Đại dương bao la và đầy bí ẩn với con người. Tất nhiên, nhờ sự nâng đỡ của nước, nơi đây cũng có không ít những sinh vật khổng lồ. Hôm nay, cùng BlogAnChoi khám phá những loài sứa có kích thước “ấn tượng” đang tồn tại trên hành tinh này nhé!

Sponsor

Sứa bờm sư tử (Cyanea capillata)

Sứa bờm sư tử (Cyanea capillata)
Sứa bờm sư tử (Cyanea capillata) (Ảnh: Internet)

Sứa bờm sư tử hiện là loài sứa lớn nhất từng được biết đến. Tên gọi của chúng được lấy cảm hứng từ những xúc tu dài, sặc sỡ gợi nhớ đến bờm sư tử. Sứa bờm sư tử dù có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau nhưng không quá khó để tìm được các cá thể đạt đường kính chuông ~2m. Theo các ghi chép, mẫu vật sứa bờm sư tử lớn nhất được tìm thấy có đường kính chuông 2,10 mét và các xúc tu dài đến gần 37m. Trong khi phần lớn các loài sứa đều có một chiếc chuông tròn thì chiếc chuông của loài sứa bờm sư tử được chia thành tám thùy, tạo cho nó vẻ ngoài giống như một bông hoa tám cánh khổng lồ.

Sứa bờm sư tử phân bố chủ yếu ở vùng nước lạnh, tiêu biểu là ở vùng biển phương bắc của Bắc Cực, Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương. Sứa bờm sư tử chủ yếu sống ở tầng nước mặt. Nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là các sinh vật phù du, đôi khi là cá, sinh vật biển và sứa nhỏ hơn. Các xúc tu của sứa bờm sư tử có nọc độc nhưng nhìn chung không quá nguy hiểm với con người, chủ yếu là gây đau và mẩn đỏ.

Sứa Nomura (Nemopilema nomurai)

Sứa Nomura (Nemopilema nomurai)
Sứa Nomura (Nemopilema nomurai) (Ảnh: Internet)

Sứa Nomura là một trong những loài sứa lớn nhất thế giới bên cạnh sứa bờm sư tử. Một cá thể trưởng thành có thể có đường kính dài tới 2m và nặng đến 200kg. Chúng thường được tìm thấy ở vùng biển Đông Á, chủ yếu sống ở vùng biển giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Sứa Nomura chủ yếu ăn động vật phù du và những cá thể lớn cũng có thể ăn cá. Nọc độc của chúng có thể gây ngứa, sưng, đau cấp tính, ban đỏ tại chỗ hay viêm và trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây tử vong. Ngoài ra, kích thước khổng lồ và số lượng lớn của quần thể sứa Nomura còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến nghề cá cũng như phá vỡ hệ sinh thái biển.

Tầm ma biển Thái Bình Dương (Chrysaora fuscescens)

Tầm ma biển Thái Bình Dương (Chrysaora fuscescens)
Tầm ma biển Thái Bình Dương (Chrysaora fuscescens) (Ảnh: Internet)

Tầm ma biển Thái Bình Dương không chỉ được nhiều người biết đến nhờ kích thước lớn mà còn nổi tiếng vì vẻ ngoài vô cùng xinh đẹp. Loài sứa xinh đẹp này có thể phát triển với đường kính hơn 1m với các xúc tu dài tới hơn 4m. Như chính tên gọi của mình, chúng sống ở phía đông Thái Bình Dương, đặc biệt là dọc theo bờ biển phía tây của Bắc Mỹ. Tầm ma biển Thái Bình Dương có chuông (đầu/thân) màu nâu vàng pha chút đỏ đặc trưng cùng những xúc tu dài, gợn sóng, “bồng bềnh” trong nước, tạo nên một vẻ ngoài đẹp mắt.

Tầm ma biển Thái Bình Dương là sinh vật ăn thịt. Nó săn bắt động vật phù du, giáp xác, cá nhỏ và thậm chí cả các loài sứa khác bằng những xúc tu dài có chứa nọc độc.

Tầm ma biển đen/Sứa đen (Chrysaora achlyos)

Tầm ma biển đen/Sứa đen (Chrysaora achlyos)
Tầm ma biển đen/Sứa đen (Chrysaora achlyos) (Ảnh: Internet)

Tầm ma biển đen là một trong những loài sứa lớn của đại dương. Chúng có thể sở hữu một cơ thể đồ sộ khi trưởng thành với một chiếc chuông có đường kính tới 1m và các xúc tu có thể kéo dài từ 5-6m. Tầm ma biển đen có chuông màu tím sẫm (đục) đến đen, phần rìa màu nhạt hơn và các xúc tu dài gợn sóng. Loài sứa này thường được tìm thấy ở vùng biển Thái Bình Dương ngoài khơi Bắc Mỹ. Tầm ma biển đen là loài săn mồi. Chúng thường ăn động vật phù du, cá nhỏ và các loài sứa khác. Nọc độc của loài sứa này có thể gây châm chích, đau đớn ở người nhưng không nguy hiểm đến mức gây tử vong.

Sứa thùng (Rhizostoma pulmo)

Sứa thùng (Rhizostoma pulmo) (Ảnh: Internet)
Sứa thùng (Rhizostoma pulmo) (Ảnh: Internet)
Sponsor

Sứa thùng là loài sứa lớn nhất ở vùng biển Anh và Ireland. Nó phần lớn có đường kính khoảng 40cm nhưng cũng có thể đạt tới 150cm hoặc lớn hơn. Sứa thùng thường có thể phát triển tới 1m và nặng tới 25kg. Loài này thường được tìm thấy ở đông bắc Đại Tây Dương, biển Adriatic và biển Địa Trung Hải. Mặc dù có kích thước lớn nhưng sứa thùng không quá nguy hiểm với con người vì nọc độc của chúng tương đối nhẹ.

Bạn có thể quan tâm:

Sponsor
Xem thêm

15 truyện tranh đam mỹ Hàn Quốc hay nhất, đẹp từ nội dung đến nét vẽ

Không chỉ phim đam mỹ mà truyện tranh đam mỹ Hàn Quốc cũng đang ngày càng chiếm được cảm tình của độc giả bởi nội dung hay, nét vẽ đẹp. Cùng điểm danh top 15 truyện tranh đam mỹ Hàn Quốc hay nhất, được yêu thích nhất hiện nay nhé.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này hay không?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

  1. Mọi ý kiến đóng góp của các bạn đều rất quan trọng đối với mình, hãy để lại comment để mình có thể tiếp thu và cải thiện bài viết hơn nhé.

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(