Rau luộc là một món ăn đơn giản, dễ làm, dễ ăn và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết luộc rau sao cho đúng cách để vừa giữ được chất dinh dưỡng vừa loại bỏ được độc tố. Hãy cùng BlogAnChoi điểm danh những điều cần tránh khi chế biến món rau luộc nhé.

Chỉ cần rửa rau nhiều lần bằng nước?

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần rửa rau nhiều lần bằng nước là rau đã sạch. Thế nhưng cách này chỉ rửa sạch bụi bẩn bám bên ngoài, còn lượng hóa chất trong rau vẫn đọng lại. Do đó, phương pháp tối ưu nhất chính là sau khi rửa rau bằng nước sạch bạn nên ngâm vào chậu nước muối hoặc nước vo gạo. Điều này không chỉ loại bỏ các loại sinh vật còn bám sâu bên trong kẽ lá mà còn giúp đánh bật một phần hóa chất có trong rau.

Chỉ rửa rau bằng nước không thể loại bỏ các loại hóa chất (Nguồn Internet)
Chỉ rửa rau bằng nước không thể loại bỏ các loại hóa chất (Nguồn Internet)

Nhặt quá nhiều lá khi luộc rau?

Khi chế biến một số loại rau có nhiều lá như rau muống, rau khoai… nhiều người có thói quen nhặt hết lá để rau giòn hơn. Tuy nhiên việc này đã vô tình làm mất phần lớn lượng dinh dưỡng của rau, bởi trong lá rau chứa rất nhiều loại vitamin tốt cho cơ thể.

Nhặt hết lá sẽ khiến món ăn mất hết chất dinh dưỡng (Nguồn Internet)
Nhặt hết lá sẽ khiến món ăn mất hết chất dinh dưỡng (Nguồn Internet)

Đậy vung khi luộc rau?

Nhiều người có thói quen đậy vung khi luộc rau để giữ lại chất dinh dưỡng bên trong. Điều này hoàn toàn không sai nhưng nó chỉ áp dụng với những loại rau sạch. Hiện nay tình trạng thực phẩm bị tồn đọng lượng thuốc trừ sâu rất phổ biến thì việc làm này lại làm hại sức khỏe của người thân trong gia đình. Do đó trong quá trình luộc rau bạn nên mở vung ra để các chất độc hại theo hơi nước bay hết ra bên ngoài.

Không nên đậy vung khi luộc rau (Nguồn: Internet)
Không nên đậy vung khi luộc rau (Nguồn: Internet)

Không luộc rau ngay sau khi cắt?

Nhiều người có thói quen cắt rau sạch sẽ cho vào tủ lạnh nấu dần để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên rau củ một khi đã cắt nhỏ mà không chế biến ngay thì các chất dinh dưỡng bên trong sẽ bị mất gần hết. Khi ăn những loại rau này cơ thể không những chẳng hấp thụ được bất cứ loại vitamin nào mà còn tích trữ chất độc trong người. Vì vậy các bà nội trợ nên chế biến rau ngay sau khi sơ chế để đảm bảo chất lượng cho bữa cơm của gia đình nhé.

Nên chế biến ngay sau khi sơ chế (Nguồn: Internet)
Nên chế biến ngay sau khi sơ chế (Nguồn: Internet)

Luộc rau bằng lửa nhỏ?

Khi luộc rau bằng lửa nhỏ thời gian rau chín sẽ lâu hơn. Trong quá trình này rau sẽ bị mất đi một số loại vitamin quan trọng bên trong. Ngoài ra rau cũng sẽ bị ngả vàng, khi ăn cũng sẽ mất đi hương vị thơm ngon vốn có.

Không nên luộc rau bằng lửa nhỏ (Nguồn: Internet)
Không nên luộc rau bằng lửa nhỏ (Nguồn: Internet)

Không ăn ngay sau khi luộc rau?

Nhiều người do luộc rau nhiều ăn không hết đã bảo quản trong tủ lạnh để bữa cơm sau ăn tiếp. Điều này không chỉ làm món ăn mất ngon mà còn làm mất hết chất dinh dưỡng. Bởi theo nghiên cứu, thời gian rau luộc tiếp xúc với không khí càng lâu thì lượng vitamin sẽ mất đi càng nhiều. Đó là còn chưa kể lượng vi khuẩn trong không khí sẽ tích tụ lại trong rau gây hại cho cơ thể con người.

Trong trường hợp rau luộc thừa lại quá nhiều, các bà nội trợ không nên cất để ăn tiếp mà nên bỏ luôn. Để tránh lãng phí bạn nên ước lượng số rau chế biến trong bữa ăn một cách hợp lý, tránh luộc quá nhiều ăn không hết.

Tránh ăn lại rau thừa (Nguồn: Internet)
Tránh ăn lại rau thừa (Nguồn: Internet)

Luộc rau quá kỹ?

Một số người có thói quen luộc rau kỹ để khi ăn mềm hơn, tuy nhiên điều này sẽ khiến chất dinh dưỡng có trong rau bị mất đi. Do đó khi luộc rau bạn nên để lửa to và căn chỉnh thời gian hợp lý để vớt rau ra, tránh luộc lâu quá rau bị nát, màu bị ngả vàng ăn sẽ không ngon.

Nên bỏ ít muối khi luộc để rau được xanh hơn (Nguồn: Internet)
Nên bỏ ít muối khi luộc để rau được xanh hơn (Nguồn: Internet)

Một số mẹo nhỏ để luộc rau xanh

  • Mỗi loại rau có tính chất khác nhau nên thời gian luộc cũng khác nhau, không nên dùng một tiêu chuẩn chung để luộc tất cả các loại rau.
  • Nên bỏ một ít muối vào nước luộc rau để hương vị đậm đà và rau xanh hơn.
  • Tránh đảo rau quá nhiều lần khiến rau bị nát.
  • Đổ nước ngập hết phần rau luộc để rau không bị đen hay ngả vàng.
  • Sau khi rau chín vớt ra thả vào bát nước đá sẽ giúp rau vừa xanh vừa giòn.

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích trong cuộc sống nhé!

Xem thêm

7 loại trái cây tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp, giúp giảm viêm đau nhức hiệu quả

Đối với các bệnh về viêm như viêm khớp dạng thấp thì lựa chọn thực phẩm đúng cách cũng là một yếu tố giúp giảm triệu chứng viêm và đau nhức hiệu quả. Trong đó các loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có thể giúp làm dịu tình trạng viêm mà lại ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận