Nếu bạn là người làm nghề truyền thông (hay còn được gọi là MarCom) và nắm trong tay các kỹ năng này, thì bạn không những mở ra nhiều cơ hội mà còn xoá bỏ những lầm tưởng về ngành mà bấy lâu nay chưa ai lý giải.
Lầm tưởng 1: Nghề truyền thông cần kỹ năng mềm, không cần kỹ năng cứng
Khi nói về nghề truyền thông, người ta thường có xu hướng coi nhẹ nhóm kỹ năng cứng và nhấn mạnh tầm quan trọng của nhóm kỹ năng mềm. Điều này không sai, nhưng sẽ không đủ nếu như chúng ta bỏ qua toàn bộ các kỹ năng cứng và tự tin bước vào nghề.
Nghề nào cũng vậy, các kỹ năng cứng là nhóm kỹ năng công cụ giúp bạn hiện thực hóa các ý tưởng, diễn đạt những giá trị và ý tưởng. Mặt khác, truyền thông là nghề nghiêng về khoa học xã hội. Thế nên, rất nhiều kỹ năng cần thiết của nghề vẫn còn trong vòng tranh cãi là kỹ năng cứng hay mềm. Ví dụ như nhóm kỹ năng ngôn ngữ.
Theo định nghĩa của trang Valamis:
- Kỹ năng cứng: Kỹ năng cho một hay một vài nhiệm vụ nhất định, có thể học trong trường lớp, và có thể cân đo đong đếm hay kiểm tra, thẩm định.
- Kỹ năng mềm: Kỹ năng có liên quan đến tính cách cá nhân, năng lực xã hội, khó có thể cân đo đong đếm hay thẩm định.
Nếu phân theo định nghĩa trên thì kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là kỹ năng cứng. Còn kỹ năng giao tiếp hay tạo cảm hứng sẽ là kỹ năng mềm. Ranh giới này mong manh nhưng dễ hiểu hơn nếu ta đặt vào giữa tính nhân văn trong sản phẩm.
Lầm tưởng 2: Người làm truyền thông giỏi là những người hoạt ngôn
Khi nhắc đến truyền thông, các kỹ năng mềm thường được xem là thiên phú (điều này không đúng, tôi sẽ giải thích trong phần sau), và chỉ những người giao tiếp tốt mới có thể làm các nghề của MarCom.
Nhưng như đã nói ở trên, kỹ năng nghe-nói là kỹ năng cứng. Mà kỹ năng cứng nào cũng có thể học được, dù là qua trường lớp hay các khóa học online. Hơn nữa trên thực tế, ngành truyền thông đòi hỏi bạn phải nghe nhiều hơn nói – một kỹ năng cứng người hướng nội đã thuần thạo từ lâu.
Tóm lại, người làm trong nghề truyền thông cần có những kỹ năng nào?
Tùy vào từng công ty, người làm MarCom sẽ có vai trò khác nhau trong việc lên chiến lược marketing. Ở một số công ty, họ đóng vai trò như một marketer – người xây dựng toàn bộ chiến lược marketing cho sản phẩm hay một chiến dịch quảng bá. Ở một số khác, họ là một phần của đội marketing, hỗ trợ các marketer trong việc đóng gói chiến lược và quảng bá trên các kênh. Nhưng dù ở vai trò nào, người làm MarCom cũng cần có kiến thức xây dựng chiến lược marketing đa kênh.
Tiếp theo đó là kỹ năng đọc-hiểu số liệu. Không chỉ thiết yếu với các quản lý truyền thông, kỹ năng này cũng rất quan trọng với các specialist. Dù là ở vị trí nào, đọc-hiểu và rút ra insight cũng sẽ giúp bạn trực tiếp định hướng các bước tiếp theo cho phần việc của mình.
Thêm nữa, năng lực diễn đạt còn hữu ích trong việc thể hiện mình, thể hiện năng suất làm việc, giúp bạn được công nhận và thăng tiến. Người làm truyền thông không nhất thiết phải là người hoạt ngôn. Nhưng họ trước nhất phải là người có kỹ năng diễn đạt. Bạn không cần trở thành một nhà diễn thuyết, nhưng nhất định bạn phải diễn đạt thoát ý, dễ hiểu.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
- Growth hacking trong kinh doanh là gì mà tưởng lạ nhưng hóa ra vô cùng quen thuộc?
- Cách bảo vệ danh tiếng thương hiệu trước những scandal
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!