Chắc chắn ai cũng phải trả giá cho những sai lầm của mình, nhưng nếu không cẩn thận, cái giá mà bạn phải trả đôi khi sẽ vượt gấp ngàn lần so với mức độ lỗi lầm bạn gây ra. Đó chính xác là những gì đã xảy ra với những trường hợp dưới đây trên thế giới. Những sai sót xảy ra là vô cùng nhỏ, thực chất chỉ là những lỗi đánh máy trong lúc sơ ý như sai một chữ cái, một dấu phẩy, một dấu chấm trong những tờ hóa đơn, văn bản, email,… nhưng đã gây ra những thiệt hại khôn lường.

10. “Tropical fruit plant”

sai sót 1
Ảnh: internet

Vào năm 1872, một dấu phẩy sai vị trí đã gây tổn thất cho chính phủ Mỹ đến những 2 triệu đô la, theo mệnh giá hiện nay thì dấu phẩy đó đáng giá đến 35 triệu đô la. Lỗi đánh máy nhỏ nhặt đó “được” gây ra bởi Sở Thuế Hoa Kỳ, thay vì đưa ra văn bản cho phép miễn thuế đối với “cây ăn quả” (fruit plant), thì họ lại sử dụng “trái cây, cây trồng” (“fruit, plant”). Điều này có nghĩa là mọi loại trái cây và cây trồng đều được miễn đóng thuế trên đất nước Hoa Kỳ. Dĩ nhiên chính phủ Hoa Kỳ cuối cùng đã sửa chữa sai sót này, nhưng là phải đến hai năm thất thu thuế.

9. Thị trường chứng khoán Nhật Bản

sai sót 2
Ảnh: internet

Công ty Bảo An Nhật Bản Mizuho – một chi nhánh của ngân hàng lớn nhất đất nước này đã gặp tổn thất lên đến sáu chữ số chỉ vì lỗi đánh máy nhỏ nhặt vào năm 2005. Công ty đã vô tình áp mệnh giá cho 610,000 cổ phiếu chỉ có giá 1 yên mỗi cổ phiếu, thay vì trị giá 610,000 yên mỗi cổ phiếu. Và cũng không hề có ai để ý đến việc con số 610,000 cổ phiếu là con số ma, gấp 41 lần con số thực. Chỉ trong một ngày, công ty này đã mất đi đến khối tài sản khủng khiếp 250 triệu đô la, bằng với lượng thu nhập công ty đã kiếm được vào năm đó.

8. Chiếc vé máy bay hạng thương nhân

sai sót 3
Ảnh: internet

Vào năm 2006, hãng Hàng không Alitalia đã bất ngờ sai sót khi niêm yết giá vé hạng thương nhân chỉ có 39 đô la, thay vì 3900 đô la. Ngay lập tức 2000 vị khách nhanh trí đã chớp cơ hội hiếm có này và đặt cho mình chiếc vé giá hời. Khi Hãng hàng không cố gắng hạn chế tổn thất bằng cách hủy vé đặt, họ hứng chịu sự phản đối dữ dội của khách hàng. Không muốn bị mang tiếng xấu cho hãng, họ đành phải chấp nhận tổn thất và cho phép những chiếc vé có chủ được lên máy bay. Đó là một hành động nâng tầm danh tiếng về khoản quan hệ với khách hành, nhưng cái giá họ phải trả nằm ở khoảng 7,2 triệu đô la.

7. Chính phủ Anh

Một công ty ở Anh bất ngờ lâm vào tình thế đường cùng khi chính phủ Anh phạm một sai sót không đáng có trong văn bản. Thay vì tên của một công ty khác là “Taylor & Son Ltd” thì tên công ty của họ “Taylor & Sons Ltd” lại bị liệt vào danh sách những công ty đang trong quá trình thanh toán nợ để ngưng kinh doanh. Chỉ một chữ “s” dư thừa này đã khiến nhiều người nhầm lẫn giữa một công ty đang phá sản với một xưởng cơ khí ổn định và giàu mạnh.

sai sót 4
Ảnh: internet

Bỗng dưng, xưởng cơ khí này bị mất đi hàng loạt khách hàng, nguồn cung đầu vào của họ hủy hợp đồng và các nhà tài trợ rút lui khỏi các khoản ký kết. Hậu quả đáng buồn là công ty kinh doanh gia đình 134 năm tuổi này rơi vào phá sản, cùng 250 nhân viên bị mất việc chỉ 2 hai tháng sau. Biết được tổn thất của công ty là hậu quả trực tiếp từ sai sót của chính phủ, công ty Taylor & Sons Ltd đã khiếu kiện chính phủ và đòi được 14 triệu đô đền bù.

6. Mua và bán trên sàn chứng khoán

sai sót 5
Ảnh: internet

Vào thời điểm giữa năm 1993 và 1994, nhà môi giới chứng khoán Joan Pablo Davila mất trắng 206 triệu đô la trên sàn chứng khoán chỉ vì một sơ suất đánh máy không đáng có. Nhà môi giới này đã bất cẩn nhập những cổ phiếu của mình vào cột “Buy” (mua) thay vì cột “Sell” (bán) và lập tức phải trả giá 30 triệu đô. Nhận ra sai lầm đắt giá của mình, Davila tiến hành 5000 lượt mua bán với 23 nhà môi giới khác chỉ trong vòng 6 tháng, liều lĩnh đầu tư đến 1,8 triệu đô nhưng cuối cùng thu về lại tổn thất khủng khiếp 206 triệu đô la. Thậm chí ông còn phải nhận án 3 năm tù về sự thiếu minh bạch trong hành động của mình.

5. Trúng số có thưởng

sai sót 6
Ảnh: internet

Năm 2007, một đại lý bán xe hơi nảy ra ý tưởng thu hút khách hàng bằng cách phân phát những tờ vé số có thưởng cho người dân địa phương. Ý định ban đầu của họ là sẽ phát đi 50,000 vé nhưng chỉ có một vé trúng giải 1000 đô. Thật không may, đối tác thực hiện chiến dịch marketing của họ lại gây ra một sai lầm khi in ấn số vé thưởng. Họ đã vô tình in toàn bộ 50,000 đều dưới dạng vé trúng trị giá 1000 đô và như vậy có nghĩa là đại lý xe hơi kia phải chi trả đến 50 triệu đô. Nhưng thay vì bỏ tiền ra, họ công khai xin lỗi và hứa bù đắp lại bằng phiếu mua hàng trị giá 5 đô la tại Wall-mart.

4. Lockheed Martin

sai sót 7
Ảnh: internet

Khi công ty vũ khí Hoa Kỳ Lockheed Martin đồng ý thỏa thuận cung cấp máy bay vận tải với một lực lượng không quân không tiết lộ, hai bên đã ký kết với nhau một bản hợp đồng rất cụ thể. Hợp đồng nêu lên rằng bởi vì loại máy bay này cần được bảo hành hàng năm trời nên chi phí sử dụng máy bay sẽ tăng theo lạm phát. Không may rằng công thức tính ra thu nhập cho công ty Lockheed Martin lại bị sai sót chỉ ở một dấu phẩy sai vị trí, nhưng như vậy là đủ để gây ra tổn thất 70 triệu đô la cho họ và thực chất cũng bởi vì phía bên không lực vô danh kia đã không chịu sửa chữa sai sót đó.

3. Google

Cố ý đánh sai chính tả là một chiêu thức gây tranh cãi mà trong đó những người dùng sẽ cố tình đánh sai đi một chút cái tên của những trang web phổ biến có kết quả tìm kiếm cao nhất để tạo ra sự phân phối lại giá trị. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard vào năm 2001, hành động này có thể sinh lợi. Nguyên nhân là khi ai đó đánh sai tên của trang web chính gốc, và điều này xảy ra khoảng 0,7% tổng số lượt, họ thường sẽ được điều chuyển đến một địa chỉ trang web chứa đầy quảng cáo.

sai sót 8
Ảnh: internet

Khi quy ra những con số khác, những trang web “lỗi” này được viếng thăm đến 70 triệu lượt một ngày và như vậy khiến cho những trang web chính thống tổn thất một khoản tiền không nhỏ. Có một sự thật khó chấp nhận là chính Google là nguồn cung cấp phần lớn những trang web quảng cáo đó, vậy nên có thể ước tính rằng công cụ tìm kiếm lớn nhất hành tinh này kiếm được thu nhập khủng 500 triệu đô la mỗi ngày.

2. “Những trang vàng”

sai sót 9
Ảnh: internet

Vào năm 1988, một đại lý du lịch ở California đăng một quảng cáo về một tour du lịch mới của họ lên cuốn Yellow Pages với tựa đề “Erotic Travel” (nghĩa là “Du lịch Khiêu dâm”) trong khi thực tế cái tên đúng phải là “Exotic Travel” (“Du lịch Độc nhất”). Ngay lập tức, đại lý du lịch này mất đi danh tiếng vững chắc của mình, tổn thất đến 80% lượng khách hàng ổn định, và vô cùng chật vật trong việc tìm kiếm đơn đặt hàng mới ngoại trừ các cuộc gọi chơi xỏ và… những khách có “nhu cầu”. Bởi vì hãng Yellow Pages không chịu sửa chữa sai sót của mình nên đại lý du lịch khác đã đâm đơn kiện và chiến thắng với khoản đền bù 18 triệu từ Yellow Pages vì lỗi lơ đễnh.

1. Tên lửa NASA

Vào ngày 22/7/1967, NASA đã tổn thất tên lửa không gian trị giá tỷ đô Mariner I do đã phát nổ chỉ ít phút sau khi cất cánh. Nguyên nhân gây ra vụ nổ được xem là sai sót đánh máy nhỏ nhưng đắt giá nhất từng có trong lịch sử. Các nhà điều tra đã tuyên bố thảm họa xảy ra chỉ vì một dấu gạch nối đã bị thiếu đi trong các câu lệnh của phần mềm mệnh lệnh, dẫn đến một chuỗi các tín hiệu dẫn đường bị sai sót.

sai sót 10
Ảnh: internet

Trung tâm điều hành vụ phóng không còn cách nào khác ngoài việc cho phát nổ tên lửa nếu không nó sẽ đâm thẳng vào một khu dân cư đông đúc. Các áp lực từ phía các nhà chính trị được cho là nguyên nhân dẫn đến sự chuẩn bị vội vã và bất cẩn gây ra sai sót đó. Tên lửa không gian Mariner được xác định là đáng giá ở khoảng giữa 80 triệu đô và 150 triệu đô.

Xem thêm

Não bạn đang "tự động" làm 10 điều này mà bạn không hề biết đấy!

Bạn nghĩ bạn là người đang điều khiển não của bạn sao? Bạn nên nghĩ lại đi nhé vì bộ não của chúng ta thật sự thông minh và đáng sợ hơn nhiều lắm đấy! Bây giờ hãy cùng điểm qua những khả năng của não mà bạn thậm chí còn không biết nó có nữa nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận