Sữa là một loại thực phẩm bổ dưỡng và được sử dụng rất phổ biến, đến mức chẳng mấy khi chúng ta quan tâm đến những thông tin thú vị liên quan đến nó. Cùng BlogAnChoi điểm qua một vài câu chuyện thú vị về nó nhé.

Sponsor

10. Người Jamaica phát minh ra sữa sô cô la

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa nhỉ? (Ảnh: Internet)
Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa nhỉ? (Ảnh: Internet)

Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Anh, Sir Hans Sloane – nhà thực vật học đến từ Ireland – đã phát minh ra loại đồ uống phổ biến này. Đầu những năm 1700, ông làm việc ở Jamaica và rùng mình khi người dân địa phương mời ông uống ca cao. Ông thấy đồ uống này “buồn nôn” và trộn nó với sữa. Kết quả đủ ngon miệng để mang về Anh, và tên tuổi của ông đã đi vào lịch sử với tư cách là người phát minh ra sữa sô cô la.

Tuy nhiên, điều này không chính xác. Nhà sử học Jame Delbougo lưu ý rằng người Jamaica đã đun sôi một loại bia từ cacao, sữa và quế ngay từ năm 1494.

Có khả năng những nhà phát minh đầu tiên có thể cổ xưa hơn vì sô cô la đã được đề cập từ năm 350 trước công nguyên, chắc hẳn phải có người từng nghĩ đến việc thêm nó vào sữa chứ?

9. Định nghĩa về sữa

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa nhỉ? (Ảnh: Internet)
Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa nhỉ? (Ảnh: Internet)

Ngành sữa Hoa Kì từng gặp khó khăn trong năm 2018. Những người bán sản phẩm làm từ sữa động vật không đánh giá cao việc bị gắn mác sản phẩm thay thế sữa. Vì vậy, họ đã tìm đến Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA đồng ý rằng “sữa” không thể là chất lỏng có nguồn gốc thực vật.

Rất nhiều người yêu thích các sản phẩm từ sữa nhưng lại bị dị ứng với chúng. Sữa đậu nành và các lựa chọn thay thế tương tự cũng cho phép những người không dung nạp lactose hoặc có lối sống thuần chay thưởng thức sữa.

8. Pho mát in 3-D

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa nhỉ? (Ảnh: Internet)
Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa nhỉ? (Ảnh: Internet)

Phương pháp làm pho mát thông thường tương tự như in 3-D. Cả hai đều trộn và nặn các nguyên liệu thành hình dạng mới. Nhóm nghiên cứu đã hóa lỏng phô mai đã chế biến ở nhiệt độ 75 độ C trong vài phút rồi ép sữa nóng chảy ra ngoài qua ống tiêm bằng các tốc độ khác nhau.

Kết quả được so sánh với phô mai chế biến theo cách thông thường. Vì lý do nào đó, pho mát in 3D có màu sẫm hơn nhưng lại mềm hơn tới 49%. Trạng thái rắn của nó đàn hồi hơn và khi tan chảy ở cùng nhiệt độ với phô mai chế biến thông thường sẽ dẻo hơn rất nhiều.

7. Sữa giả chính hãng

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa nhỉ? (Ảnh: Internet)
Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa nhỉ? (Ảnh: Internet)
Sponsor

Sữa thay thế thường được ép từ hạnh nhân, gạo và đậu nành. Vấn đề là chúng cần rất nhiều nước, ví dụ sữa hạnh nhân cần khoảng 5 lít nước cho mỗi hạt.

Vào năm 2016, một công ty đã sản xuất ra thứ có thể thay thế cả sữa thật và sữa nhái. Điều đáng chú ý nhất là chất lỏng mới này vẫn được làm từ protein sữa.

Thay vì lấy những protein này từ bò, các nhà nghiên cứu đã phát triển một chủng nấm men biến đường thành casein protein sữa. Nếu mọi việc suôn sẻ, nó sẽ có hương vị giống như hàng thật và có giá tương đương. Nó không chứa lactose hoặc cholesterol và chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng của sữa bình thường. Nó thải ra lượng carbon ít hơn 84% so với phương pháp được các trang trại sữa truyền thống sử dụng, sử dụng ít nước hơn 98%.

6. Vụ cháy đường hầm

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa nhỉ? (Ảnh: Internet)
Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa nhỉ? (Ảnh: Internet)

Vào năm 2013, một sự việc kỳ lạ bắt đầu xảy ra với việc giao pho mát. Tài xế xe tải được giao nhiệm vụ vận chuyển 30 tấn brunost – loại pho mát ngon của Na Uy với vị ngọt và màu nâu caramen. Khi chiếc xe tải đi vào đường hầm Brattli ở phía bắc Na Uy, có thứ gì đó đã gây ra hỏa hoạn. Nhận thấy pho mát bốc cháy, tài xế đã bỏ xe vào trong đường hầm.

Chỗ pho mát này cháy suốt năm ngày, khí độc tràn ngập đường hầm dày đặc đến mức lính cứu hỏa không dám vào. Thiệt hại cũng khiến đường hầm phải đóng cửa trong nhiều tháng.

Sự thật là pho mát rất dễ cháy, đặc biệt là Brunost vì nó chứa nhiều đường hơn hầu hết các loại phô mai khác và chứa tới 30% chất béo. Hàm lượng chất béo và đường cao khiến món ăn này cháy như xăng khi đun ở nhiệt độ vừa phải, không thể bị dập tắt bằng nước thường mà cần có sương mù hóa học của bình chữa cháy loại K.

5. Sữa chua âm đạo

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa nhỉ? (Ảnh: Internet)
Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa nhỉ? (Ảnh: Internet)

Năm 2015, nhà nghiên cứu Cecilia Westbrook quyết định làm sữa chua bằng cách sử dụng vi khuẩn từ âm đạo của chính mình: dùng thìa gỗ quét vùng kín và để nó trong bát sữa qua đêm, sữa chua tạo thành có vị chua khiến lưỡi cô ngứa ran.

Sự việc nghe có vẻ điên rồ nhưng Westbrook nhận ra rằng chưa có nghiên cứu nào về số lượng lớn vi khuẩn sống bên trong âm đạo. Nghiên cứu hiện tại bị ám ảnh nhiều hơn bởi lợi ích của vi khuẩn đường ruột đối với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, một số nhà vi trùng học cho biết vi khuẩn âm đạo có tác dụng tích cực.

Chẳng bao lâu, họ cũng chứng minh được rằng vi khuẩn có thể được nuôi cấy từ âm đạo của con người. Các ứng dụng trong tương lai của loại “sữa chua” này mang tính y học nhiều hơn là ẩm thực, đặc biệt là trong lĩnh vực men vi sinh và nhiễm trùng nấm men.

4. Chiến dịch bôi đen bơ thực vật

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa nhỉ? (Ảnh: Internet)
Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa nhỉ? (Ảnh: Internet)
Sponsor

Khi Pháp phát minh ra bơ thực vật vào năm 1869, nó trở thành một loại bơ thay thế rẻ tiền. Tại Hoa Kỳ, nó bị những người chăn nuôi bò sữa chống trả quyết liệt bằng một chiến dịch khẳng định rằng bơ thực vật không tốt cho sức khỏe, gây bệnh tâm thần và đe dọa trật tự đạo đức. Tệ hơn nữa, nó đe dọa lối sống của người Mỹ.

Những tuyên bố của chiến dịch này về các nguồn nguyên liệu làm bơ thực vật mờ ám đã thành công đến mức hệ thống pháp luật đã tạo ra Đạo luật Margarine năm 1886 – gần như phá hủy ngành công nghiệp bơ thực vật. Các họa sĩ biếm họa đã nhảy vào và miêu tả các nhà sản xuất bơ thực vật đang đưa những chất không thể đề cập đến, bao gồm cả thạch tín và mèo hoang, vào trong sản phẩm của họ.

Kỳ lạ nhất là bang New Hampshire ra lệnh rằng bơ thực vật phải có màu hồng. Vì nó trông kỳ lạ nên doanh số bán hàng giảm xuống, nhưng nếu vi phạm sẽ phải ngồi tù hai tháng. Cuối cùng, Tòa án Tối cao cho rằng đó là một đạo luật ngu ngốc và hủy bỏ nó.

3. Sữa chua không gian

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa nhỉ? (Ảnh: Internet)
Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa nhỉ? (Ảnh: Internet)

Năm 2006, một tên lửa đã lên không gian với hai chủng vi khuẩn được sử dụng trong quy trình sản xuất thực phẩm từ sữa.

Các chủng này là vi khuẩn axit lactic và một dòng lactobacillus paracasei độc nhất. Người ta kỳ vọng rằng bức xạ vũ trụ sẽ làm tăng hương vị của vi khuẩn và lợi ích cho hệ thống miễn dịch trong sữa chua.

Sponsor

Sau 10 ngày trên quỹ đạo, gần một nửa số vi khuẩn mỏng manh đã chết. Phần còn lại được mang về làm sữa chua trên Trái đất. Công ty Himawari Dairy tuyên bố rằng các sinh vật sống sót ngoài không gian này đã mang đến cho sản phẩm của họ hương vị đậm đà hơn so với sữa chua do vi khuẩn trên Trái đất sinh ra. Họ thậm chí còn gọi nó là “sữa chua Uchu O Tabi Shita” – “sữa chua du hành trong không gian”.

2. Hương vị pho mát và âm nhạc

10 câu chuyện và sự thật kì lạ về sữa mà không phải ai cũng biết âm nhạc ấn tượng BlogAnChoi câu chuyện chiến dịch chính hãng dinh dưỡng khám phá khoa học không gian kì lạ nghiên cứu phát minh sô cô la sự thật sữa sữa chua thế giới thú vị thức ăn thực phẩm thực vật Top 10

Vào năm 2018, Beat Wampfler nêu ý tưởng âm nhạc có thể ảnh hưởng đến hương vị của pho mát. Cùng nhóm nghiên cứu từ Đại học Bern, anh đã đặt chín miếng pho mát trong hầm trong sáu tháng, mỗi miếng được đặt trong thùng riêng và được nghe một bài hát lặp đi lặp lại không ngừng nghỉ.

Đáng buồn là kết luận của thí nghiệm này không được giới khoa học chính thống chấp nhận và đồng ý cho lắm.

1. Siêu thực phẩm tiếp theo

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa nhỉ? (Ảnh: Internet)
Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa nhỉ? (Ảnh: Internet)

Gián không phải là sinh vật đáng yêu, nhưng một loài có tên Diploptera punctate có thể là câu trả lời cho nạn đói trên thế giới. Con gián này nuôi con bằng tinh thể protein sữa – một tinh thể đơn có năng lượng gấp ba lần sữa trâu, giàu dinh dưỡng hơn sữa bò.

Vì việc vắt sữa gián là không khả thi nên các nhà khoa học đã phân lập các gen đằng sau quá trình sản xuất tinh thể. Bước tiếp theo sẽ là xem liệu gen này có thể được tái tạo trong phòng thí nghiệm hay không.

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Những tinh thể này là một loại thực phẩm hoàn chỉnh có chứa chất béo, đường và protein. Ngoài ra, chúng còn có đầy đủ các axit amin thiết yếu và giải phóng nhiều protein hơn trong quá trình tiêu hóa. Nó sẽ là nguồn bổ sung dinh dưỡng hoàn hảo trong tương lai.

Bạn có thể đọc thêm:

Sponsor
Xem thêm

10 phát minh thực phẩm thay đổi thói quen ăn sáng của người phương Tây

Đối với hầu hết chúng ta, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Cách chúng ta ăn bữa ăn này chắc chắn đã thay đổi qua nhiều thời đại, từ việc nạp năng lượng đơn giản bằng sữa và bánh mì cho đến vô số hình thức ngày nay. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu về 10 phát ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này hay chứ?
Có 2 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

  1. Hãy giúp mình đánh giá bài viết này bằng cách để lại nhận xét của các bạn ở phần bình luận nhé.

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(