỏ vịt sinh sản thành công trong môi trường nuôi nhốt nhân tạo, làm cho việc bảo tồn loài động vật quý hiếm này càng thêm khó khăn.

Hãy xem cảnh thú mỏ vịt con chui ra khỏi trứng như thế nào nhé:

6. Thú mỏ vịt có giác quan thứ sáu

Và đố bạn biết giác quan đó nằm đâu trên cơ thể? Câu trả lời ẩn giấu trong bộ phận đặc trưng làm nên thương hiệu của chúng: chiếc mỏ vịt.

Chiếc mỏ này ẩn chứa siêu năng lực nào đây? (Ảnh: Internet).
Chiếc mỏ này ẩn chứa siêu năng lực nào đây? (Ảnh: Internet).

Mỏ của loài thú này chứa hàng nghìn tế bào đặc biệt có khả năng nhận biết trường điện từ được phát ra bởi bất kỳ sinh vật sống nào. Bên cạnh đó chiếc mỏ còn có thể phát hiện xung động của các vật di chuyển, nhưng chính nhờ trường điện từ mà chúng mới có thể phân biệt các sinh vật sống có “tiềm năng” làm mồi.

Chiếc mỏ là công cụ kiếm ăn cực kỳ hữu hiệu của người bạn bốn chân này (Ảnh: Internet).
Chiếc mỏ là công cụ kiếm ăn cực kỳ hữu hiệu của người bạn bốn chân này (Ảnh: Internet).

Siêu năng lực này cho phép thú mỏ vịt có thể dễ dàng kiếm ăn khi lặn sâu dưới nước, bởi trong môi trường này chúng phải “bịt” hết các giác quan khác: bịt mắt, bịt mũi, bịt tai nên không thể nhìn, nghe hay ngửi được gì. Đúng là cái khó ló cái khôn!

7. Thú mỏ vịt tiền sử là loài siêu to khổng lồ

Thú mỏ vịt thời tiền sử có thể săn cả rùa như hình minh họa này (Ảnh: Internet).
Thú mỏ vịt thời tiền sử có thể săn cả rùa như hình minh họa này (Ảnh: Internet).

Cũng giống như nhiều loài động vật khác (chuồn chuồn, gián, chim cánh cụt, cá sấu chẳng hạn), phiên bản thú mỏ vịt cách đây hàng triệu năm có kích thước to vật vã so với những con vật nhỏ xinh mà chúng ta biết ngày nay. Năm 2013 các nhà khoa học thuộc Đại học New South Wales nước Úc đã phát hiện hóa thạch một chiếc răng mà từ đó họ suy ra “chủ nhân” là một con thú mỏ vịt tiền sử dài khoảng 1 mét, gấp đôi đám con cháu ngày nay.

Kích thước khổng lồ khiến các nhà khoa học đặt cho con vật này cái tên rất kêu: “Godzilla thú mỏ vịt”. Chiếc răng có cấu trúc đặc trưng của loài vật này nên không thể nhầm với răng loài khác. Có lẽ nó được dùng để nhai tôm, ếch và rùa nhỏ làm thức ăn cho gã khổng lồ kia.

Ai ngờ được loài vật đáng yêu này lại có quá khứ huy hoàng thế chứ! (Ảnh: Internet).
Ai ngờ được loài vật đáng yêu này lại có quá khứ huy hoàng thế chứ! (Ảnh: Internet).

8. Nhưng thú mỏ vịt ngày nay lại không hề có chiếc răng nào!

Đầu tiên là không có dạ dày, rồi bây giờ đến “cái răng ăn cháo” cũng không có nốt. Vậy bạn đang thắc mắc chúng nhai thức ăn kiểu gì?

Kiếm ăn cần mẫn thế này nhưng chúng ăn bằng cách nào nhỉ? (Ảnh: Internet).
Kiếm ăn cần mẫn thế này nhưng chúng ăn bằng cách nào nhỉ? (Ảnh: Internet).

Câu trả lời rất đơn giản (và cực thông minh nữa!): hãy nhìn lũ gà mà bạn đã biết. Giống như gà, thú mỏ vịt rất thích món “ăn kèm” là những viên sỏi nhỏ, đá vụn dưới đáy sông nơi chúng kiếm ăn. Khi bắt mồi là những con giun, sâu bọ, tôm sò và đủ thứ không tên khác dưới nước, chúng cũng nhặt luôn một ít đá sỏi vào miệng rồi ngoi lên lấy không khí, sau đó bắt đầu “nhai” bằng cách cọ xát hỗn hợp trong miệng với nhau. Thế là khỏi cần mọc răng mà vẫn xơi được mấy món khoái khẩu rồi còn gì.

9. Thú mỏ vịt có nọc độc

Chiếc gai nhọn này chứa đầy chất độc đấy (Ảnh: Internet).
Chiếc gai nhọn này chứa đầy chất độc đấy (Ảnh: Internet).

Nhìn thì xinh xắn đáng yêu vậy mà những chú vịt bốn chân này lại có thể gây đau đớn lắm. Thực tế có rất ít loài thú sở hữu khả năng tiết nọc độc, vốn là chuyện thường ngày ở bò sát hay côn trùng. Và cũng không giống các loài đó, nọc của thú mỏ vịt không nằm ở răng hay trong bụng.

Chất độc của thú mỏ vịt được chứa ở hai chiếc “cựa” ở chân sau của con đực, và cũng chỉ xuất hiện vào mùa sinh sản mà thôi. Đối với các loài vật nhỏ, chất độc này có thể đe dọa tính mạng, nhưng đối với người thì chỉ gây đau. Các nhà khoa học đã phát hiện các phân tử protein trong nọc độc này là duy nhất chỉ có ở thú mỏ vịt, càng chứng tỏ loài vậy này đáng để trầm trồ đến mức nào.

Chiếc cựa này là vũ khí duy nhất của thú mỏ vịt hiền lành dễ thương (Ảnh: Internet).
Chiếc cựa này là vũ khí duy nhất của thú mỏ vịt hiền lành dễ thương (Ảnh: Internet).

Chất độc chỉ có ở giống đực và chỉ xuất hiện vào mùa sinh sản nên có thể cho rằng nó phục vụ cho những cuộc đấu đá tranh giành bạn tình ở loài vật kỳ lạ này.

10. Thú mỏ vịt thuộc một nhóm cực kỳ độc đáo của thế giới động vật, gọi là thú Đơn huyệt

Cái tên lạ lẫm này có gốc gác từ chữ Monotreme, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “một lỗ”. Các loài trong bộ này có cấu trúc cơ thể khác biệt so với các nhóm khác ở nhiều điểm, nhưng nổi bật nhất là việc cơ quan tiêu hóa, tiết niệu và sinh sản đều đổ chung vào một lỗ ra ngoài cơ thể.

Thú mỏ vịt cùng với các loài nhím Âu là đại diện duy nhất của nhóm thú Đơn huyệt (Ảnh: Internet).
Thú mỏ vịt cùng với các loài nhím Âu là đại diện duy nhất của nhóm thú Đơn huyệt (Ảnh: Internet).

Trong khi hầu hết các loài động vật khác có đường tiêu hóa tách riêng với bài tiết nước tiểu và sinh dục thì ở thú mỏ vịt các hệ thống này đều chung một đường ra. Ngoài thú mỏ vịt, hiện nay trên hành tinh chỉ còn 4 loài nhím Âu (echidna) là được xếp vào bộ Đơn huyệt này.

11. Thú mỏ vịt có tới 10 nhiễm sắc thể giới tính

Giới tính của sinh vật được quyết định bởi nhiễm sắc thể (Ảnh: Internet).
Giới tính của sinh vật được quyết định bởi nhiễm sắc thể (Ảnh: Internet).

Nếu bạn còn nhớ kiến thức sinh học cơ bản thì nhiễm sắc thể là những cấu trúc tí hon bên trong tế bào, chứa DNA quy định mọi đặc điểm của sinh vật. Và thường thì cả một bộ hàng chục chiếc nhiễm sắc thể chỉ có 2 chiếc chịu trách nhiệm phân biệt giới tính mà thôi (ở người được ký hiệu là XY cho nam và XX cho nữ).

Hầu hết động vật chỉ có 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính (Ảnh: Internet).
Hầu hết động vật chỉ có 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính (Ảnh: Internet).

Thú mỏ vịt là ngoại lệ không thể ngờ được đối với giới khoa học, khi bộ nhiễm sắc thể của chúng có tới 5 cặp quyết định giới tính! Cũng vì nhiều như vậy mà người ta phải đánh số để ký hiệu là X1Y1, X2Y2,… Đặc biệt hơn nữa khi một vài nhiễm sắc thể Y của chúng lại có các gene giống với loài chim!

Những đặc điểm khó tin này một lần nữa củng cố cho giả thuyết rằng thú mỏ vịt là mắt xích quan trọng kết nối các nhánh khác nhau trong quá trình tiến hóa của động vật.

12. Thú mỏ vịt có thể thu gọn màng bơi ở chân lại

Những ngón chân của thú mỏ vịt có màng giúp chúng bơi lội trong nước (Ảnh: Internet).
Những ngón chân của thú mỏ vịt có màng giúp chúng bơi lội trong nước (Ảnh: Internet).

Mặc dù chỉ có thể lặn dưới nước vài phút ngắn ngủi – dù gì chúng cũng là thú mà – nhưng thú mỏ vịt lại giỏi “đi bộ” dưới đáy sông hơn là trên mặt đất. Giống như rái cá, chúng thường chải lông để tạo ra nhiều bóng khí nhỏ li ti bên trong bộ lông dày nhằm bảo vệ cơ thể khỏi bị mất nhiệt khi ở dưới nước lạnh.

Tuy nhiên khi lên cạn chúng lại gặp vấn đề khác. Những chiếc chân ngắn cũn khiến thú mỏ vịt bước đi chậm chạp và phải tiêu tốn năng lượng nhiều hơn 30% so với các loài động vật cùng kích thước quen sống trên bờ. Thế là cái khó lại ló cái khôn, thú mỏ vịt đã tiến hóa một năng lực đặc biệt để giải quyết chuyện đi lại.

Khi ở trên bờ nhìn chân chúng như chẳng có màng vậy (Ảnh: Internet).
Khi ở trên bờ nhìn chân chúng như chẳng có màng vậy (Ảnh: Internet).

Phần màng bơi ở chân trước thay vì bung ra để quạt nước thì khi lên bờ lại xếp gọn vào, để lộ những móng vuốt nhọn giúp chúng có thể bước đi nhẹ nhàng hơn. Hãy thử so sánh với đám vịt hai chân, có phải bạn luôn thấy màng bơi của chúng xòe ra thường trực đúng không?

13. Sữa của thú mỏ vịt có thể tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc

Một ứng dụng mới trong y học chăng? (Ảnh: Internet).
Một ứng dụng mới trong y học chăng? (Ảnh: Internet).

Thực ra sữa của các loài động vật có vú đều ít nhiều có chứa những chất diệt khuẩn nhẹ, bởi sữa là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời đối với mọi sinh vật – kể cả vi khuẩn có hại – nên cần bảo vệ khỏi bị nhiễm bẩn. Nhưng sữa của thú mỏ vịt lại có khả năng kháng khuẩn độc đáo hơn hẳn.

Năm 2010 các nhà khoa học đã khám phá ra đặc tính kháng khuẩn tuyệt vời trong sữa của thú mỏ vịt có thể giúp con người chống lại vấn nạn vi trùng kháng thuốc kháng sinh. Protein tạo nên khả năng này được đặt tên là Shirley Temple do có dạng vòng giống mái tóc xoăn của diễn viên nhí này. Cấu trúc rất đặc biệt, và hứa hẹn ứng dụng trong khoa học cũng rất tiềm năng.

14. Thú mỏ vịt có thể dùng đuôi để làm “đủ trò”

Thường thì đuôi dùng để bơi là chính, nhưng thú mỏ vịt lại không như vậy (Ảnh: Internet).
Thường thì đuôi dùng để bơi là chính, nhưng thú mỏ vịt lại không như vậy (Ảnh: Internet).

Không giống như loài hải ly với chiếc đuôi gần như giống hệt, thú mỏ vịt không dùng đuôi để đập xuống nước cảnh báo đối thủ, hay thậm chí là tạo lực đẩy khi bơi trong nước. Chức năng chính của bộ phận tưởng như rất bình thường này lại khiến chúng ta một lần nữa “ngớ người”.

Người ta đã phát hiện đuôi của thú mỏ vịt chứa tới gần một nửa lượng mỡ toàn cơ thể của chúng, do đó có chức năng như kho dự trữ năng lượng trong thời gian đói kém thiếu thốn thức ăn. Đối với con cái, đuôi lại là công cụ để chúng giữ trứng sát bên mình trong thời gian ấp, đảm bảo đủ nhiệt độ để con non phát triển hoàn thiện.

Đúng là chiếc đuôi đa năng của thú mỏ vịt (Ảnh: Internet).
Đúng là chiếc đuôi đa năng của thú mỏ vịt (Ảnh: Internet).

15. Thú mỏ vịt là loài quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng

Theo Danh sách Đỏ về các loài bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế thì thú mỏ vịt được xếp vào nhóm “gần bị đe dọa”.

Thú mỏ vịt đang rất cần được bảo vệ khỏi bị tuyệt chủng (Ảnh: Internet).
Thú mỏ vịt đang rất cần được bảo vệ khỏi bị tuyệt chủng (Ảnh: Internet).

Điều kiện khí hậu khô hạn khắc nghiệt kéo dài ở Australia đã làm cạn kiệt nguồn nước vốn là nơi sinh sống của thú mỏ vịt. Nhưng lý do quan trọng hơn dẫn đến mối nguy diệt vong của loài thú đáng yêu này là hoạt động phá rừng và biến đổi khí hậu do con người gây ra đang làm mất đi môi trường sống của chúng. Những trận cháy rừng khủng khiếp tại Úc gần đây càng làm vấn đề thêm nghiêm trọng.

Theo các nhà khoa học, để bảo vệ thú mỏ vịt khỏi cảnh tuyệt chủng đáng tiếc, cần phải khẩn cấp thực hiện các nỗ lực bảo vệ bao gồm khảo sát, theo dõi, loại bỏ các mối đe dọa và lập các khu bảo tồn cho chúng ở các con sông.

Mong là loài vật đáng yêu này sẽ được bảo vệ thật tốt nhé! (Ảnh: Internet).
Mong là loài vật đáng yêu này sẽ được bảo vệ thật tốt nhé! (Ảnh: Internet).

Mời bạn đón đọc tiếp những bài viết thú vị của BlogAnChoi:

Cua Tasmania siêu to khổng lồ: To gấp trăm lần cua thường, đặc sản siêu cao cấp đang hạ giá dịp Tết Tân Sửu!

50 sự thật thú vị về gấu trúc: Thánh lười, chúa “vô dụng” nhưng vẫn là “quốc bảo” Trung Quốc

Xem thêm

Muốn "đu" CBIZ trơn tru, hãy thuộc nằm lòng cẩm nang 100 thuật ngữ dưới đây

Những thuật ngữ Cbiz như tiểu thịt tươi, bạo hồng, khống bình, sao tác... có thể sẽ khá lạ tai đối với một số bạn. Tuy nhiên nếu là một người thích đọc tin bát quái và "hít" drama thì bạn rất nên "bỏ túi" cẩm nang 100 thuật ngữ Cbiz thường gặp dưới đây để tránh bỡ ngỡ ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận