Trong thời kỳ Trung Cổ ở châu Âu, các lâu đài là công trình kiến trúc kiên cố nhất, là nơi ở của hoàng gia và giới quý tộc. Nhiều công trình vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, những kiến trúc này là hệ thống phòng thủ công cộng bảo vệ và kiểm soát các vùng đất xung quanh. Hầu hết mọi người đã nhìn thấy lâu đài trong phim hoặc trong tiểu thuyết, thế nhưng, ít ai biết những sự thật về các lâu đài thời Trung Cổ. Hãy cùng BlogAnChoi khám phá những sự thật thú vị sau đây nhé!

Nội dung chính

Những lối sống kì lạ trong lâu đài

Lâu đài chật cứng người

Khi nghĩ về lâu đài, hầu hết mọi người đều liên tưởng đến hình ảnh của một vị vua hoặc lãnh chúa. Tuy nhiên, lượng người trong lâu đài đông hơn rất nhiều so với chúng ta tưởng tượng.

Lâu đài chật cứng người - Nguồn: Internet
Lâu đài chật cứng người (Nguồn: Internet)

Người cai trị lâu đài không chỉ sống với toàn bộ những thành viên trong gia đình của họ mà lâu đài còn phải được bảo vệ bởi binh lính và được phục vụ bởi vô số người hầu mỗi ngày. Về cơ bản, một lâu đài giống như một ngôi làng nhỏ. Chưa kể vào những dịp lễ, tiệc tùng, các lãnh chúa của các lâu đài thường mời những vị khách cùng rất nhiều người thân của họ.

Một nơi đáng sợ dưới lớp vỏ hào nhoáng của lâu đài

Các lâu đài có phòng tiệc, phòng khách, phòng ngai vàng và nhà bếp. Bên cạnh đó nhiều lâu đài còn có ngục tối. Chúng được dùng làm nhà tù, nơi giam giữ những kẻ phạm tội dám chống lại lãnh chúa.

Các hầm ngục thường nằm ở nơi sâu nhất trong lâu đài và điều kiện sinh sống ở đó rất tồi tệ. Hơn nữa, nếu các tù nhân may mắn không bị thối rữa trong phòng giam, ngục tối còn có những phòng tra tấn dành riêng cho họ.

Người đàn ông trong ngục tối - Nguồn: Internet
Người đàn ông trong ngục tối (Nguồn: Internet)

Không ngủ vào ban ngày

Không có điện và lửa là nguồn sáng duy nhất. Điều đó có nghĩa ban ngày là thời điểm tốt nhất để làm việc hiệu quả. Do đó, mọi người cần tận dụng bất cứ khi nào có ánh sáng mặt trời, nghĩa là họ phải thức dậy sớm.

Bình minh với cây cối - Nguồn: Internet
Bình minh với cây cối (Nguồn: Internet)

Bởi vì hầu hết các lâu đài chỉ có các cửa sổ nhỏ nên công việc trong nhà bắt đầu từ lúc mặt trời mọc và công việc ngoài trời cũng vậy. Hầu hết mỗi người phải thức dậy trước khi mặt trời mọc để đốt lửa, nấu thức ăn, chuẩn bị cho bản thân và lãnh chúa của họ trong ngày hôm đó.

Sống trong lâu đài đồng nghĩa với việc mất quyền riêng tư

Mặc dù lâu đài trông giống như những pháo đài bất khả xâm phạm từ bên ngoài, nhưng bên trong, chúng thường có không gian mở và có rất ít chỗ dành cho sự riêng tư – thứ được xem là điều tất yếu trong cuộc sống của con người hiện đại.

Trong khi lãnh chúa và phu nhân của lâu đài có phòng riêng của họ thì phần lớn người hầu, binh lính phải dùng chung phòng ngủ, phòng tắm,…

Mọi người trong phòng ăn - Nguồn: Internet
Mọi người trong phòng ăn (Nguồn: Internet)

Không thiếu rượu

Đồ uống có cồn như bia, mật ong và rượu vang là những đồ uống được ưa thích trong bữa ăn trong thời kỳ Trung Cổ. Cũng giống như ngày nay, những người sản xuất ra các loại rượu ngon luôn được đánh giá cao.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tầng lớp thấp hơn chủ yếu uống bia vì nó an toàn hơn uống các loại nước có sẵn.

Người sản xuất rượu - Nguồn: Internet
Người sản xuất rượu (Nguồn: Internet)

Lãnh chúa của các lâu đài ăn uống giống như các vị vua

Các lãnh chúa sống một cách xa hoa, đặc biệt là trong việc ăn uống. Thông thường, các bữa ăn có một loạt các món với những món ăn được xem là quý hiếm kể cả ngày nay như thịt công, cá heo và thiên nga.

Lãnh chúa đang xẻ thịt - Nguồn: Internet
Lãnh chúa đang xẻ thịt (Nguồn: Internet)

Nhiều người ăn thức ăn trong vật được gọi là “trencher”, là một miếng bánh mì rỗng ruột chứa đầy thịt trong đó. Các quý tộc rất ít ăn rau, điều này dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe ở các gia đình hoàng gia.

Tắm là một việc vặt và khá “cởi mở”

Không giống như những dân thường sống bên ngoài lâu đài, những người sống bên trong lâu đài tắm rửa thường xuyên hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là việc tắm rửa là dễ dàng với họ.

Việc tìm nước sạch không chỉ khó khăn mà những người hầu thường phải đun nước nóng và vận chuyển một chiếc bồn gỗ đến bất kỳ phòng nào được yêu cầu. Điều này có nghĩa là mọi người tắm trong cùng một chiếc bồn và những ai ở cùng phòng đều có thể nhìn thấy được. Toàn bộ quá trình này không chỉ mất vệ sinh mà còn thiếu sự riêng tư.

Người đàn bà đang tắm - Nguồn: Internet
Người đàn bà đang tắm (Nguồn: Internet)

Nước tiểu được sử dụng cho những mục đích kì lạ

Nước tiểu của con người được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong thời Trung Cổ, bao gồm cả việc làm chất khử trùng để làm sạch vết thương. Đôi khi, nước tiểu còn được sử dụng làm chất tẩy rửa.

Để tẩy vết bẩn trên quần áo, người ta thường sử dụng hỗn hợp tro, dung dịch kiềm, nho xanh và nước tiểu.

Giặt giữ bằng nước tiểu - Nguồn: Internet
Giặt giữ bằng nước tiểu (Nguồn: Internet)

Nhiều nông dân không cạo râu

Mặc dù vài nông dân thỉnh thoảng gội đầu nhưng cạo râu không phải là vấn đề vệ sinh được đặt lên hàng đầu. Vào thời điểm đó, gương được làm bằng thủy tinh đen hoặc kim loại đánh bóng, vì vậy rất khó để cạo râu ngay cả khi bạn muốn.

Nông dân lúc bấy giờ thường không cạo râu - Nguồn: Internet
Nông dân lúc bấy giờ thường không cạo râu (Nguồn: Internet)

Đối với phần lớn dân số, lựa chọn duy nhất mà đàn ông có là đến tiệm cắt tóc để cạo râu đúng cách. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có tiền, vì vậy nhiều nam giới quyết định không cạo râu trong thời gian dài.

Các nhà tắm công cộng công khai

Ở những khu vực đông dân cư như thành phố có một vài nhà tắm công cộng. Ngoài việc có rất ít hoặc không có sự riêng tư, đây còn là nơi dễ dàng lây truyền bệnh tật. Các phòng tắm bao gồm một căn phòng phía trên một hố ga với những chiếc ghế dài có lỗ trên đó, mọi người trong đó thường sẽ tắm và kì cọ lẫn nhau.

Chiếc ghế có lỗ bên trên trong các nhà tắm công cộng - Nguồn: Internet
Chiếc ghế có lỗ bên trên trong các nhà tắm công cộng (Nguồn: Internet)

Sự bẩn thỉu của các lâu đài

Chuột là điều rất bình thường ở đây

Bởi vì các lâu đài là những môi trường âm u, tối tăm và ẩm ướt nên chúng là những ngôi nhà hoàn hảo cho chuột và các loài sâu bọ khác. Mặc dù ngày nay, việc tìm thấy một con chuột trong nhà của bạn có thể là điều kinh khủng nhưng đó lại là điều hiển nhiên trong các lâu đài thời Trung Cổ.

Chuột bò lên thùng - Nguồn: Internet
Chuột bò lên thùng (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những người sống trong lâu đài không sợ hãi. Mọi người vẫn ý thức được chuột là nguồn cơn của nhiều căn bệnh hoành hành thời bấy giờ.

Sàn nhà không thực sự dễ chịu

Việc giữ lâu đài sạch sẽ là điều rất khó. Sàn nhà của lâu đài là nơi mà rất nhiều người bước qua hàng ngày, mang theo tất cả rác rưởi, bụi bẩn từ mặt đất ở bên ngoài vào nhà.

Những người đàn ông trong lâu đài - Nguồn: Internet
Những người đàn ông trong lâu đài (Nguồn: Internet)

Sàn nhà thường được lót bằng lau sậy và các loại thảo mộc tươi để giúp hấp thụ mọi thứ được mang đến từ bên ngoài. Khi lau sậy, rơm hoặc các vật liệu khác được bỏ đi để thay mới, sàn nhà sẽ được làm sạch cẩn thận trước khi lót lại.

Lâu đài có mùi cực kỳ khó chịu

Do không có hệ thống ống nước để cung cấp nước ngọt và thiếu sự vệ sinh toàn diện, các lâu đài không phải là nơi có nhiều mùi thơm. Mặc dù những người hầu làm theo lệnh của các lãnh chúa và quý bà, tuy nhiên, họ vẫn không thể làm cho lâu đài sạch sẽ hoàn toàn. Vì vậy, việc lâu đài bị bốc mùi là điều không thể tránh khỏi.

Một lâu đài thời Trung cổ - Nguồn: Internet
Một lâu đài thời Trung Cổ (Nguồn: Internet)

Giường không phải là không gian sạch sẽ

Trừ phi là một quý tộc, giường của mọi người đều được làm bằng rơm. Vấn đề là lớp đệm giường này hiếm khi được thay đổi. Hơn nữa, nó còn bị nhiễm bẩn bởi một người đã làm việc bên ngoài cả ngày và hiếm khi tắm rửa.

Giường thời Trung cổ được lót bằng rơm - Nguồn: Internet
Giường thời Trung Cổ được lót bằng rơm (Nguồn: Internet)

Điều này làm cho những chiếc giường thu hút nhiều bọ chét và rận, chúng sẽ biến chiếc giường rơm thành hang ổ của mình. Tuy nhiên, có một số biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như trộn các loại thảo mộc và hoa thơm chung với rơm khô để xua đuổi các loài côn trùng gớm ghiếc.

Mỗi phòng sẽ có cái chậu dùng để đi vệ sinh

Hầu hết mọi người trong lâu đài đều sử dụng chậu trong buồng. Đây là những chiếc bát hoặc chậu thường được đặt dưới gầm giường để họ có thể đi vệ sinh trong đêm.

Cái chậu thời Trung cổ được làm bằng kim loại - Nguồn: Internet
Cái chậu thời Trung Cổ được làm bằng kim loại (Nguồn: Internet)

Khi họ đi vệ sinh xong, họ thường sẽ để nó trở lại gầm giường. Làm sạch các chậu trong buồng ngủ không phải là điều thường xuyên. Không có gì lạ khi mọi người đổ những thứ trong chậu ra khỏi cửa sổ và xuống sân bên dưới.

Chấy rận là một nỗi ám ảnh không có cách nào loại bỏ

Cả người giàu và người nghèo đều bị chấy rận. Họ không có cách nào để loại bỏ hết lũ chấy bọ khó chịu trên đầu. Những người giàu thậm chí sẽ cạo tóc và đội tóc giả để loại bỏ chúng.

Tuy nhiên, điều này là vô ích vì tóc giả được làm bằng tóc thật, những con chấy vẫn có thể sinh sôi nảy nở trong đó. Đôi khi, người ta bị ám ảnh chấy đến mức họ không bỏ mũ ra khi ăn vì sợ chấy sẽ rớt vào thức ăn.

Cảnh bắt chấy cho trẻ con vào thời Trung cổ - Nguồn: Internet
Cảnh bắt chấy cho trẻ con vào thời Trung Cổ (Nguồn: Internet)

Mưa không tốt cho các cống thoát nước

Việc mọi người đổ chất thải ra trước cửa nhà khiến những con đường trở nên kinh tởm và đầy rẫy bệnh tật. Khi trời mưa, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Mưa khiến đường phố bị ngập lụt - Nguồn: Internet
Mưa khiến đường phố bị ngập lụt (Nguồn: Internet)

Đường phố thường được làm bằng đất và đá cuội, có rãnh nước mưa ở giữa đường để tránh lũ lụt. Tuy nhiên, do người dân xả rác bừa bãi nên khi trời mưa, những rãnh thoát nước này sẽ tràn ra ngoài, kéo theo toàn bộ rác và chất thải của con người tràn ra đường.

Tắm thậm chí không thể giúp bạn sạch sẽ

Nếu bạn không có cuộc sống xa hoa trong một lâu đài thì cơ hội được tắm của bạn rất ít và dù bạn được tắm một lần thì đó cũng không phải là trải nghiệm thú vị nhất.

Người phụ nữ mặc trang phục cổ - Nguồn: Internet
Người phụ nữ mặc trang phục cổ (Nguồn: Internet)

Những người nghèo sẽ tắm chung với vô số người, sử dụng chung một bồn tắm và nước. Điều này tất nhiên sẽ khiến cơ thể họ không mấy sạch sẽ sau đó.

Vấn đề y tế và sức khỏe của những người sống trong lâu đài

Một phương thuốc đặc biệt trị hói đầu

Người đàn ông bị hói đầu - Nguồn: Internet
Người đàn ông bị hói đầu (Nguồn: Internet)

Hói đầu ở nam giới không phải là việc lạ lẫm vào thời bấy giờ. Vào thời Trung Cổ, có một phương pháp trị hói đầu chỉ dành cho những ai dám thử.

Trong một cuốn sổ tay y tế được viết vào thế kỷ 17, người ta dùng hỗn hợp phân gà hoặc phân chim bồ câu trộn với tro, dung dịch kiềm và bôi lên đầu để chữa hói đầu. Không rõ có bao nhiêu người đã thử qua công thức này nhưng chắc chắn nó đã không hiệu quả.

Việc khử trùng trong phẫu thuật là rất ít hoặc không có

Mặc dù đã có một mức độ y học và cách thức phẫu thuật trong thời Trung Cổ nhưng khái niệm về vi khuẩn và vi sinh vật vẫn chưa được biết đến. Việc phẫu thuật lúc bấy giờ thường dẫn đến cái chết của bệnh nhân.

Mặc dù khử trùng là một trong những thủ tục quan trọng nhất của bất kỳ cuộc phẫu thuật nào thời hiện đại, nhưng vào thời điểm đó, các bác sĩ không phải lúc nào cũng rửa tay hoặc thậm chí làm sạch thiết bị của họ trước khi thực hiện ca phẫu thuật.

Cảnh phẫu thuật mà không cần khử trùng - Nguồn: Internet
Cảnh phẫu thuật mà không cần khử trùng (Nguồn: Internet)

Mãi đến giữa những năm 1800, mọi người mới bắt đầu rửa tay sau khi bác sĩ người Hungary Ignaz Semmelweis phát hiện ra rằng bàn tay và dụng cụ sạch sẽ sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Phương pháp kinh khủng để giảm đau

Những người sống trong thời Trung Cổ không có kiến thức y học như chúng ta ngày nay, vì vậy khi nói đến các bệnh về tâm trí, mọi thứ đều trở nên mơ hồ với họ. “Trepanning” là một quá trình phẫu thuật để “chữa trị” cho những người mắc bệnh tâm thần, chứng đau nửa đầu, động kinh,…

Đó là việc khoan một lỗ vào hộp sọ để lộ màng ngoài của não, được cho là làm giảm áp lực trong não và chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân. Không có gì đáng ngạc nhiên, việc để bộ não tiếp xúc với sự bẩn thỉu của thế giới bên ngoài đã khiến nhiều người chết vì thủ thuật này.

Người châu Âu thời Trung cổ cho rằng đục sọ giúp chữa các bệnh về não - Nguồn: Internet
Người châu Âu thời Trung Cổ cho rằng đục sọ giúp chữa các bệnh về não (Nguồn: Internet)

Đổ máu được cho là cách để chữa lành mọi thứ

Trong thời kỳ Trung Cổ, một quy trình y tế cần thiết là lấy máu, quá trình lấy máu ra khỏi cơ thể một người để chữa bệnh. Máu có thể được lấy bằng cách rạch vào da và để máu chảy vào chậu, hoặc dùng những con đỉa để hút máu “bị ô nhiễm”.

Những con đỉa sẽ được đặt lên chỗ máu bầm, chúng sẽ ăn cho đến khi béo lên và rụng đi. Đôi khi, người ta thậm chí còn tự lấy máu, cho đến khi họ phát hiện việc lấy máu ra khỏi cơ thể không hề chữa được bệnh.

Lấy máu được xem là một phương pháo chữa bệnh - Nguồn: Internet
Lấy máu được xem là một phương pháo chữa bệnh (Nguồn: Internet)

Bệnh dịch hạch hoành hành

Những người sống trong thời Trung Cổ không ý thức được tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh nơi ở và nơi công cộng, bệnh dịch hạch và nhiều dịch bệnh khác là rất phổ biến và tàn khốc. Sống trong tình trạng bẩn thỉu thường xuyên và việc bảo quản thức ăn kém cùng vô số thứ khác đã dẫn đến bệnh tật triền miên.

Bệnh dịch hoành hành khắp mọi nơi - Nguồn: Internet
Bệnh dịch hoành hành khắp mọi nơi (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, một trong những thảm họa tàn khốc nhất là “Cái chết đen”, hoành hành từ năm 1347 đến 1351, giết chết một lượng lớn dân số châu Âu thời Trung Cổ. Tất nhiên, đây chỉ là một trong số rất nhiều căn bệnh quét qua châu Âu do việc vệ sinh kém, thực hành y tế sai lầm và mức sống tồi tệ.

Điểm đặc biệt trong kiến trúc của lâu đài

Cầu thang được xây dựng theo chiều kim đồng hồ

Trong hầu hết các lâu đài thời Trung Cổ, các cầu thang đều được xây dựng theo chiều kim đồng hồ. Đây không phải là ngẫu nhiên, mà là một hình thức phòng thủ. Lý do cho điều này là nếu kẻ thù tấn công, khi chúng đi lên cầu thang sẽ gặp khó khăn khi sử dụng kiếm bằng tay phải.

Mặt khác, những người đi xuống cầu thang để bảo vệ lâu đài sẽ có lợi thế khi vung vũ khí để chiến đấu.

Những sự thật đáng kinh ngạc về các lâu đài của giới quý tộc thời Trung Cổ ám ảnh ăn uống bí mật bí mật lâu đài thời trung cổ bí mật về các lâu đài bơi lội c vị chữa lành dễ chịu đặc biệt đồng hồ giảm đau khó chịu không gian kì lạ kiến trúc lâu đài lâu đài thời Trung cổ lâu đài trung cổ lối sống phẫu thuật phương pháp quý tộc Sạch sẽ sự thật sự thật thú vị sự thật thú vị về lâu đài sự thật về các lâu đài thời trung cổ sức khỏe thiết kế thời trung cổ Trung cổ vệ sinh
Cầu thang hình xoắn ốc (Nguồn: Internet)

Đừng bơi lội trong hào

Mặc dù mục đích chính của hào quanh lâu đài là để bảo vệ lâu đài khỏi những kẻ tấn công nhưng nó cũng giúp xử lý chất thải. Nhiều lâu đài thời Trung Cổ cũng sử dụng hệ thống ống dẫn nước có thể xả tất cả chất thải vào hào xung quanh – gọi là Garderobes.

Con hào bao quanh lâu đài - Nguồn: Internet
Con hào bao quanh lâu đài (Nguồn: Internet)

Hệ thống ống dẫn nước kéo dài bên ngoài các bức tường của lâu đài có thể mở ra để đổ vào hào. Vì vậy, nếu ai đó cố gắng vượt qua con hào, họ sẽ gặp phải điều tồi tệ và kinh khủng với nước thải hôi thối.

Con hào có thể ngăn chặn những kẻ đào hầm để xâm nhập vào lâu đài

Nhắc tới một lâu đài thời Trung Cổ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một con hào. Nó là một con mương lớn bao quanh lâu đài và chứa đầy nước. Những kẻ muốn xâm nhập sẽ gặp khó khăn trong việc trèo qua những bức tường cao lớn hay đào những đường hầm dưới hào. Việc đào hầm hầu như không thể thực hiện dưới nước, hơn nữa, những chiếc cọc sắc nhọn được giấu bên dưới con hào có thể đâm chết bất cứ ai bơi lội trong đó.

Hào lớn bao quanh lâu đài - Nguồn: Internet
Hào lớn bao quanh lâu đài (Nguồn: Internet)

Cổng lâu đài được thiết kế để ngăn chặn kẻ thù ở lối vào

Khi ai đó đang cố đột nhập vào một lâu đài, họ thường đi đến cổng trước. Đó là lý do tại sao cổng lâu đài rất quan trọng.

Cổng trước của lâu đài - Nguồn: Internet
Cổng trước của lâu đài (Nguồn: Internet)

Cổng được chế tạo một cách bền nhất có thể để kẻ thù không thể tiến vào. Bên cạnh đó, có nhiều bẫy cơ quan xung quanh cổng luôn sẵn sàng thả những vật nóng hoặc nặng để tấn công kẻ thù ngay ở đó.

Có những lối đi bí mật trong lâu đài để trốn thoát khỏi kẻ thù

Những căn phòng và lối đi bí mật đã tồn tại từ lâu và chúng đặc biệt cần thiết khi các lâu đài bị kẻ thù tấn công. Nếu kẻ thù bằng cách nào đó thành công vào được lâu đài thì một lối đi bí mật sẽ là tuyến phòng thủ cuối cùng của quốc vương hoặc lãnh chúa.

Một số căn phòng bí mật sẽ có lối vào được ngụy trang như một bức tường. Nhiều căn phòng sẽ có lối đi thông với bên ngoài để trốn thoát.

Lối đi bí mật trong lâu đài - Nguồn: Internet
Lối đi bí mật trong lâu đài (Nguồn: Internet)

Đọc thêm các bài viết có liên quan tại đây:

Xem thêm

Những sự thật thú vị về Halloween có thể bạn chưa biết

Ngày lễ ma quái từ lâu đã trở nên rất quen thuộc với rất nhiều người, nhất là với giới trẻ. Nhưng có những sự thật thú vị về Halloween bạn đã biết chưa? Nếu chưa, hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận