Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, mỗi ngày ghi nhận thêm hàng trăm ca mắc mới, đỉnh điểm vào ngày 5/7/2021 vừa qua tổng số ca mắc mới trong cả nước vượt mức 1000 ca. Biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để kiểm soát dịch bệnh là tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho toàn dân và thực hiện nghiêm quy định 5K của chính phủ. Tuy nhiên một số người e ngại rằng vắc-xin sẽ gây nguy hại đến sức khỏe người được tiêm. Vậy đâu là sự thật về vắc-xin phòng COVID-19? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!

1. Tất cả các thành phần trong vắc-xin phòng COVID-19 đều an toàn

Tất cả các vắc-xin phòng COVID-19 đều được kiểm tra nghiêm ngặt bằng các thử nghiệm lâm sàng và chỉ được cấp phép hoặc phê duyệt nếu được chứng minh làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Tất cả các loại vắc-xin phòng COVID-19 đều không chứa virus còn sống và không có khả năng gây bệnh COVID-19.

Vắc-xin phải trải qua thử nghiệm cẩn thận trước khi được sử dụng (Ảnh: Internet).
Vắc-xin phải trải qua thử nghiệm cẩn thận trước khi được sử dụng (Ảnh: Internet).

Các thành phần trong vắc-xin giúp vắc-xin đồng nhất, ổn định trong lọ và thậm chí ổn định thêm một thời gian tại vị trí tiêm. Các nghiên cứu đã xác nhận các thành phần này an toàn cho con người.

2. Tiêm vắc-xin phòng COVID-19 giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh

Vắc-xin là vũ khí quan trọng để chống lại đại dịch COVID-19 (Nguồn ảnh: Internet).
Vắc-xin là vũ khí quan trọng để chống lại đại dịch COVID-19 (Nguồn ảnh: Internet).

Tiêm vắc-xin giúp giảm nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong khi mắc COVID-19. Những người từng mắc COVID-19 có thể không đạt đủ miễn dịch, còn tiêm vắc-xin giúp cơ thể sinh ra miễn dịch chống lại COVID-19 mạnh hơn. Việc tiêm vắc-xin giúp bảo vệ những người xung quanh bạn khỏi COVID-19, đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng nặng do căn bệnh này gây ra.

3. Mọi người cần được tiêm đủ liều vắc-xin

Tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 là công cụ quan trọng để giúp ngăn chặn đại dịch toàn cầu này. Tuy nhiên hiệu lực bảo vệ chỉ đạt được sau khi tiêm từ 2-3 tuần. Nếu bạn được tiêm vắc-xin loại 2 liều thì miễn dịch đầy đủ chỉ đạt được sau khi tiêm mũi thứ hai từ 2-3 tuần.

4. Hầu hết mọi người gặp các phản ứng nhẹ hoặc không có phản ứng sau khi tiêm vắc-xin COVID-19

Tính đến tháng 5/2021, hơn 1,35 tỉ liều vắc xin đã được tiêm trên toàn cầu. Hếu hết các phản ứng sau tiêm ở mức độ từ nhẹ đến trung bình như sưng đỏ tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ hoặc đau khớp. Tuy nhiên các phản ứng này là dấu hiệu tốt cho thấy vắc-xin và hệ miễn dịch trong cơ thể bạn đang hoạt động. Các triệu chứng này thường kéo dài không quá 1 tuần. Một số người có thể sẽ không gặp các phản ứng sau tiêm.

Các phản ứng thường gặp sau tiêm vắc-xin (Ảnh: Internet).
Các phản ứng thường gặp sau tiêm vắc-xin (Ảnh: Internet).

5. Hãy tiếp tục các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và gia đình

Sau khi tiêm vắc-xin, bạn vẫn có thể mắc bệnh do cơ thể chưa kịp tạo ra đầy đủ miễn dịch. Để bảo vệ bản thân và mọi người, hãy tiếp tục thực hiện thông điệp 5K của chính phủ: giữ khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, che mũi miệng khi ho hoặc hắt hơi, không tụ tập nơi đông người và khai báo y tế.

Các biện pháp 5K vẫn phải được duy trì sau khi tiêm vắc-xin (Ảnh: Internet).
Các biện pháp 5K vẫn phải được duy trì sau khi tiêm vắc-xin (Ảnh: Internet).

Tóm lại, để góp phần chung tay đẩy lùi đại dịch COVID-19, mỗi người chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt thông điệp 5K của chính phủ và đăng kí tiêm ngừa vắc xin phòng COVID-19.

Khi đi tiêm và sau khi được tiêm cần đeo khẩu trang, lưu giữ giấy xác nhận tiêm vắc-xin phòng COVID-19, thông báo cán bộ y tế và cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử các phản ứng sau tiêm mà bạn gặp phải. Lưu ý không bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm, không tự điều khiển phương tiện giao thông cá nhân khi thấy không khỏe sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19.

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Hãy đón xem BlogAnChoi mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị cho cuộc sống bạn nhé!

Xem thêm

Năm thứ 3 của đại dịch, COVID-19 vẫn còn nhiều ẩn số chưa được giải đáp

So với thời điểm đại dịch COVID-19 bắt đầu nổ ra từ cuối năm 2019, đến nay các nhà khoa học đã hiểu được nhiều điều về loại virus mới và căn bệnh có sức lây lan khủng khiếp này. Tuy nhiên vẫn còn một số “bí ẩn” rất quan trọng mà có lẽ phải rất lâu nữa chúng ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
2 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
User 46ba7958

Bổ ích quá

User 46ba7958

Hay quá